KHÁNG
4.2.1. Kết quả khảo sát ảnh hƣởng của môi trƣờng nuôi cấy đến sự phát triển của nấm đối kháng Trichoderma
4.2.1.1. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự phát triển của nấm Trichoderma harzianum
Bảng 4.6. Ảnh hƣởng của môi trƣờng nuôi cấy đến sự phát triển của nấm đối kháng Trichoderma harzianum
Ngày Môi trƣờng nuôi cấy nấm
WA PCA PDA
1 15,17 22,67 36,83
2 27,5 49,33 67,17
3 55,83 80,00 80,00
Hình 4.8. Ảnh hƣởng của môi trƣờng nuôi cấy đến sự phát triển của nấm đối kháng Trichoderma harzianum sau 3 ngày nuôi cấy
Nhìn vào bảng 4.6 cho thấy nấm Trichoderma harzianum phát triển rất mạnh trên môi trường PDA (Potato – Đường glucose – Agar), là môi trường giàu dinh dưỡng, đường kính tản nấm đạt 67,17 mm sau 2 ngày nuôi cấy và mọc kín
đĩa petri 80 mm sau 3 ngày nuôi cấy. Trên môi trường WA và PCA nấm vẫn phát triển nhưng tốc độ phát triển kém hơn. Sau 2 ngày nuôi cấy trên môi trường WA, đường kính tản nấm đạt 27,5 mm, trên môi trường PCA đường kính tản nấm đạt 49,33 mm. Môi trường WA là môi trường nghèo dinh dưỡng nên tốc độ phát triển của nấm rất chậm.
4.2.1.2. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự phát triển của nấm Trichoderma asperellum
Bảng 4.7. Ảnh hƣởng của môi trƣờng nuôi cấy đến sự phát triển của nấm đối kháng Trichoderma asperellum
Ngày
Môi trƣờng nuôi cấy nấm
WA PCA PDA
1 19,33 28,5 41,67
2 36,67 57,83 77,17
3 62,83 90,00 90,00
Ghi chú: Đường kính đĩa petri Ø 90mm
Hình 4.9. Ảnh hƣởng của môi trƣờng nuôi cấy đến sự phát triển của nấm đối kháng Trichoderma asperellum sau 3 ngày nuôi cấy
Nhìn vào bảng 4.7 cho thấy nấm Trichoderma asperellum phát triển rất mạnh trên môi trường PDA (Potato – Đường glucose – Agar), là môi trường giàu dinh dưỡng, đường kính tản nấm đạt 77,17 mm sau 2 ngày nuôi cấy và đạt 90 mm sau 3 ngày nuôi cấy. Trên môi trường WA và PCA nấm vẫn phát triển nhưng tốc độ phát triển kém hơn. Sau 2 ngày nuôi cấy trên môi trường WA, đường kính tản nấm đạt 36,67 mm, trên môi trường PCA đường kính tản nấm đạt 57,83 mm. Môi trường WA là môi trường nghèo dinh dưỡng nên tốc độ phát triển của nấm rất chậm.
