Kết quả điều tra mức độ bệnh đốm nâu thanh long Neoscytalidium

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phòng chống nấm neoscytalidium dimidiatum gây bệnh đốm nâu thanh long bằng nấm chaetomium và nấm trichoderma (Trang 46)

ĐỐM NÂU THANH LONG

4.1.1. Kết quả điều tra mức độ bệnh đốm nâu thanh long Neoscytalidium dimidiatum dimidiatum

Để tiến hành theo dõi diễn biến bệnh đốm nâu do nấm Neoscytalidium dimidiatum gây ra chúng tôi tiến hành điều tra tại một số địa điểm thuộc tỉnh

Bình Thuận và Quảng Ninh kết quả thu được trong bảng 4.1.

Bảng 4.1. Mức độ bệnh đốm nâu thanh long năm 2016 – 2017

Địa điểm Triệu chứng Bộ phận bị hại Tỷ lệ bệnh (%)

Hàm Thuận Nam Đốm nâu Thân, quả 70,3 Hàm Thuận Bắc Đốm nâu Thân, quả 54,9

Quảng Yên Loét thân Thân 17,8

Uông Bí Loét thân Thân 15,5

Số liệu điều tra phối hợp cùng với các cán bộ của Trung tâm khuyến nông, bảo vệ thực vật của tỉnh Bình Thuận và Quảng Ninh.

Từ bảng 4.1 ta thấy tại tỉnh Bình Thuận bệnh đốm nâu thanh long gây hại nặng, bệnh chủ yếu gây ra các vết đốm nâu trên thân và quả, tỷ lệ bệnh ở Hàm Thuận Bắc là (70,3%) cao hơn Hàm Thuận Nam (54,9%) và là bệnh hại chính trên cây thanh long. Tại Quảng Yên và Uông Bí (Quảng Ninh) bệnh đốm nâu chủ yếu gây loét thân và gây hại ở mức độ thấp hơn, tỷ lệ bệnh là 17,8% ở Quảng Yên và 15,5% ở Uông Bí. Như vậy, tỷ lệ bệnh đốm nâu gây hại ở Bình Thuận cao gấp 3 – 4 lần ở Quảng Ninh.

Ở Bình Thuận, bệnh gây hại tạo vết đốm nâu cả trên thân và quả thanh long làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả thanh long, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng xuất khẩu đi các thị trường lớn.

Ở khu vực phía Nam do diện tích trồng thanh long lớn, điều kiện thời tiết nóng ẩm rất thích hợp cho bệnh đốm nâu thanh long phát triển nên bệnh gây hại nặng trên diện hơn rộng và dễ phát sinh thành dịch. Ở khu vực phía Bắc nhiệt độ trung bình năm thấp hơn nên bệnh không gây hại nặng.

4.1.2. Kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái của nấm Neoscytalidium dimidiatum dimidiatum

Hình 4.2. Triệu chứng bệnh đốm nâu do nấm Neoscytalidium dimidiatum gây ra trên cây thanh long

Nguồn nấm thuần sau khi phân lập từ mẫu nhiễm bệnh ở tỉnh Bình Thuận, chúng tôi tiến hành nuôi cấy trên môi trường PDA và quan sát đặc điểm phát triển (đường kính tản nấm, đặc điểm hình thái của tản nấm) sau 5 ngày ở nhiệt độ phòng 25-28oC.

Nấm Neoscytalidium dimidiatum gây bệnh đốm nâu thanh long phát triển nhanh trên môi trường PDA, đường kính tản nấm đạt 90mm sau 3 ngày nuôi cấy; tản nấm tròn, xốp, màu xám đen.

