Một số đặc điểm sinh lý của chó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý bệnh viêm ruột truyền nhiễm do parvovirus ở chó nuôi trên địa bàn thành phố thái bình và phòng thí nghiệm điều trị (Trang 26)

2.2.1. Thân nhiệt (°C)

Theo tác giả (Cù Xuân Dần và cs., 1996), thân nhiệt của cơ thể là chỉ số tương đối của hai quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt. Sự khằng định tương đối của thân nhiệt gia súc là nhờ có trung tâm điều tiết nhiệt nằm ở hành não.

Khi quá trình sinh nhiệt bằng quá trình thải nhiệt thì thân nhiệt sẽ không thay đổi, khi sinh nhiệt lớn hơn thải nhiệt thì thân nhiệt tăng, ngược lại sinh nhiệt nhỏ hơn thải nhiệt thì thân nhiệt giảm. Hai quá trình này hoạt động song song và đối lập nhau. Cơ chế điều hòa thân nhiệt thông qua các phản ứng hóa học vật lý và sự điều tiết của thần kinh và thể dịch.

Sự điều tiết hóa học là điều tiết cường độ trao đối chất. Mùa đông trao đổi chất tăng để sinh nhiệt. Mùa hè, trao đổi chất giảm để thải nhiệt. Bởi vậy thân nhiệt được điều tiết ổn định.

Sự điều tiết vật lý được biểu hiện bởi sự co giãn bề mặt da. Khi nhiệt độ môi trường tăng da giãn làm tăng quá trình bốc hơi nước dẫn đến sự tỏa nhiệt tăng. Khi nhiệt độ môi trường giảm thì da co lại, mạch máu ngoài da co lại dẫn

đến giảm lượng máu đến da làm giảm tỏa nhiệt. Ở gia súc điều tiết thân nhiệt có thể còn bằng nhiều cách khác như: Mùa hè một số loài gia súc phải thay lông để tăng tỏa nhiệt, mùa đông lông gia súc mọc dầy, rậm, dài hơn nhằm giữ nhiệt. Ngoài ra tăng tần số hô hấp sự bốc hơi nước của các tuyến mồ hôi cũng đóng vài trò quan trọng trong điều tiết thân nhiệt.

Ở chó, mùa hè khi nhiệt độ môi trường tăng cao chó thường lè lưỡi ra để thở và liếm lông để giúp cho sự tỏa nhiệt bởi chó không có tuyến mồ hôi (Đỗ Hiệp, 1994). Khi nhiệt độ môi trường giảm thì điều tiết vật lý trước: Chó tìm nơi ấm để nằm, nằm cuộn tròn hay tăng vận động để tăng cường thải nhiệt để giữ ấm cho cơ thể, sau mới đến điều tiết hóa học thông qua các quá trình chuyển hóa vật chất. Ngoài ra tuyến giáp, vỏ thượng thận cũng tham gia vào sự điều tiết thân nhiệt thông qua cơ chế điều tiết thần kinh thể dịch: Khi nhiệt độ môi trường thay đổi sẽ tác động đến trung khu điều tiết ở vùng dưới đồi, rồi truyền lên vỏ não. Từ vỏ não các hưng phấn truyền theo thần kinh vận động đến cơ làm tăng hay giảm cường độ trao đổi chất. Mặt khác, từ vùng dưới đồi hưng phấn tác động lên thần kinh trung ương và từ đó chi phối tuyến mồ hôi, sự co giãn da, ức chế hay kích thích tuyến giáp, tuyến trên thượng thận tiết hormone tham gia điều tiết thân nhiệt thông qua sự tăng hay giảm trao đổi chất.

Trạng thái sinh lý bình thường thân nhiệt của chó là 37,5 °C – 39 °C. Trong trạng thái bệnh lý thân nhiệt có sự thay đổi tùy vào tính chất và mức độ bệnh. Ngoài ra thân nhiệt của chó còn thay đổi phụ thuộc vào tính biệt, tuổi, sự vận động (Trần Minh Châu và cs.,1988). Chó cái thường có thân nhiệt cao hơn chó đực. Chó con có thân nhiệt cao hơn chó trưởng thành. Khi vận động thân nhiệt của chó cao hơn bình thường. Giống chó cao sản có thân nhiệt cao hơn chó thấp sản. Trong thời kì mang thai hoặc sau khi ăn thân nhiệt của chó cũng tăng hơn bình thường.