Hình 4.10. Ảnh hƣởng của môi trƣờng nuôi cấy đến sự phát triển của nấm đối kháng Trichoderma asperellum
A: Tản nấm đối kháng Trichoderma asperellum nuôi cấy trên môi trường WA B: Tản nấm đối kháng Trichoderma asperellum nuôi cấy trên môi trường PCA C: Tản nấm đối kháng Trichoderma asperellum nuôi cấy trên môi trường PDA
4.2.2. Kết quả khảo sát ảnh hƣởng của pH đến sự phát triển của nấm đối kháng Trichoderma trên môi trƣờng PDA
4.2.2.1. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của pH đến sự phát triển của nấm đối kháng Trichoderma harzianum trên môi trường PDA
Bảng 4.8. Kết quả khảo sát ảnh hƣởng của pH đến sự phát triển của nấm
Trichoderma harzianum trên môi trƣờng PDA
pH
Đƣờng kính tản nấm (mm) sau các ngày nuôi cấy 1 ngày 2 ngày 3 ngày 4 18,83 57,67 80,00 5 21,17 61,50 80,00 6 22,50 60,67 80,00 7 19,67 58,83 80,00 8 17,17 55,33 80,00
Ghi chú: Đường kính đĩa petri Ø 80mm
Hình 4.11. Ảnh hƣởng của pH đến sự phát triển của nấm Trichoderma
harzianum trên môi trƣờng PDA sau 2 ngày nuôi cấy
Nhìn vào bảng 4.8 ta thấy đường kính tản nấm ở các mức pH không khác nhau nhiều, chỉ sau 3 ngày nấm đã mọc kín đĩa petri. Ở pH 5,6 đường kính tản nấm là lớn hơn và đường kính tản nấm ở pH 8 là nhỏ nhất. Như vậy, điều kiện pH từ 4-8 không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của nấm
4.2.2.2. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của pH đến sự phát triển của nấm đối kháng Trichoderma asperellum trên môi trường PDA
Bảng 4.9. Kết quả khảo sát ảnh hƣởng của pH đến sự phát triển của nấm
Trichoderma asperellum trên môi trƣờng PDA
pH Đƣờng kính tản nấm (mm) sau các ngày nuôi cấy 1 ngày 2 ngày 3 ngày
4 26,50 62,17 80,00
5 28,50 65,5 80,00
6 27,67 63,67 80,00
7 25,33 62,33 80,00
8 23,67 58,17 80,00
Ghi chú: Đường kính đĩa petri Ø 80mm
Hình 4.12. Ảnh hƣởng của pH đến sự phát triển của nấm Trichoderma
asperellum trên môi trƣờng PDA sau 2 ngày nuôi cấy
Nhìn vào bảng 4.9 ta thấy đường kính tản nấm Trichoderma asperellum ở
các mức pH không khác nhau nhiều, chỉ sau 3 ngày nấm đã mọc kín đĩa petri. Ở pH 5 đường kính tản nấm là lớn hơn và đường kính tản nấm ở pH 8 là nhỏ nhất, các mức pH còn lại tương đương nhau.
Như vậy, điều kiện pH từ 4-8 không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển
Hình 4.13. Ảnh hƣởng của pH đến sự phát triển của nấm Trichoderma
asperellum trên môi trƣờng PDA sau 3 ngày
4.3. KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM HIỆU LỰC ĐỐI KHÁNG CỦA NẤM ĐỐI KHÁNG KHÁNG
4.3.1. Kết quả hiệu lực ức chế nấm Neoscytalidium dimidiatum bằng nấm Trichoderma harzianum trong phòng thí nghiệm Trichoderma harzianum trong phòng thí nghiệm
Bảng 4.10. Hiệu lực ức chế của nấm Trichoderma harzianum đối với nấm
Neoscytalidium dimidiatum trên môi trƣờng PDA
Công thức
Đƣờng kính tản nấm (mm) sau các
ngày cấy HLUC (%) 1 2 3 CT1 T. harzianum 17,83 69,83 90,00 N. dimidiatum 5,33 68,83 90,00 CT2 T. harzianum 18,33 52,33 62,67 69,63 N. dimidiatum 0 10,33 27,33 CT3 T. harzianum 0 30,00 43,33 48,14 N. dimidiatum 6,67 52,00 46,67 CT4 T. harzianum 18,67 38,33 51,33 57,03 N. dimidiatum 6,33 43,33 38,67
Ghi chú: Đường kính đĩa petri Ø 90mm
CT1: Cấy riêng nấm Trichoderma harzianum và Neoscytalidium dimidiatum
CT2: Cấy nấm Trichoderma harzianum trước Neoscytalidium dimidiatum 24 giờ CT3: Cấy nấm Trichoderma harzianum sau Neoscytalidium dimidiatum 24 giờ
Qua bảng 4.10 ta thấy nấm đối kháng Trichoderma harzianum và nấm N.