Bảng 4.2. Đặc điểm tản nấm Neoscytalidium dimidiatum gây bệnh đốm nâu thanh long trên môi trƣờng PDA

Ngày sau cấy Đƣờng kính tản nấm (mm) Đặc điểm hình thái tản nấm 1 21,17 Tròn, xốp, màu trắng 2 46,83 Tròn, xốp, màu xám nhạt 3 90,00 Tròn, xốp, màu xám nhạt 4 90,00 Tròn, xốp, màu xám đen 5 90,00 Tròn, xốp, màu xám đen

Hình 4.3. Sự phát triển của nấm Neoscytalidium dimidiatum trên môi trƣờng PDA sau 5 ngày nuôi cấy

Qua bảng 4.2 ta nhận thấy, sau cấy 1-2 ngày, tản nấm có màu trắng, sau đó chuyển sang màu xám nhạt ở ngày thứ 3 nuôi cấy trên môi trường PDA. Tản nấm chuyển sang màu xám đen ở ngày thứ 4-5 nuôi cấy, tản nấm phát triển dày, xốp.

4.1.3. Sự phát triển của nấm Neoscytalidium dimidiatum trên các môi trƣờng sau 5 ngày nuôi cấy

Môi trường nuôi cấy cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm

Neoscytalidium dimidiatum trong điều kiện invitro. Chúng tôi tiến hành nuôi cấy nấm Neoscytalidium dimidiatum trên 3 môi trường WA, PCA, PDA sau 5 ngày thu được ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Đƣờng kính (mm) tản nấm Neoscytalidium dimidiatum trên các môi trƣờng sau 5 ngày nuôi cấy

Ngày

Môi trƣờng nuôi cấy nấm

WA PCA PDA 1 11,33 13,83 19,17 2 19,17 38,17 41,83 3 41,33 88,17 90,00 4 61,00 90,00 90,00 5 85,50 90,00 90,00

Ghi chú: Đường kính đĩa petri Ø 90mm

Nhìn vào bảng 4.3 cho thấy nấm Neoscytalidium dimidiatum phát triển rất

mạnh trên môi trường PDA (Potato – Đường glucose – Agar) là môi trường giàu dinh dưỡng, đường kính tản nấm đạt 41,83 mm sau 2 ngày nuôi cấy và đạt 90 mm sau 3 ngày nuôi cấy. Trên môi trường WA và PCA nấm vẫn phát triển nhưng tốc độ phát triển kém hơn. Sau 2 ngày nuôi cấy trên môi trường WA, đường kính tản nấm đạt 19,17 mm, trên môi trường PCA đường kính tản nấm đạt 38,17 mm. Môi trường WA là môi trường nghèo dinh dưỡng nên tốc độ phát triển của nấm rất chậm.

Hình 4.4. Sự phát triển của nấm Neoscytalidium dimidiatum trên môi trƣờng WA, PCA, PDA sau 3 ngày nuôi cấy

Hình 4.5. Ảnh hƣởng của môi trƣờng nuôi cấy đến sự phát triển của nấm

Neoscytalidium dimidiatum

A: Tản nấm Neoscytalidium dimidiatum nuôi cấy trên môi trường WA B: Tản nấm Neoscytalidium dimidiatum nuôi cấy trên môi trường PCA C: Tản nấm Neoscytalidium dimidiatum nuôi cấy trên môi trường PDA

