Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng phát triển huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát
4.1.4. Tính cân đối giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn
Một trong các tiêu chí khi đánh giá hiệu quả huy động vốn của ngân hàng là tính cân đối của cơ cấu nguồn vốn huy động, tiêu chí này được đánh giá qua ba khía cạnh sau:
Cân đối giữa số dư cho vay - đầu tư với tổng vốn huy động: tiêu chí này xem xét quy mô vốn huy động có đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư - cho vay của ngân hàng hay không?
-Cân đối giữa huy động và cho vay theo kỳ hạn: tiêu chí này xem xét việc huy động vốn với các kỳ hạn khác nhau có đáp ứng được với việc cho vay các kỳ hạn khác nhau hay không?
-Cân đối giữa huy động và cho vay theo loại tiền: tiêu chí này xem xét việc huy động vốn bằng nội tệ hay ngoại tệ có đáp ứng được nhu cầu cho vay bằng nội tệ hay ngoại tệ hay không?
Bảng 4.8. Sự cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn tại BIDV Từ Sơn giai đoạn 2016-2018 ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2016 (Tỷ đồng) 2017 (Tỷ đồng) 2018 (Tỷ đồng) So sánh (%) 2017/ 2016 2018/ 2017 1. Tổng VHĐ 2.316 2.731 2.740 117,9 100,3 2. Cho vay 3.000 3.384 3.385 112,8 100 3. dư nợ/ Huy động vốn(%) 129,5% 123,9% 123,5% - -
Bảng 4.8 cho thấy, cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn tại Chi nhánh không đồng đều. Cụ thể tổng vốn huy động năm 2017 tại Chi nhánh đạt 2.731 tỷ đồng tăng 17,9% so với năm 2016 nhưng đến năm 2018 tổng vốn huy động đạt 2.740 tỷ đồng tăng 0,3% so với năm 2017.
Về tăng trưởng tín dụng cũng vậy: Năm 2017 dư nợ tín dụng tại Chi nhánh đạt 3.384 tỷ đồng tăng 12,8% so với năm 2016 nhưng đến năm 2018 dư nợ là 3.385 tỷ đồng, tăng 1 tỷ so với năm 2017.
Tỷ lệ giữa dư nợ so với vốn huy động cao hơn 120% và có xu hướng tăng giảm nhỏ. Nhìn chung, đây là tỷ lệ cần cải thiện, cần hạn chế tối đa việc sử dụng vốn điều chuyển từ Hội sở chính, qua đó tự chủ phần nào trong việc huy động và cho vay trên địa bàn tỉnh, chi nhánh cần tìm kiếm kênh đầu tư hợp lý, lựa chọn các dự án hiệu quả, thu hồi vốn nhanh để tránh tình trạng thiếu vốn, giảm chi phí huy động, vừa tạo ra lợi nhuận.
Việc thông qua chỉ số hệ số sử dụng vốn huy động dùng cho vay, ta sẽ xem xét được tính cân đối giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn tại chi nhánh. Tại Chi nhánh tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động qua 3 năm không theo kịp tốc độ tăng trưởng sử dụng vốn và chưa đạt được tỷ lệ duy trì lý tưởng theo quy định của NHNN là 80%. Vì vậy trong quá trình phát triển để đảm bảo chất lượng tăng trưởng Chi nhánh cần cân đối hài hòa giữa tăng trưởng huy động vốn và tăng trưởng tín dụng.
-Nguồn vốn huy động không đáp ứng được nhu cầu tín dụng đồng nghĩa với việc ngân hàng phải đi vay vốn từ Hội sở chính để đảm bảo được nguồn vốn đáp ứng được nhu cầu vay. Tỷ lệ dư nợ vốn trên huy động càng cao, cho thấy lượng vốn huy động của ngân hàng vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu vay vốn phát sinh tại Chi nhánh Từ Sơn, các dự án trọng điểm của tỉnh Bắc Ninh. Tỷ lệ dư nợ so với huy động vốn chiếm hơn 100%, con số này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của Chi nhánh khá tốt nhưng để bù đắp phần thiếu hụt nguồn chi nhánh phải tiếp tục vay vốn từ Hội sở chính, qua đó chưa tự chủ được trong việc huy động và cho vay trên địa bàn tỉnh.
