Nguyên nhân của các hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 81)

a. Nguyên nhân khách quan

- Lạm phát liên tục gia tăng

Sự gia tăng của lạm phát đã gây tâm lý lo sợ cho người dân về sự trượt giá của đồng tiền, mất sự tin tưởng vào đồng nội tệ. Kết quả là rất nhiều khách hàng của BIDV đã đến ngân hàng rút tiền để cất trữ tài sản dưới dạng ngoại tệ, vàng, bất động sản...làm quy mô huy động vốn của các ngân hàng nói chung ảnh hưởng đáng kể.

- Sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam

Hoạt động của thị trường chứng khoán có những tác động nhất định tới hoạt động huy động vốn của ngân hàng bởi đây là một thị trường vốn tương đối toàn diện, tạo lập và vận hành kênh huy động trung và dài hạn cảu nền kinh tế. Thị trường này phát triển sẽ thúc đẩy hoạt động huy động vốn của ngân hàng do làm tăng tính thanh kỏan của các công ty nợ do ngân hàng phát hành. Việc niêm yết cổ phiếu, trái phiếu tăng vốn của ngân hàng trên thị trường chứng khoán sẽ làm tăng tính hấp dẫn của chúng với nhà đầu tư, ngân hàng huy động vốn sẽ dễ dàng hơn.

Mặt khác, sự phát triển của thị trường chứng khoán cũng đồng nghĩa với việc quy mô huy động vốn trung, dài hạn của ngân hàng có xu hướng bị thu hẹp vì một lượng vốn này đương nhiên sẽ được công chúng, các tổ chức rút ra đầu tư trên thị trường chứng khoán thay vì để ở ngân hàng như trước. Tuy nhiên, hiện nay lượng vốn này vẫn nhỏ, chưa ảnh hưởng nhiều đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng.

- Hoạt động kinh doanh của BIDV chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi đặc điểm kinh tế - xã hội và sự thay đổi của môi trường kinh tế vĩ mô

Trong những năm qua, tình hình kinh tế trong nước và trên thế giới đang có nhiều biến động, nền kinh tế thế giới đang trong chuỗi ngày của thiên tai, nội chiến...xảy ra ở các nước đã ảnh hưởng đến phạm vi kinh tế toàn cầu. Những thay đổi liên tục trong giai đoạn ngắn về chính sách tiền tệ của NHNN như việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, quy định mức trần lãi suất...đã có tác động rất lớn đến hoạt động ngân hàng, buộc các ngân hàng phải thay đổi chiến lược hoạt động đã được hoạch đinh, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công tác huy động vốn cũng như tính chủ động trong hoạt động của các ngân hàng.

- Điều kiện thị trường và cạnh tranh

Hoạt động của Ngành ngân hàng tài chính nói riêng và của nền kinh tế Việt Nam nói chung ngày càng phải đối mặt với cạnh tranh và chấp nhận nó là một yếu tố không thể thiếu được của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng tài chính ở nước ta diễn ra ngày càng sôi động và dưới nhiều hình thức. Sự cạnh tranh không chỉ trong nội bộ hệ thống ngân hàng thông qua việc mở rộng. thành lập chi nhánh mới và tung ra nhiều hình thức gửi tiền với lãi suất và quà tặng hấp dẫn mà cũng có sự cạnh tranh giữa các ngân hàng với các định chế tài chính khác như công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm. công ty tài chính. tiết kiệm bưu điện…Nên ngoài việc phải cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại khác, BIDV Từ Sơn cũng không tránh khỏi sự cạnh tranh trên. BIDV Từ Sơn là chi nhánh thuộc sở hữu của nhà nước bên cạnh những lợi thế như có sự đảm bảo, hậu thuẫn và tạo điều kiện phát triển của nhà nước thì đồng thời phải có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước trong việc đưa ra chính sách huy động vốn.

Không những thế, chính sách của nhà nước còn chưa linh động đã ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của BIDV Từ Sơn. Chẳng hạn chính sách tiền lương chưa phù hợp với sự tăng liên tục của giá cả hàng hóa sinh hoạt và dịch vụ

thuế thu nhập cá nhân còn nhiều bất cập, tỷ lệ thấp nghiệp còn cao….đó làm ảnh hưởng đến tiêu dùng - tiết kiệm của nhân dân và doanh nghiệp. Mặt khác chính phủ phát hành trái phiếu, kỳ phiếu để huy động vốn để bù đắp thâm hụt ngân sách. Điều này cũng góp phần làm hạn chế khả năng huy động tiền gửi của khách hàng vào ngân hàng.