4.1.4. Kết quả khảo sát ảnh hƣởng của pH đến sự phát triển của nấm

Neoscytalidium dimidiatum trên môi trƣờng PDA

Bảng 4.4. Kết quả khảo sát ảnh hƣởng của pH đến sự phát triển của

nấm Neoscytalidium dimidiatum trên môi trƣờng PDA

pH Đƣờng kính tản nấm (mm) sau các ngày nuôi cấy 1 ngày 2 ngày 3 ngày 4 ngày

4 13,17 39,67 51,50 77,50

5 14,33 36,50 53,17 80,00

6 21,67 75,50 80,00 80,00

7 19,83 80,00 80,00 80,00

Hình 4.6. Ảnh hƣởng của pH đến sự phát triển nấm Neoscytalidium

dimidiatum sau 2 ngày nuôi cấy

Nhìn vào bảng 4.4 ta thấy sự phát triển của nấm Neoscytalidium

dimidiatum ở pH 6,7,8 tốt hơn so với các mức pH 4,5. Ở pH 7 chỉ sau 2 ngày là nấm đã mọc kín đĩa petri. Đối với pH 8 sau 2 ngày đường kính tản nấm là 73,83 mm, pH 6, đường kính tản nấm sau 2 ngày nuôi cấy đạt được là 75,50 mm, pH 4 là 39,67 mm, pH 5 là 36,50 mm. Như vậy, điều kiện pH thích hợp cho nấm

Neoscytalidium dimidiatum phát triển nằm trong khoảng pH 6 – 8.

4.1.5. Ảnh hƣởng của nhiệt độ đến sự phát triển của nấm

Neoscytalidium dimidiatum

Bảng 4.5.Ảnh hƣởng của nhiệt độ đến sự phát triển của nấm Neoscytalidium dimidiatum

Nhiệt độ(o

C)

Đƣờng kính tản nấm (mm)sau các ngày nuôi cấy

1 ngày 2 ngày 3 ngày 4 ngày 5 ngày

15 0 12,83 22,17 61,50 78,83

20 13,00 33,33 83,67 90,00 90,00

25 18,50 62,33 90,00 90,00 90,00

30 35,17 90,00 90,00 90,00 90,00

Hình 4.7. Ảnh hƣởng của nhiệt độ đến sự phát triển của nấm N. dimidiatum

sau 2 ngày nuôi cấy

Qua bảng 4.5 ta thấy nấm Neoscytalidium dimidiatum có thể phát triển được ở điều kiện nhiệt độ trong khoảng từ 15-35oC, và phát triển tốt trong

khoảng nhiệt độ 25-35oC. Nấm Neoscytalidium dimidiatum phát triển tốt nhất ở

nhiệt độ 30-35oC, sau 2-3 ngày nuôi cấy trên môi trường PDA đường kính tản

nấm là 90mm ở 30oC.

Từ kết quả trên cho thấy nấm Neoscytalidium dimidiatum phát triển tốt trong điều kiện mùa hè ở nước ta với nền nhiệt trung bình cao, điều kiện thời tiết nóng ẩm. Ở một số tỉnh phía Nam như Bình Thuận, Tiền Giang, Long An có nhiệt độ trung bình năm cao và ổn định và đặc biệt có một mùa mưa ẩm rất thuận

lợi cho nấm Neoscytalidium dimidiatum phát sinh phát triển thành dịch bệnh. Ở

một số vùng trồng thanh long khác ở khu vực phía Bắc như Ninh Bình, Quảng Ninh và một số vùng trồng với diện tích nhỏ khác nhiệt độ trung bình năm thấp hơn nên khó hình thành dịch bệnh.

4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA NẤM ĐỐI KHÁNG KHÁNG

4.2.1. Kết quả khảo sát ảnh hƣởng của môi trƣờng nuôi cấy đến sự phát triển của nấm đối kháng Trichoderma

4.2.1.1. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự phát triển của nấm Trichoderma harzianum

Bảng 4.6. Ảnh hƣởng của môi trƣờng nuôi cấy đến sự phát triển của nấm đối kháng Trichoderma harzianum

Ngày Môi trƣờng nuôi cấy nấm

WA PCA PDA

1 15,17 22,67 36,83

2 27,5 49,33 67,17

3 55,83 80,00 80,00

Hình 4.8. Ảnh hƣởng của môi trƣờng nuôi cấy đến sự phát triển của nấm đối kháng Trichoderma harzianum sau 3 ngày nuôi cấy

Nhìn vào bảng 4.6 cho thấy nấm Trichoderma harzianum phát triển rất mạnh trên môi trường PDA (Potato – Đường glucose – Agar), là môi trường giàu dinh dưỡng, đường kính tản nấm đạt 67,17 mm sau 2 ngày nuôi cấy và mọc kín

đĩa petri 80 mm sau 3 ngày nuôi cấy. Trên môi trường WA và PCA nấm vẫn phát triển nhưng tốc độ phát triển kém hơn. Sau 2 ngày nuôi cấy trên môi trường WA, đường kính tản nấm đạt 27,5 mm, trên môi trường PCA đường kính tản nấm đạt 49,33 mm. Môi trường WA là môi trường nghèo dinh dưỡng nên tốc độ phát triển của nấm rất chậm.