Khi bị rối loạn cơ thể điều tiết nhiệt dẫn tới sự biến đổi bất biến, hậu quả là bị mất cân bằng giữa hai quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt dẫn tới hai trạng thái khác nhau là giảm thân nhiệt hoặc tăng thân nhiệt (Tạ Thị Vinh, 1991).

Sự giảm thân nhiệt thường do mất máu, bị nhiễm lạnh, do một số hóa chất tác dụng, do giảm quá trình sinh nhiệt, sốc hoặc sau cơn kịch phát của bệnh nhiễm khuẩn làm hạ huyết áp, trụy tim mạch, gặp trong các bệnh thần kinh bị ức chế nặng như thủy thũng não.

Sự tăng nhiệt độ thường gặp khi nhiệt độ môi trường quá cao, gặp trong các trường hợp như bệnh cảm nắng, cảm nóng, các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, virus, bệnh ký sinh trùng, gây trạng thái sốt cao.

Ý nghĩa: Sự thay đổi thân nhiệt có thể biết con vật có sốt hay không. Nếu thân nhiệt tăng 1-2°C là sốt nhẹ. Nếu thân nhiệt tăng 2-3°C là hiện tượng sốt cao. Qua đó có thể sơ chẩn được nguyên nhân, tính chất và mức độ tiên lượng, đánh giá được hiệu quả điều trị tốt hay xấu (Hồ Văn Nam và cs., 1997).

2.2.2. Tần số hô hấp (số lần thở/phút)

Tần số hô hấp là số lần thở ra hít vào trong 1 phút, tần số hô hấp thể hiện quá trình trao đổi khí giữa phổi và môi trường bên ngoài.

Tần số hô hấp phụ thuộc vào cường độ trao đổi chất, tuổi, tầm vóc, trạng thái dinh dưỡng, trạng thái làm việc, trạng thái sinh lý, thời tiết, khí hậu và trạng thái bệnh lý…

Ở trạng thái sinh lý bình thường, chó con có tần số hô hấp từ 18 - 20 lần/phút. Chó trưởng thành: giống chó to có tần số hô hấp từ 10 - 20 lần/phút, giống chó nhỏ có tần số hô hấp 20 - 30 lần/phút (Hồ Văn Nam và cs., 1997).

Tần số hô hấp phụ thuộc vào những yếu tố sau

- Nhiệt độ bên ngoài môi trường: khi thời tiết quá nóng nên chó phải thở nhanh để tỏa nhiệt, ở chó nhịp thở có thể lên tới 100 - 160 lần/phút.

- Thời gian trong ngày: ban đêm và sáng sớm chó thở chậm hơn, buổi trưa và buổi chiều chó thở nhanh hơn.

- Tuổi: con vật càng lớn tuổi thì tần số hô hấp càng thấp.

- Những con mang thai, sự sợ hãi cũng làm cho tần số hô hấp tăng lên. Quá trình hô hấp tác động trực tiếp đến đời sống của con vật, mà tần số hô hấp là một đặc điểm biểu thị cho hoạt động bình thường hay không bình thường của quá trình hô hấp. Do đó, khi tần số hô hấp thay đổi đột ngột, quá tăng hay quá giảm so với trạng thái sinh lý thì chắc chắn con vật đang rơi vào tình trạng bệnh lý, trừ một số trường hợp như: khi gia súc hoạt động mạnh, gia súc sống trong bầu không khí nóng bức, ngột ngạt, gia súc đang mang thai, …

Tần số hô hấp thường tăng ở những gia súc mắc bệnh về đường hô hấp, làm mất đàn hồi của phổi, bệnh truyền nhiễm cấp, bệnh ký sinh trùng đường máu, … Tần số hô hấp giảm khi gia súc mắc các chứng bệnh như hẹp khí quản, bệnh gây