Cuối cùng, sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước ngày càng khắc nghiệt. Sức ép cạnh tranh của hệ thống ngân hàng trong nước nói chung và BIDV Việt Nam và Chi nhánh BIDV Từ Sơn nói riêng với ngân hàng liên doanh và ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Yếu tố “sân nhà” cũng như am hiểu tâm lý người Việt thường được đưa ra như lợi thế so sánh duy nhất giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên, có thể thấy rằng điều này không còn phù hợp trong nền kinh tế toàn cầu, đồng thời có nhiều lý do cho thấy người dân có vẻ thích ngân hàng ngoại hơn.

Thứ nhất, tâm lý nghi ngại về năng lực tài chính của các ngân hàng cũng như thực tế so sánh về vốn thì các ngân hàng trong nước vẫn chưa so sánh được với các ngân hàng ngoại, chưa kể tâm lý “sính ngoại” của một bộ phận người dân sẽ tiếp tục lan sang lĩnh vực ngân hàng.

Hai là, các ngân hàng nước ngoài cũng biết cách “địa phương hóa” khi xâm nhập vào bất kỳ quốc gia nào, chỉ cần đọc Slogan của HSBC Việt Nam là thấy rõ: “Ngân hàng toàn cầu, am hiểu địa phương” và cần nhớ rằng HSBC đã có mặt tại Việt Nam từ năm 1870, trong khi ngân hàng lâu đời nhất của Việt Nam cũng chỉ sinh nhật lần thứ 55, hoặc ANZ Việt Nam do một người phụ nữ Việt Nam làm tổng giám đốc và hầu hết nhân viên cũng là người Việt. Ngược lại là các ngân hàng nước ngoài cũng biết cách “địa phương hóa” khi xâm nhập vào bất kỳ các ngân hàng trong nước đang tính đến việc thuê người nước ngoài vào vị trí điều hành nhằm nâng cao trình độ quản lý, năng lực cạnh tranh.

Việc thâm nhập vào thị trường Việt Nam của các ngân hàng nước ngoài, cùng với ngày càng giảm dần sự ưu đãi của ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng thương mại quốc doanh trước yêu cầu của hội nhập kinh tế và thế giới đã làm cho hoạt động huy động vốn của BIDV Từ Sơn gặp khó khăn hơn trước. Không những thế sự cạnh tranh quyết liệt về lãi suất, các dịch vụ ưu đãi kèm theo, các chương trình khuyến mại của các ngân hàng đã làm thị phần huy động vốn của BIDV Từ Sơn giảm đi đáng kể.

b. Nguyên nhân chủ quan

- Việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn chưa triệt để

Mặc dù đã có sự thay đổi đáng kể trong việc phát triển các hình thức huy động vốn nhưng các hình thức huy động vốn truyền thống, đơn giản vẫn chiếm vai trò chủ đạo. Sản phẩm huy động vốn của ngân hàng còn mang tính đại trà cho tất cả các khách hàng. Trong thời gian qua, BIDV Từ Sơn cũng triển khai một số hình thức mới nhưng hiệu quả mang lại chưa cao do các ngân hàng khác cũng đưa ra các sản phẩm tương tự với lãi suất cạnh tranh hơn.

- Đội ngũ cán bộ nhân viên còn non trẻ thiếu kinh nghiệm, thiếu cán bộ đáp ứng tốc độ phát triển mạng lưới.

Cán bộ nhân viên trẻ, năng động, đào tạo bài bản, tinh thông ngoại ngữ nhưng do tuổi đời còn trẻ nên đội ngũ nhân viên này không tránh khỏi việc thiếu kinh nghiệm chuyên môn lẫn thực tế. Ban lãnh đạo trẻ tuy có đồng đều nhưng BIDV Từ Sơn chưa có nhà lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm.

- Mạng lưới các phòng giao dịch của BIDV Từ Sơn chủ yếu tập trung tại Thị xã Từ Sơn là trung tâm huyện Từ Sơn nên vấp phải cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn.