4.2.1.2. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự phát triển của nấm Trichoderma asperellum

Bảng 4.7. Ảnh hƣởng của môi trƣờng nuôi cấy đến sự phát triển của nấm đối kháng Trichoderma asperellum

Ngày

Môi trƣờng nuôi cấy nấm

WA PCA PDA

1 19,33 28,5 41,67

2 36,67 57,83 77,17

3 62,83 90,00 90,00

Ghi chú: Đường kính đĩa petri Ø 90mm

Hình 4.9. Ảnh hƣởng của môi trƣờng nuôi cấy đến sự phát triển của nấm đối kháng Trichoderma asperellum sau 3 ngày nuôi cấy

Nhìn vào bảng 4.7 cho thấy nấm Trichoderma asperellum phát triển rất mạnh trên môi trường PDA (Potato – Đường glucose – Agar), là môi trường giàu dinh dưỡng, đường kính tản nấm đạt 77,17 mm sau 2 ngày nuôi cấy và đạt 90 mm sau 3 ngày nuôi cấy. Trên môi trường WA và PCA nấm vẫn phát triển nhưng tốc độ phát triển kém hơn. Sau 2 ngày nuôi cấy trên môi trường WA, đường kính tản nấm đạt 36,67 mm, trên môi trường PCA đường kính tản nấm đạt 57,83 mm. Môi trường WA là môi trường nghèo dinh dưỡng nên tốc độ phát triển của nấm rất chậm.

Hình 4.10. Ảnh hƣởng của môi trƣờng nuôi cấy đến sự phát triển của nấm đối kháng Trichoderma asperellum

A: Tản nấm đối kháng Trichoderma asperellum nuôi cấy trên môi trường WA B: Tản nấm đối kháng Trichoderma asperellum nuôi cấy trên môi trường PCA C: Tản nấm đối kháng Trichoderma asperellum nuôi cấy trên môi trường PDA

4.2.2. Kết quả khảo sát ảnh hƣởng của pH đến sự phát triển của nấm đối kháng Trichoderma trên môi trƣờng PDA

4.2.2.1. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của pH đến sự phát triển của nấm đối kháng Trichoderma harzianum trên môi trường PDA

Bảng 4.8. Kết quả khảo sát ảnh hƣởng của pH đến sự phát triển của nấm

Trichoderma harzianum trên môi trƣờng PDA

pH

Đƣờng kính tản nấm (mm) sau các ngày nuôi cấy 1 ngày 2 ngày 3 ngày 4 18,83 57,67 80,00 5 21,17 61,50 80,00 6 22,50 60,67 80,00 7 19,67 58,83 80,00 8 17,17 55,33 80,00

Ghi chú: Đường kính đĩa petri Ø 80mm

Hình 4.11. Ảnh hƣởng của pH đến sự phát triển của nấm Trichoderma

harzianum trên môi trƣờng PDA sau 2 ngày nuôi cấy

Nhìn vào bảng 4.8 ta thấy đường kính tản nấm ở các mức pH không khác nhau nhiều, chỉ sau 3 ngày nấm đã mọc kín đĩa petri. Ở pH 5,6 đường kính tản nấm là lớn hơn và đường kính tản nấm ở pH 8 là nhỏ nhất. Như vậy, điều kiện pH từ 4-8 không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của nấm

4.2.2.2. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của pH đến sự phát triển của nấm đối kháng Trichoderma asperellum trên môi trường PDA