ức chế thần kinh (u não, viêm não, chảy máu não, tràn dịch não), khi con vật bị lạnh, bị rối loạn trao đổi chất, …

2.2.3. Tần số mạch đập (lần/ phút)

Tần số tim mạch là số lần co bóp của tim trong một phút (lần/phút). Khi tim đập thì mõm tim hoặc thân tim chạm vào thành ngực, vì vậy mà ta có thể dùng tay hoặc dùng tai nghe áp vào thành ngực vùng tim để nghe được tiếng tim. Khi tim có bóp sẽ đẩy một lượng máu vào động mạch làm mạch quản mở rộng, thành mạch quản căng phồng. Sau đó nhờ vào tính đàn hồi, mạch quản tự co bóp lại cho đến thời kỳ co tiếp theo tạo nên hiện tượng động mạch đập. Dựa vào tính chất này ta có thể tính được nhịp độ mạch sẽ tương đương với nhịp tim đập. Mỗi loài gia súc khác nhau thì tần số tim mạch cũng khác nhau. Sự khác nhau này cũng biểu hiện ơ từng lứa tuổi trong một loài động vật, tính biệt, thời điểm. Nhịp độ mạch đập tương ứng với nhịp tim. Tuy vậy tần số tim mạch của động vật chỉ dao động trong một phạm vi nhất định (Cù Xuân Dần và cs., 1996); (Trần Thanh Phong và Nguyễn Thị Thơ, 1996).

Ở trạng thái sinh lý bình thường: Chó non 200 – 220 lần/phút, chó trưởng thành 70 – 120 lần/phút, chó già 70 – 80 lần/phút (Nguyễn Phước Trung, 2002).

Nhịp tim thể hiện tần số trao đổi chất, trạng thái sinh lý, bệnh lý của tim cũng như của cơ thể. Tần số tim phụ thuộc vào tầm vóc của con vật, độ gầy béo, lứa tuổi, giống loài. Ở trạng thái sinh lý bình thường, có hai cơ chế điều hòa tim mạch bằng thần kinh và thể dịch. Con vật non có tần số tim đập lớn hơn con già, con vật lúc hoạt động nhiều thì tần số tim mạch đập tăng lên. Khi cơ thể bị một số bệnh về máu (thiếu máu, mất máu, viêm cơ tim, viêm bao tim) cũng làm tăng tần số tim mạch (Nguyễn Tài Lương, 1982).

Ý nghĩa chẩn đoán: Qua việc bắt mạch có thể khám tim và tình trạng toàn

thân của cơ thể. Tần số mạch tăng do các bệnh truyền nhiễm cấp tính, viêm cấp tính, các trường hợp thiếu máu, hạ huyết áp và các bệnh làm tăng áp lực xoang bụng (Nguyễn Tài Lương, 1982).

Tần số mạch giảm trong các trường hợp bệnh làm tăng áp lực sọ não, tăng hưng phấn thần kinh mê tẩu, hoặc trong tường hợp gia súc bị viêm thận cấp, huyết áp tăng hay do trúng độc.

2.3. MÁU VÀ VAI TRÒ CỦA MÁU TRONG CƠ THỂ

tim và hệ thống mạch máu (gọi là huyết dịch). Máu là nguồn gốc của hầu hết các dịch thể trong cơ thể như dịch nội bào, dịch gian bào, dịch bạch huyết và dịch não tủy.

Số lượng máu thay đổi tùy theo loài động vật. Tổng lượng máu trong cơ thể gồm 54% máu lưu thông trong hệ thống tuần hoàn, 46% máu ở dạng dự trữ, trong đó ở gan chiếm 20%, lách chiếm 16%, mao mạch dưới da chiếm 10%. Hai loại máu này thường xuyên chuyển hóa lẫn nhau.