-Để phân tích sự phù hợp giữa cơ cấu huy động vốn và sử dụng vốn, ta xem xét tới khả năng đáp ứng nhu cầu vốn theo kỳ hạn tại chi nhánh giai đoạn 2016 -2018 qua bảng 4.9.
Bảng 4.9. Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn theo kỳ hạn ĐVT: Tỷ đồng ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2016 (Tỷ đồng) 2017 (Tỷ đồng) 2018 (Tỷ đồng) So sánh (%) 2017/ 2016 2018/ 2017 1. Tổng VHĐ 2.316 2.731 2.740 117,9 100,3 - Nguồn vốn ngắn hạn 1.391 2.074 1.945 149,1 93,8
- Nguồn vốn trung dài hạn 925 657 795 71 121
2. Tổng dƣ nợ tín dụng (TDN) 3.000 3.384 3.385 112,8 100
- Cho vay ngắn hạn 1.642 2.006 2.209 122,1 110,1
- Cho vay trung dài hạn 1.358 1.378 1.176 101,5 85,3
3. Cho vay ngắn hạn/TDN (%) 54,7 59,2 65,2 - -
4. Nguồn vốn ngắn hạn/ Cho
vay ngắn hạn (%) 82,2 92,9 85,5 - -
5. Cho vay trung dài hạn/TDN (%) 45,2 40,7 34,7 - -
6. nguồn vốn trung dài hạn/ Cho
vay trung dài hạn (%) 71,1 62,8 72,2 - -
Nguồn: Báo cáo kinh doanh chi nhánh BIDV Từ Sơn
- Bảng 4.9 cho thấy, nguồn vốn ngắn hạn tăng trưởng đều và đáp ứng đủ nhu cầu cho vay ngắn hạn của Chi nhánh, đặc biệt năm 2017 tỷ lệ đạt 92,9%. Điều này có nghĩa việc sử dụng vốn huy động ngắn hạn để cho vay ngắn hạn của BIDV Từ Sơn rất hiệu quả.
- Xét về huy động vốn trung và dài hạn so với cho vay trung và dài hạn tại chi nhánh cho thấy, chi nhánh huy động được nguồn vốn trung và dài hạn thấp, trong khi xu hướng cho vay trung và dài hạn tăng dần qua các năm. Từ năm 2013, sau khi NHNN tiếp tục áp dụng các biện pháp mạnh để khống chế trần lãi suất, mặt bằng lãi suất huy động giảm mạnh kéo theo mặt bằng lãi suất cho vay
giảm mạnh và ổn định. Bên cạnh đó lãi suất huy động dài hạn so với các ngân hàng khác thấp hơn nên nguồn vốn huy động này đã không thu hút được khách hàng gửi tiền. Trước tình hình đó, Dư nợ cho vay với kỳ hạn trung và dài hạn tăng lên theo các năm. Để đáp ứng nhu cầu vay trung và dài hạn cho khách hàng, chi nhánh đã sử dụng một phần huy động vốn ngắn hạn và vay của hội sở chính để cho vay trung và dài hạn. Theo quy định tại Thông tư 36/TT-NHNN, tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn tối đa là 60%. Đối với chi nhánh, nguồn vốn huy động ngắn hạn dưới 1 năm chiếm hơn 80%, còn dư nợ trung và dài hạn chiếm hơn 40%, do đó nguồn vốn huy động trung dài hạn tại chi nhánh không đáp ứng được nhu cầu cho vay trung dài hạn. Điều này cho thấy chi nhánh phải vay Hội sở chính BIDV đáng kể để cho vay trung dài hạn dẫn đến rủi ro thanh khoản của chi nhánh rất cao. Trong những năm tới chi nhánh cần áp dụng các biện pháp để phát triển huy động vốn cả ngắn, trung và dài hạn để tránh mất cân đối trong kỳ hạn huy động và cho vay, ảnh hưởng tới thanh khoản của Chi nhánh.