Bảng 4.9. Kết quả khảo sát ảnh hƣởng của pH đến sự phát triển của nấm

Trichoderma asperellum trên môi trƣờng PDA

pH Đƣờng kính tản nấm (mm) sau các ngày nuôi cấy 1 ngày 2 ngày 3 ngày

4 26,50 62,17 80,00

5 28,50 65,5 80,00

6 27,67 63,67 80,00

7 25,33 62,33 80,00

8 23,67 58,17 80,00

Ghi chú: Đường kính đĩa petri Ø 80mm

Hình 4.12. Ảnh hƣởng của pH đến sự phát triển của nấm Trichoderma

asperellum trên môi trƣờng PDA sau 2 ngày nuôi cấy

Nhìn vào bảng 4.9 ta thấy đường kính tản nấm Trichoderma asperellum

các mức pH không khác nhau nhiều, chỉ sau 3 ngày nấm đã mọc kín đĩa petri. Ở pH 5 đường kính tản nấm là lớn hơn và đường kính tản nấm ở pH 8 là nhỏ nhất, các mức pH còn lại tương đương nhau.

Như vậy, điều kiện pH từ 4-8 không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển

Hình 4.13. Ảnh hƣởng của pH đến sự phát triển của nấm Trichoderma

asperellum trên môi trƣờng PDA sau 3 ngày

4.3. KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM HIỆU LỰC ĐỐI KHÁNG CỦA NẤM ĐỐI KHÁNG KHÁNG

4.3.1. Kết quả hiệu lực ức chế nấm Neoscytalidium dimidiatum bằng nấm Trichoderma harzianum trong phòng thí nghiệm Trichoderma harzianum trong phòng thí nghiệm

Bảng 4.10. Hiệu lực ức chế của nấm Trichoderma harzianum đối với nấm

Neoscytalidium dimidiatum trên môi trƣờng PDA

Công thức

Đƣờng kính tản nấm (mm) sau các

ngày cấy HLUC (%) 1 2 3 CT1 T. harzianum 17,83 69,83 90,00 N. dimidiatum 5,33 68,83 90,00 CT2 T. harzianum 18,33 52,33 62,67 69,63 N. dimidiatum 0 10,33 27,33 CT3 T. harzianum 0 30,00 43,33 48,14 N. dimidiatum 6,67 52,00 46,67 CT4 T. harzianum 18,67 38,33 51,33 57,03 N. dimidiatum 6,33 43,33 38,67

Ghi chú: Đường kính đĩa petri Ø 90mm

CT1: Cấy riêng nấm Trichoderma harzianum Neoscytalidium dimidiatum

CT2: Cấy nấm Trichoderma harzianum trước Neoscytalidium dimidiatum 24 giờ CT3: Cấy nấm Trichoderma harzianum sau Neoscytalidium dimidiatum 24 giờ

Qua bảng 4.10 ta thấy nấm đối kháng Trichoderma harzianum và nấm N.

dimidiatum ở công thức đối chứng tốc độ phát triển tương tự nhau. Ở công thức cấy nấm Neoscytalidium dimidiatum trước, nấm Neoscytalidium dimidiatum lấn át sự phát triển của nấm đối kháng ở ngày thứ 2 nhưng sự phát triển của 2 nấm là gần như tương đương ở ngày thứ 3. Ở công thức cấy cùng cả 2 loại nấm và cấy nấm đối kháng trước thì sau ngày thứ 2 và thứ 3 nấm Trichoderma harzianum phát triển

nhanh hơn và lấn át nấm Neoscytalidium dimidiatum, lấn át mạnh hơn ở công thức

cấy nấm đối kháng trước. Sau 5 ngày nuôi cấy nấm Trichoderma harzianum mọc

lấn át và ức chế nấm Neoscytalidium dimidiatum ở tất cả các công thức (Hình 4.14).