Máu là một trong những cơ quan chuyên hóa cao của cơ thể. Mọi động vật sống trong môi trường phải thường xuyên trao đổi chất với bên ngoài. Với động vật đơn bào thì đơn giản vì chúng trực tiếp trao đổi chất qua màng, các quá trình hô hấp, tiêu hóa, bài tiết… đều theo một thể thức đơn giản. Động vật đa bào, quá trình trao đổi chất diễn ra phức tạp, phương thức trao đổi chất trực tiếp với môi trường không thể tiến hành được mà cần có sự trao đổi chất qua một chất trung gian có liên hệ với tế bào và môi trường ngoài. Chất đó là nội mô gồm máu và bạch huyết. Sự trao đổi giữa môi trường và tế bào trải qua nhiều giai đoạn, giữa môi trường và máu, giữa máu và bạch huyết, giữa bạch huyết và tế bào, bạch huyết với dịch kẽ tế bào tạo thành nội mô và thể dịch tới các cơ quan tế bào trong cơ thể. Trong tế bào máu lưu thông nhờ bộ máy tuần hoàn gồm 2 vòng. Máu thực hiện nhiều chức năng quan trọng và cũng rất phức tạp: đảm nhận chức năng hô hấp, dinh dưỡng, đào thải, điều hòa hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, bảo về cơ thể.

Máu gồm 2 thành phần chính: Thành phần dịch thể (huyết tương) và thành phần hữu hình (huyết cầu).

2.3.1. Thành phần dịch thể

Huyết tương chiếm 60% thể tích của máu, có màu vàng nhạt do chứa sắc tố. Trong huyết tương, thành phần chủ yếu là protein gồm: Albumin, globulin, fibrinogen, đường ( chủ yếu là đường glucoza với hàm lượng 60 – 120%), ngoài ra còn có các hạt mỡ, hormone, vitamin, enzyme và muối khoáng. Protein của huyết tương có 3 loại chính, bao gồm: Albumin tham gia cấu tạo nên mô bào, cơ quan trong cơ thể; vì thế, hàm lượng albumin trong máu biểu thị khả năng sinh trưởng của gia súc. Nó là tiểu phần chính để tạo nên áp suất thẩm thấu thể keo; globulin gồm có: α β γ globulin (kháng thể); fibrinogen là chất sinh sợi huyết, tham gia vào quá tình đông máu (Phạm Minh Đức, 1995).

2.3.2. Thành phần hữu hình

Huyết cầu chiếm 40% gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu đều do tủy xương tạo ra. Các tế bào tăng lên hoàn toàn bằng cách phân bào sau đó là sự trưởng thành của mỗi dòng tế bào (Phạm Minh Đức, 1995). Tế bào gốc bao gồm tế bào liên võng (gồm liên võng thực bào, liên võng kiểu monocyte) và kiểu lymphocyte.

a. Hồng cầu

Năm 1673, Leewenhook, người phát minh ra kính hiển vi đã phát hiện ra một khối hình cầu nhỏ trong máu người. Năm 1873, William Henson thừa nhận những phần tử có màu đỏ là hồng cầu và chúng có vai trò lớn trong cơ thể.

Hồng cầu của gia súc có hình đĩa lõm 2 mặt, không có nhân để tăng diện tích tiếp xúc với chất khí.

Số lượng hồng cầu thay đổi theo giống, tuổi, giới tính, chế độ dinh dưỡng, trạng thái sinh lý và bệnh lý của cơ thể.

Số lượng hồng cầu phản ánh chất lượng con giống. Số lượng hồng cầu càng nhiều thì sức sống của con vật càng tốt. Khi hồng cầu bị giảm đột ngột là biểu hiện của một số bệnh như lê dạng trùng, tiên mao trùng ở gia súc do hồng cầu bị phá hủy hàng loạt.

Hồng cầu sống không lâu, hồng cầu của loài nhai lại và lợn chỉ sống từ 1- 2 tháng, còn của các động vật khác là 4 tháng. Hồng cầu già sẽ vỡ ra và được tế bào lưới, nội mô ở gan, lách, tủy xương tiến hành thực bào.