dimidiatum ở công thức đối chứng tốc độ phát triển tương tự nhau. Ở công thức cấy nấm Neoscytalidium dimidiatum trước, nấm Neoscytalidium dimidiatum lấn át sự phát triển của nấm đối kháng ở ngày thứ 2 nhưng sự phát triển của 2 nấm là gần như tương đương ở ngày thứ 3. Ở công thức cấy cùng cả 2 loại nấm và cấy nấm đối kháng trước thì sau ngày thứ 2 và thứ 3 nấm Trichoderma harzianum phát triển
nhanh hơn và lấn át nấm Neoscytalidium dimidiatum, lấn át mạnh hơn ở công thức
cấy nấm đối kháng trước. Sau 5 ngày nuôi cấy nấm Trichoderma harzianum mọc
lấn át và ức chế nấm Neoscytalidium dimidiatum ở tất cả các công thức (Hình 4.14).
Hiệu lực ức chế của nấm Trichoderma harzianum đối với nấm
Neoscytalidium dimidiatum sau 3 ngày ở công thức cấy nấm gây bệnh trước là 48,18% thấp nhất, ở công thức xử lý đồng thời 2 nấm hiệu lực ức chế đạt 57,03%. Hiệu quả cao nhất là xử lý phòng trừ nấm đối kháng trước, hiệu lực đạt 69,63%.
Từ kết quả nghiên cứu trên ta thấy nấm đối kháng Trichoderma harzianum có
tác dụng ức chế tốt sự sinh trưởng phát triển của nấm Neoscytalidium dimidiatum
và hiệu quả cao nhất là khi được xử lý nấm đối kháng phòng bệnh trước.
Hình 4.14. Hiệu lực ức chế của nấm Trichoderma harzianum với sự sinh trƣởng phát triển của nấm Neoscytalidiumdimidiatum sau 5 ngày
- Cấy riêng nấm Trichoderma harzianum - Cấy riêng nấm Neoscytalidium dimidiatum
- Cấy nấm Trichoderma harzianum và Neoscytalidium dimidiatum đồng thời. - Cấy nấm Trichoderma harzianum trước Neoscytalidium dimidiatum 24 giờ - Cấy nấm Trichoderma harzianum sau Neoscytalidium dimidiatum 24 giờ
4.3.2. Kết quả hiệu lực ức chế nấm Neoscytalidium dimidiatum bằng nấm
Trichoderma asperellumtrong phòng thí nghiệm
Bảng 4.11. Hiệu lực ức chế của nấm Trichoderma asperellum đối với nấm Neoscytalidium dimidiatum trên môi trƣờng PDA
Công thức
Đƣờng kính tản nấm (mm) sau các
ngày cấy HLUC (%) 1 2 3 CT1 T. asperellum 41,83 80,00 80,00 N. dimidiatum 12,83 63,17 80,00 CT2 T. asperellum 37,67 54,00 58,33 72,91 N. dimidiatum 0 9,67 21,67 CT3 T. asperellum 0 24,33 32,33 40,41 N. dimidiatum 10,33 46,00 47,67 CT4 T. asperellum 25,00 49,67 52,33 65,41 N. dimidiatum 9,33 30,33 27,67
Ghi chú: Đường kính đĩa petri Ø 80mm
CT1: Cấy riêng nấm Trichoderma asperellum và Neoscytalidium dimidiatum
CT2: Cấy nấm Trichoderma asperellum trước Neoscytalidium dimidiatum 24 giờ CT3: Cấy nấm Trichoderma asperellum sau Neoscytalidium dimidiatum 24 giờ CT4: Cấy nấm Trichoderma asperellum và Neoscytalidium dimidiatum đồng thời