Hiệu lực ức chế của nấm Trichoderma harzianum đối với nấm

Neoscytalidium dimidiatum sau 3 ngày ở công thức cấy nấm gây bệnh trước là 48,18% thấp nhất, ở công thức xử lý đồng thời 2 nấm hiệu lực ức chế đạt 57,03%. Hiệu quả cao nhất là xử lý phòng trừ nấm đối kháng trước, hiệu lực đạt 69,63%.

Từ kết quả nghiên cứu trên ta thấy nấm đối kháng Trichoderma harzianum

tác dụng ức chế tốt sự sinh trưởng phát triển của nấm Neoscytalidium dimidiatum

và hiệu quả cao nhất là khi được xử lý nấm đối kháng phòng bệnh trước.

Hình 4.14. Hiệu lực ức chế của nấm Trichoderma harzianum với sự sinh trƣởng phát triển của nấm Neoscytalidiumdimidiatum sau 5 ngày

- Cấy riêng nấm Trichoderma harzianum - Cấy riêng nấm Neoscytalidium dimidiatum

- Cấy nấm Trichoderma harzianum Neoscytalidium dimidiatum đồng thời. - Cấy nấm Trichoderma harzianum trước Neoscytalidium dimidiatum 24 giờ - Cấy nấm Trichoderma harzianum sau Neoscytalidium dimidiatum 24 giờ

4.3.2. Kết quả hiệu lực ức chế nấm Neoscytalidium dimidiatum bằng nấm

Trichoderma asperellumtrong phòng thí nghiệm

Bảng 4.11. Hiệu lực ức chế của nấm Trichoderma asperellum đối với nấm Neoscytalidium dimidiatum trên môi trƣờng PDA

Công thức

Đƣờng kính tản nấm (mm) sau các

ngày cấy HLUC (%) 1 2 3 CT1 T. asperellum 41,83 80,00 80,00 N. dimidiatum 12,83 63,17 80,00 CT2 T. asperellum 37,67 54,00 58,33 72,91 N. dimidiatum 0 9,67 21,67 CT3 T. asperellum 0 24,33 32,33 40,41 N. dimidiatum 10,33 46,00 47,67 CT4 T. asperellum 25,00 49,67 52,33 65,41 N. dimidiatum 9,33 30,33 27,67

Ghi chú: Đường kính đĩa petri Ø 80mm

CT1: Cấy riêng nấm Trichoderma asperellum Neoscytalidium dimidiatum

CT2: Cấy nấm Trichoderma asperellum trước Neoscytalidium dimidiatum 24 giờ CT3: Cấy nấm Trichoderma asperellum sau Neoscytalidium dimidiatum 24 giờ CT4: Cấy nấm Trichoderma asperellumNeoscytalidium dimidiatum đồng thời

Hình 4.15. Hiệu lực ức chế của nấm Trichoderma asperellum với sự sinh trƣởng phát triển của nấm Neoscytalidiumdimidiatum sau 5 ngày

– Cấy riêng nấm Trichoderma asperellum – Cấy riêng nấm Neoscytalidium dimidiatum

– Cấy nấm Trichoderma asperellum và Neoscytalidium dimidiatum đồng thời - Cấy nấm Trichoderma asperellum trước Neoscytalidium dimidiatum 24 giờ

Qua bảng 4.11 ta thấy nấm đối kháng Trichoderma asperellum phát triển

nhanh hơn nấm Neoscytalidium dimidiatum ở công thức đối chứng. Ở các công

thức thí nghiệm khác nấm được nuôi cấy trước sẽ lấn át sự phát triển của nấm cấy sau. Ở công thức cấy cùng cả 2 loại nấm thì sau ngày thứ 2 và thứ 3 nấm

Trichoderma asperellum phát triển nhanh hơn và lấn át nấm Neoscytalidium

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phòng chống nấm neoscytalidium dimidiatum gây bệnh đốm nâu thanh long bằng nấm chaetomium và nấm trichoderma (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)