- Chính sách lãi suất chưa linh hoạt

Trong tình hình nền kinh tế luôn biến động, áp lực cạnh tranh huy động vốn ngày càng gia tăng, các ngân hàng thương mại khác đua nhau tăng lãi suất, khuyến mại, tiện ích sản phẩm thì chính sách lãi suất linh hoạt càng trở lên quan trọng. Các mức lãi suất mà BIDV đưa ra chưa thực sự nổi trội. Lãi suất, đặc biệt là lãi suất tiết kiệm được điều chỉnh nhưng chưa kịp thời và luôn đi chậm hơn so với các NHTM khác. Thực tế đã cho thấy, có rất nhiều khách hàng của BIDV đã rút tiền gửi tiết kiệm sang gửi tại các ngân hàng khác để được hưởng mức lãi suất cao hơn. Nếu ngân hàng không có những thay đổi hợp lý trong chính sách lãi suất thì việc thoái lui của khách hàng, đặc biệt là những khách hàng cá nhân truyền thống có số dư tiền gửi lớn, kỳ hạn dài là điều không thể tránh khỏi.

4.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỪ SƠN GIAI ĐOẠN 2016-2018

4.3.1. Các yếu tố khách quan

Năm 2018, tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước nói chung và địa bàn nói riêng vẫn đang có những khó khăn, khủng hoảng kinh tế vẫn ảnh hưởng nặng nề; hành lang pháp lý, các quy định còn chồng chéo, còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa có chế tài và thực thi quy định nghiêm minh. Thị trường tiền tệ cũng như nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng đã bão hòa và có xu hướng dịch chuyển sang các kênh đầu tư hiệu quả cao, thu hồi vốn nhanh hơn.

- Sự cạnh tranh về huy động vốn trong hệ thống ngân hàng rất gay gắt

Nhìn chung, hiện nay, các sản phẩm, dịch vụ huy động vốn của ngân hàng khá tương đồng. Các ngân hàng tìm lợi thế cạnh tranh bằng cách cung cấp nhiều hơn các giá trị gia tăng cho khách hàng, thông qua hàng loạt chính sách chăm sóc, ưu đãi, tặng thưởng… Do những hạn chế trong công tác triển khai các chính sách này, nên khả năng cạnh tranh của ngân hàng bị suy giảm.

- Tâm lý, sở thích của người gửi tiền

Người gửi tiền có tâm lý gửi ở các kỳ hạn ngắn hơn trung dài hạn, để chờ đợi sự biến động của lãi suất. Do đó quy mô tiền gửi ngắn luôn chiếm ưu thế so với trung dài hạn. Trong quá trình sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, khách hàng thường có sự so sánh với các ngân hàng khác. Do đó, những yếu kém về công nghệ công tin, thái độ phục vụ thiếu chuyên nghiệp của một bộ phận nhân viên.… đã làm ảnh hưởng không tốt đến uy tín thương hiệu của ngân hàng, khiến khách hàng kém mặn mà với các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

4.3.2. Các yếu tố chủ quan

Thứ nhất, chính sách lãi suất huy động vốn chưa linh hoạt

Công tác điều hành lãi suất của chi nhánh thường xuyên chịu sự điều tiết bởi các chính sách, quy định của ngành, của BIDV vì thế mặc dù rất cố gắng bám sát lãi suất huy động trên địa bàn, nhưng nhiều trường hợp công tác điều hành lãi suất tại chi nhánh chưa được linh hoạt. Nhiều khách hàng lớn, số dư nhiều tỷ đồng, có khả năng duy trì lâu dài, nhưng do lãi suất thực tế của chi nhánh thấp hơn các ngân hàng TMCP khác, nên chi nhánh không giữ chân được khách hàng. Ngoài ra, việc áp dụng lãi suất ưu đãi đối với các nhóm đối tượng khách hàng quan trọng và thân thiết còn chưa thường xuyên và thấp, nên số lượng khá lớn khách hàng đã chuyển sang gửi tiền tại ngân hàng khác để hưởng lãi suất thực cao hơn.

Thứ hai, chính sách tiếp thị, chăm sóc khách hàng chưa toàn diện

thiết, còn đối với nhóm khách hàng phổ thông còn quá sơ sài và không thường xuyên. Chính sách chăm sóc đối với khách hàng thân thiết và quan trọng đã khá đa dạng, nhưng mức độ cạnh tranh đôi khi còn yếu so với các ngân hàng khác.