Hình 4.15. Hiệu lực ức chế của nấm Trichoderma asperellum với sự sinh trƣởng phát triển của nấm Neoscytalidiumdimidiatum sau 5 ngày
– Cấy riêng nấm Trichoderma asperellum – Cấy riêng nấm Neoscytalidium dimidiatum
– Cấy nấm Trichoderma asperellum và Neoscytalidium dimidiatum đồng thời - Cấy nấm Trichoderma asperellum trước Neoscytalidium dimidiatum 24 giờ
Qua bảng 4.11 ta thấy nấm đối kháng Trichoderma asperellum phát triển
nhanh hơn nấm Neoscytalidium dimidiatum ở công thức đối chứng. Ở các công
thức thí nghiệm khác nấm được nuôi cấy trước sẽ lấn át sự phát triển của nấm cấy sau. Ở công thức cấy cùng cả 2 loại nấm thì sau ngày thứ 2 và thứ 3 nấm
Trichoderma asperellum phát triển nhanh hơn và lấn át nấm Neoscytalidium dimidiatum , đường kính tản nấm của Trichoderma asperellumlà 52,33 mm, nấm
Neoscytalidium dimidiatum là 27,67 mm ở ngày thứ 3. Sau 5 ngày nuôi cấy nấm
Trichoderma asperellum mọc lấn át và ức chế nấm Neoscytalidium dimidiatum ở tất cả các công thức (Hình 4.15).
Hiệu lực ức chế của nấm Trichoderma asperellum đối với nấm
Neoscytalidium dimidiatum sau 3 ngày ở công thức cấy nấm gây bệnh trước là 40,41% thấp nhất, ở công thức xử lý đồng thời 2 nấm hiệu lực ức chế đạt 65,41%. Hiệu quả cao nhất là xử lý phòng trừ nấm đối kháng trước, hiệu lực đạt 72,91%.
Từ kết quả nghiên cứu trên ta thấy nấm đối kháng Trichoderma asperellum có
tác dụng ức chế tốt sự sinh trưởng phát triển của nấm Neoscytalidium dimidiatum
và hiệu quả cao nhất là khi được xử lý nấm đối kháng phòng bệnh trước.
4.3.3. Khảo sát hiệu lực ức chế của các hoạt chất sinh học đƣợc tiết ra trong quá trình sinh trƣởng và phát triển của nấm Trichoderma asperellum đối với
nấm Neoscytalidium dimidiatum
Thí nghiệm 1 :
Dịch nuôi nấm Trichoderma asperellum đƣợc lọc qua giấy lọc, cho vào môi trƣờng PDA theo tỷ lệ từng công thức thí nghiệm, không hấp khử trùng
dịch nấm đối kháng sau lọc. Mỗi đĩa petri chứa tổng 10ml hỗn hợp môi trƣờng và dịch nuôi nấm đối kháng.
CT1: Đối chứng - Cấy nấm Neoscytalidium dimidiatum trên môi trường PDA
CT2: Cấy nấm Neoscytalidium dimidiatum trên môi trường chứa 90%
PDA + 10% dd nấm Trichoderma asperellum
CT3: Cấy nấm Neoscytalidium dimidiatum trên môi trường chứa 70%
PDA + 30% dd nấm Trichoderma asperellum
CT4: Cấy nấm Neoscytalidium dimidiatum trên môi trường chứa 50%
PDA + 50% dd nấm Trichoderma asperellum Ngày thứ 5 xuất hiện nấm đối
kháng mọc trên môi trường đĩa. Kết quả thu được ở bảng 4.12 và biểu thị trên đồ thị hình 4.16.
