Tần số mạch đập (lần/phút)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý bệnh viêm ruột truyền nhiễm do parvovirus ở chó nuôi trên địa bàn thành phố thái bình và phòng thí nghiệm điều trị (Trang 29)

Tần số tim mạch là số lần co bóp của tim trong một phút (lần/phút). Khi tim đập thì mõm tim hoặc thân tim chạm vào thành ngực, vì vậy mà ta có thể dùng tay hoặc dùng tai nghe áp vào thành ngực vùng tim để nghe được tiếng tim. Khi tim có bóp sẽ đẩy một lượng máu vào động mạch làm mạch quản mở rộng, thành mạch quản căng phồng. Sau đó nhờ vào tính đàn hồi, mạch quản tự co bóp lại cho đến thời kỳ co tiếp theo tạo nên hiện tượng động mạch đập. Dựa vào tính chất này ta có thể tính được nhịp độ mạch sẽ tương đương với nhịp tim đập. Mỗi loài gia súc khác nhau thì tần số tim mạch cũng khác nhau. Sự khác nhau này cũng biểu hiện ơ từng lứa tuổi trong một loài động vật, tính biệt, thời điểm. Nhịp độ mạch đập tương ứng với nhịp tim. Tuy vậy tần số tim mạch của động vật chỉ dao động trong một phạm vi nhất định (Cù Xuân Dần và cs., 1996); (Trần Thanh Phong và Nguyễn Thị Thơ, 1996).

Ở trạng thái sinh lý bình thường: Chó non 200 – 220 lần/phút, chó trưởng thành 70 – 120 lần/phút, chó già 70 – 80 lần/phút (Nguyễn Phước Trung, 2002).

Nhịp tim thể hiện tần số trao đổi chất, trạng thái sinh lý, bệnh lý của tim cũng như của cơ thể. Tần số tim phụ thuộc vào tầm vóc của con vật, độ gầy béo, lứa tuổi, giống loài. Ở trạng thái sinh lý bình thường, có hai cơ chế điều hòa tim mạch bằng thần kinh và thể dịch. Con vật non có tần số tim đập lớn hơn con già, con vật lúc hoạt động nhiều thì tần số tim mạch đập tăng lên. Khi cơ thể bị một số bệnh về máu (thiếu máu, mất máu, viêm cơ tim, viêm bao tim) cũng làm tăng tần số tim mạch (Nguyễn Tài Lương, 1982).

Ý nghĩa chẩn đoán: Qua việc bắt mạch có thể khám tim và tình trạng toàn

thân của cơ thể. Tần số mạch tăng do các bệnh truyền nhiễm cấp tính, viêm cấp tính, các trường hợp thiếu máu, hạ huyết áp và các bệnh làm tăng áp lực xoang bụng (Nguyễn Tài Lương, 1982).

Tần số mạch giảm trong các trường hợp bệnh làm tăng áp lực sọ não, tăng hưng phấn thần kinh mê tẩu, hoặc trong tường hợp gia súc bị viêm thận cấp, huyết áp tăng hay do trúng độc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý bệnh viêm ruột truyền nhiễm do parvovirus ở chó nuôi trên địa bàn thành phố thái bình và phòng thí nghiệm điều trị (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)