Nhiều hồng cầu non được sinh ra không ngừng nên số lượng hồng cầu trong máu nói chung là ít thay đổi.

b. Bạch cầu

Bạch cầu là loại tế bào máu có nhân, tương bào, có khả năng di động theo kiểu amip, không có sắc tố với số lượng ít ổn định và phụ thuộc vào trạng thái sinh lý của cơ thể. Bạch cầu được tạo ra trong hệ thống nội mô và bị phá hủy ở gan và lách. Chức năng của bạch cầu là bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng và ngộ độc trong hệ thống phòng vệ chung của cơ thể, chức năng này được thực hiện thông qua hiện tượng thực bào và miễn dịch dịch thể.

Bạch cầu được chia làm 2 loại: bạch cầu có hạt và bạch cầu không hạt. Bạch cầu có hạt

Trong bào tương có nhiều hạt, căn cứ vào đặc điểm bắt màu của các hạt trong bào tương chia làm 3 loại.

Bạch cầu ái toan là loại bạch cầu trong bào tương có hạt to trong bắt màu đỏ, nhân cũng được chia làm ba loại ấu, gậy, đốt, nhưng thường chia nhiều múi nối với nhau.

Bạch cầu ái kiềm là loại bạch cầu trong bào tương có hạt bắt màu xanh,

nhân có dạng chữ “S” hoặc hình lá.

Bạch cầu trung tính là loại bạch cầu mà trong bào tương có các hạt nhỏ,

mịn, bắt màu hồng nhạt hoặc tím hoa cà. Nhân có hai dạng, khi còn non nhân có hình ấu và hình gậy, khi trưởng thành nhân chia làm 3 – 5 đốt. Bạch cầu trung tính di động kiểu amip và có thể trườn trên các sợi tơ loại như tơ huyết. Chức năng chính của bạch cầu đa nhân trung tính là thực bào.

Bạch cầu không hạt gồm hai loại

Lâm ba cầu (lymphocyte): Có vòng sáng xung quanh nhân, nhân hình gần

tròn, hoặc hình bầu dục chiếm hầu hết tế bào. Ở gia súc lâm ba cầu tăng mạnh trong các bệnh sốt truyền nhiễm (Nguyễn Xuân Tịnh và cs., 1996).

Bạch cầu đơn nhân lớn là loại bạch cầu to nhất, nhân hình móng ngựa

chiếm gần hết bào tương. Bào tương không hạt nhuộm màu xám tro. Chúng có khả năng thực bào và ẩm bào các dị vật và các vi sinh vật, do đó đóng vai trò quan trọng trong cơ thể tạo sức kháng ban đầu cũng như trong cơ chế đáp ứng miễn dịch của cơ thể.

Chức năng sinh lý của bạch cầu đó là: thực bào, miễn dịch dịch thể và miễn

dịch tế bào.

Thực bào là khả năng ăn những chất lạ hoặc vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể

tạo cho cơ thể sức đề kháng tự nhiên dẫn đến hình thành miễn dịch bẩm sinh (Nguyễn Xuân Tịnh và cs., 1996).

Bạch cầu trung tính, bạch cầu đơn nhân lớn: là hai loại bạch cầu có khả

năng thực bào rất mạnh, đặc biệt là bạch cầu trung tính, nhưng toàn diện nhất lại là bạch cầu đơn nhân lớn. Bạch cầu trung tính và bạch cầu đơn nhân lớn giảm nhanh khi chó bị viêm ruột ỉa chảy nhất là trong trường hợp chó mắc hội chứng viêm ruột ỉa chảy cấp tính.

Bạch cầu ái toan có vai trò trung hòa chất histamine và vận chuyển

serotonin, có hoạt động thực bào nhưng không quan trọng, vai trò sinh lý của bạch cầu ái toan không rõ ràng. Chúng tham gia vào những phản ứng bảo vệ cơ thể trong tình huống dị ứng miễn dịch. Bạch cầu ái toan giảm khi chó bị viêm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý bệnh viêm ruột truyền nhiễm do parvovirus ở chó nuôi trên địa bàn thành phố thái bình và phòng thí nghiệm điều trị (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)