Bảng 4.12. Kết quả hiệu lực ức chế của các hoạt chất sinh học đƣợc tiết ra trong quá trình sinh trƣởng và phát triển của nấm Trichoderma asperellum
đối với nấm Neoscytalidium dimidiatum
Ngày sau cấy Đƣờng kính tản nấm
CT1 CT2 CT3 CT4 1 6,33 0 0 0 2 19,17 5,50 0 0 3 31,50 8,33 5,83 5,67 4 57,33 12,50 6,50 6,00 5 80,00 17,17 6,50 6,00
Ghi chú: Đường kính đĩa petri Ø 80mm
Hình 4.16. Đƣờng kính tản nấm của nấm Neoscytalidium dimidiatum ở các công thức thí nghiệm với các nồng độ hoạt chất sinh học của nấm đối kháng
Trichoderma asperellum khác nhau 5 ngày sau cấy
Từ kết quả thí nghiệm 1 thể hiện trong bảng 4.12, dịch nấm đối kháng
Trichoderma asperellum được lọc nhưng không hấp khử trùng, sau 5 ngày nuôi cấy xuất hiện nấm đối kháng Trichoderma asperellum mọc trên môi trường đĩa thí
nghiệm. Như vậy, dịch nấm đối kháng Trichoderma asperellum không được hấp
khử trùng ức chế nấm gây bệnh Neoscytalidium dimidiatum bằng cả cơ chế cạnh
tranh dinh dưỡng và hoạt chất sinh học do nấm đối kháng tiết ra trong quá trình phát triển. Sau 5 ngày nuôi cấy, công thức 4 - thí nghiệm chứa 50% dịch nấm đối kháng
Trichoderma asperellum tản nấm bệnh đạt đường kính 6,0 mm; chậm hơn nhiều so với đường kính 80 mm ở công thức đối chứng cấy nấm bệnh trên môi trường PDA. Hiệu quả ức chế nấm bệnh tăng khi tăng nồng độ dịch nấm đối kháng.
Thí nghiệm 2 :
Dịch nuôi nấm Trichoderma asperellum đƣợc lọc qua giấy lọc, cho vào môi trƣờng PDA theo tỷ lệ từng công thức thí nghiệm, hấp khử trùng dịch nấm đối kháng sau lọc. Mỗi đĩa petri chứa tổng 10ml hỗn hợp môi trƣờng và dịch
nuôi nấm đối kháng.
CT1: Đối chứng - Cấy nấm Neoscytalidium dimidiatum trên môi trường PDA
CT2: Cấy nấm Neoscytalidium dimidiatum trên môi trường chứa 90%
PDA + 10% dd nấm Trichoderma asperellum
CT3: Cấy nấm Neoscytalidium dimidiatum trên môi trường chứa 70%
PDA + 30% dd nấm Trichoderma asperellum
CT4: Cấy nấm Neoscytalidium dimidiatum trên môi trường chứa 50%
PDA + 50% dd nấm Trichoderma asperellum
Kết quả thể hiện ở bàng 4.13, đồ thị 4.17 và hình 4.18.
Bảng 4.13. Kết quả hiệu lực ức chế của các hoạt chất sinh học đƣợc tiết ra trong quá trình sinh trƣởng và phát triển của nấm Trichoderma asperellum
đối với nấm Neoscytalidium dimidiatum
Ngày sau cấy Đƣờng kính tản nấm
CT1 CT2 CT3 CT4 1 13,17 8,33 7,00 6,67 2 27,50 13,50 10,17 8,00 3 62,33 19,67 12,83 10,67 4 80,00 26,17 20,33 17,17 5 80,00 35,67 31,00 26,33 6 80,00 39,50 33,67 29,83
Hình 4.17. Đƣờng kính tản nấm của nấm Neoscytalidium dimidiatum ở các công thức thí nghiệm với các nồng độ hoạt chất sinh học của nấm đối kháng
Trichoderma asperellum khác nhau 4 ngày sau cấy
(a) (b)
(c) (d)
Hình 4.18. Kết quả hiệu lực ức chế của dịch nuôi nấm Trichoderma
asperellum đƣợc lọc qua giấy lọc, hấp khử trùng dịch nấm đối kháng sau lọc
(a) – CT1 ; (b) – CT2 ; (c) – CT3 ;
Từ bảng 4.13, dịch nấm đối kháng Trichoderma asperellum được lọc và hấp khử trùng nên chỉ ức chế nấm gây bệnh Neoscytalidium dimidiatum bằng hoạt chất sinh học tiết ra trong quá trình phát triển. Sau 4 ngày nuôi cấy, ở công
thức 4 - thí nghiệm chứa 50% dịch nấm đối kháng Trichoderma asperellum tản
nấm bệnh đạt đường kính 17,17 mm; chậm hơn nhiều so với đường kính 80 mm ở công thức đối chứng cấy nấm bệnh trên môi trường PDA. Hiệu quả ức chế nấm bệnh tăng khi tăng nồng độ dịch nấm đối kháng.