Việc triển khai chính sách tiếp thị, chăm sóc khách hàng còn gặp nhiều khó khăn. Các đợt triển khai chính sách chăm sóc chủ yếu theo chỉ đạo chung của Hội sở chính, áp dụng trên toàn hệ thống BIDV. Hiện nay, chi phí để thực hiện công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng hoàn toàn do chi nhánh tự hạch toán, nên phụ thuộc nhiều vào khả năng cân đối tài chính của chi nhánh.

Ngoài ra, chi nhánh áp dụng gắn kết quả huy động vốn với đánh giá xếp loại hoàn thành nhiệm vụ đối với các tập thể, cá nhân, nhưng hoạt động chăm sóc khách hàng gửi tiền chủ yếu do cán bộ tiếp thị làm đầu mối thực hiện. Phần lớn các cán bộ này bị hạn chế về thông tin, thời gian để chăm sóc khách hàng, làm giảm hiệu quả huy động vốn.

Thứ ba, chất lượng nguồn nhân lực vừa thiếu và vừa yếu

Hiện tại, một cán bộ nhân viên phải kiêm nhiệm nhiều việc, vừa làm công tác chuyên môn nghiệp vụ, vừa phải dành thời gian để huy động, tìm kiếm khách hàng gửi tiết kiệm, dẫn đến việc tập trung để đi tìm kiếm khách hàng, thu hút khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu. Vì thế công tác tiếp thị khách hàng chủ yếu tập trung vào những cán bộ có năng lực khiến cho việc đã thiếu nguồn nhân lực thì càng trở nên thiếu hơn. Chi nhánh thiếu những cán bộ giỏi về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học cũng như khả năng thu thập, phân tích và xử lý thông tin, xử lý tình huống đa dạng trong giao dịch với khách hàng.

Ngoài ra, thái độ phục vụ của một số cán bộ giao dịch chưa ân cần, tận tình, chuyên nghiệp, nơi làm việc chưa gọn gàng, đôi khi tạo tâm lý khó chịu đối với khách hàng, không tư vấn được khách hàng gửi tiền cũng như sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.

Hiện nay, các ngân hàng TMCP rất chú trọng đến tuyển chọn nhân lực, trong đó đội ngũ giao dịch viên có trình độ, trẻ, đẹp, ân cần là tiêu chí hàng đầu, Đội ngũ này tạo nên bộ mặt của ngân hàng, và có tác động rất lớn đến tâm lý, đánh giá của khách hàng về ngân hàng. Xét về phương diện này. nguồn nhân lực làm hoạt động huy động vốn của BIDV Từ Sơn đang là điểm yếu mà ngân hàng cần nhanh chóng khắc phục.

Thứ tư, hệ thống cơ sở vật chất của ngân hàng còn yếu kém

Hệ thống cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị làm việc còn chưa đồng bộ, ví dụ như camera không sắc nét, vị trí lắp đặt chưa hợp lý, máy tính, phần mềm cài đặt, máy in văn bản. máy in sổ… không cùng hãng sản xuất hoặc khác seri… tạo khó khăn cho nhân viên trong tác nghiệp, mất thời gian khắc phục sửa chữa cũng như cài đặt chương trình; nơi làm việc của một số phòng giao dịch vẫn còn chật hẹp, không gian chưa thể hiện rõ thương hiệu của BIDV, chưa phù hợp và chưa tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ trong giao dịch với khách hàng.

Thứ năm, công tác đào tạo rất tích cực nhưng chưa có chiều sâu

Trong những năm qua thì việc đào tạo cán bộ luôn được BIDV Từ Sơn chú trọng. Tuy nhiên, đào tạo phải đi đôi với thực hành, việc liên tục chỉ đào tạo trên giấy khiến cho cán bộ nhân viên nhàm chán nên việc đào tạo trở thành công việc chống đối, do đó chất lượng đào tạo chưa cao. Bên cạnh đó, một số lớp học đào tạo còn lan man, chưa chú trọng tới tình hình thực tế tại chi nhánh, do vậy đội ngũ cán bộ không thể cập nhật kịp thời những kinh nghiệm, những nghiệp vụ mới để nâng cao trình độ chuyên môn.

Thứ sáu, hành lang quy định của Hội sở chính chưa phù hợp với tình hình thực tế tại Chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)