Hiệu quả ức chế nấm gây bệnh Neoscytalidium dimidiatum của nấm đối
kháng Trichoderma asperellum ở thí nghiệm 1 (không hấp khử trùng dịch nấm đối kháng) mạnh hơn thí nghiệm 2 (hấp khử trùng dịch nấm đối kháng) do tồn tại bào tử nấm đối kháng Trichoderma asperellum phát triển và ức chế nấm bệnh bằng cơ chế cạnh tranh dinh dưỡng.
Qua kết quả bảng 4.12 và bảng 4.13 có thể kết luận : Hoạt chất sinh học
do nấm đối kháng Trichoderma asperellum tiết ra trong quá trình sinh trưởng và
phát triển có tác dụng ức chế sự phát triển của nấm Neoscytalidium dimidiatum
gây bệnh đốm nâu thanh long.
4.3.4. Khảo sát hiệu lực ức chế của các hoạt chất sinh học đƣợc tiết ra trong quá trình sinh trƣởng và phát triển của nấm Chaetomium đối với nấm
Neoscytalidium dimidiatum Thí nghiệm 1 :
Dịch nuôi nấm Chaetomium sp. được lọc qua giấy lọc, cho vào môi
trường PDA theo tỷ lệ từng công thức thí nghiệm, không hấp khử trùng dịch nấm đối kháng sau lọc. Mỗi đĩa petri chứa tổng 10ml hỗn hợp môi trường và dịch nuôi nấm đối kháng.
CT1: Đối chứng - Cấy nấm Neoscytalidium dimidiatum trên môi
trường PDA
CT2: Cấy nấm Neoscytalidium dimidiatum trên môi trường chứa 90%
PDA + 10% dd nấm Chaetomium sp.
CT3: Cấy nấm Neoscytalidium dimidiatum trên môi trường chứa 70%
PDA + 30% dd nấm Chaetomium sp.
CT4: Cấy nấm Neoscytalidium dimidiatum trên môi trường chứa 50%
Ngày thứ 5 xuất hiện nấm đối kháng mọc trên môi trường đĩa. Kết quả thí nghiệm thể hiện ở bảng 4.14 và đồ thị 4.19.
Bảng 4.14. Kết quả hiệu lực ức chế của các hoạt chất sinh học đƣợc tiết ra trong quá trình sinh trƣởng và phát triển của nấm Chaetomium sp. đối với
nấm Neoscytalidium dimidiatum
Ngày sau cấy Đƣờng kính tản nấm
CT1 CT2 CT3 CT4 1 6,33 0 0 0 2 19,17 6,17 5,33 0 3 31,50 8,33 6,17 5,83 4 57,33 15,17 7,50 6,00 5 80,00 20,83 7,67 6,50
Ghi chú: Đường kính đĩa petri Ø 80mm
Hình 4.19. Đƣờng kính tản nấm của nấm Neoscytalidium dimidiatum ở các công thức thí nghiệm với các nồng độ hoạt chất sinh học của nấm đối kháng
Chaetomium sp. khác nhau 5 ngày sau cấy
Từ kết quả thí nghiệm 1 thể hiện trong bảng 4.14, dịch nấm đối kháng
Chaetomium sp. được lọc nhưng không hấp khử trùng, sau 5 ngày nuôi cấy xuất