3.5.1. Xác định chó mắc bệnh
Quan sát các triệu chứng lâm sàng: chó sốt kéo dài từ khi phát bệnh tới lúc bị tiêu chảy. Con vật nôn mửa, ủ rũ, bỏ ăn. Chó đi ngoài phân lỏng sau đó phân
có lẫn máu hồng hoặc máu tươi; có cả niêm mạc ruột, chất keo nhầy, mùi tanh khắm đặc trưng như ruột cá mè phơi nắng. Sau đó chó mất nước, sụt cân nhanh chóng. Chó thường chết do ỉa chảy mất nước kéo dài, mất cân bằng điện giải hoặc do nhiễm trùng thứ phát. Những ca bệnh có các biểu hiện nêu trên sẽ được đưa vào nhóm nghi mắc bệnh viêm ruột truền nhiễm do Parvovius gây ra sau đó sẽ được khẳng định bằng CPV test.
Hình 3.1. Chó lừ đừ, mệt mỏi
Hình 3.3. Chó bị mắc bệnh do Parvovirus đi phân máu kèm nôn nhiều
Phương pháp tiếp cận:
3.5.2. Phương pháp chẩn đoán bệnh bằng test nhanh CPV (Canine Parvovirus One – step Test Kit) Parvovirus One – step Test Kit)
a. Mục đích
Kit kiểm tra nhanh bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus (CPV-Ag) là dụng cụ xét nghiệm theo phương pháp sắc ký miễn dịch sandwich, dùng để
Chó đến khám Chó mắc các bệnh khác Khám lâm sàng Chó nghi mắc Parvovirus Test CPV-Ag Dương tính Âm tính
Đối tượng nghiên cứu
Theo dõi các chỉ tiêu lâm sàng Xét nghiệm các chỉ tiêu sinh lý máu
Điều trị
Chết Khỏi
phát hiện nhanh kháng nguyên của Parovirus trong mẫu phân hoặc dịch nôn mửa của chó bệnh.
Thời gian kiểm tra: 10 – 15 phút.
Mẫu kiểm tra: Phân hoặc dịch nôn mửa.
b. Nguyên lý
Kit kiểm tra nhanh CPV-Ag dựa trên nguyên lý sắc ký miễn dịch sandwich. Cấu trúc của kit bao gồm 1 giếng nhỏ mẫu, 1 vạch xét nghiệm (T) và 1 vạch đối chứng (C) (vùng kiểm soát). Khi cho mẫu thử vào giếng tiếp nhận mẫu, vạch C phải luôn luôn hiện (chứng tỏ chất lượng của kit là bình thường và quy trình thực hiện xét nghiệm đúng). Ngược lại nếu vạch C không xuất hiện thì chứng tỏ kit không còn hoạt động hoặc có sai sót trong quá trình thực hiện xét nghiệm nên phải làm lại. Ngoài ra nếu trong mẫu có parvovirus thì vạch T sẽ hiện màu (kết quả là dương tính), còn âm tính thì vạch này không hiện màu.
* Ưu điểm:
- Xét nghiệm nhanh có thể phát hiện kháng nguyên của virus Parvo trên chó. - Kết quả xét nghiệm nhanh trong 5-10 phút.
- Không cần sử dụng các thiết bị đắt tiền. - Dễ dự trữ và bảo quản.
- Các nguyên liệu xét nghiệm có độ tinh khiết và chất lượng cao, làm tăng độ nhạy và độ đặc hiệu của thiết bị.
* Thành phần:
Mỗi hộp gồm:
- 20 túi. Mỗi túi chứa 1 kit kiểm tra nhanh và 1 bao hút ẩm. - 20 tip dung dịch đệm 1ml.
- 20 tăm bông lấy mẫu. - Hướng dẫn sử dụng.
Qui trình kiểm tra
Thu thập dịch nôn mửa hay phân của chó bằng tăm bông lấy mẫu.
Đưa thanh tăm bông ướt vào dung dịch đệm, khuấy đều cho mẫu hòa ttan hoàn toàn.
Nhỏ từ từ mẫu đã được hòa tan vào dung dịch đệm vào hố xét nghiệm mẫu “S”. Đọc kết quả sau 5-10 phút, kết quả sau 10 phút được coi là không hợp lệ.
Test Procerdure For Diagnosis Of Pet Diseases
Bảo quản
Bộ kit này có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng (2-30ºC). Bộ kit thử nghiệm ổn định đến ngày hết hạn (18 tháng) được ghi trên túi;
Không để lạnh cấp đông;
Không để ánh nắng chiếu trực tiếp vào kit.
3.5.3. Khảo sát tỷ lệ chó nhiễm Parvovirus
Tất cả chó bị mắc ở các lứa tuổi vào các mùa trong năm đưa tới khám tại phòng mạch, đều được tiến hành kiểm tra hỏi bệnh từ chủ vật nuôi sau đó khám lâm sàng và lập bệnh án theo dõi và điều trị.
3.5.4. Theo dõi các triệu chứng lâm sàng ở chó mắc bệnh Parvovirus
Thân nhiệt (ºC): Dùng nhiệt kế điện tử đo nhiệt độ trực tràng vào buổi sáng hoặc trước khi điều trị.
Tần số hô hấp (lần/phút): Dùng ống nghe, nghe vùng phổi trong một phút, nghe ba lần lấy giá trị trung bình.
Tần số tim mạch (lần/phút): Dùng ống nghe, nghe vùng tim trong một phút, nghe ba lần lấy giá trị trung bình.
3.5.5. Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý của chó mắc bệnh Parvovirus
Máu chó bệnh được lấy vào sáng sớm, khi con vật chưa ăn uống, vận động hoặc sử dụng thuốc cũng như các can thiệp thú y vì lúc đó nồng độ các chất trong máu tương đối ổn định phản ánh các thông số thực của chó, tránh gây sai số. Máu được lấy ở tĩnh mạch khoeo hoặc tĩnh mạch bàn của chó. Sử dụng xilanh nhựa loại 3ml, lấy khoảng 2 ml máu, đưa ngay vào ống chuyên dụng có sẵn chất chống đông là EDTA đảo nhẹ ống đựng máu để hòa trộn máu và chất chống đông. Đưa ống mẫu máu vào bình bảo ôn và vận chuyển đến nơi xét nghiệm để tiến hành làm các xét nghiệm một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa của máu bằng máy sinh lý máu tự động.
3.5.6. Phương pháp mổ khám quan sát đại thể
Tiến hành mổ khám chó mắc bệnh Parvovirus bị chết để quan sát các tổn thương đại thể. Phương pháp mổ khám bao gồm các bước sau:
dao cắt da và các lớp cơ trong nách tới khớp xương bả vai và kéo dài đến cằm cả hai bên, cắt các cơ trong bẹn tới khớp mông ở cả hai bên chân. Bẻ gập chân sang hai bên cho chó nằm tư thế nằm ngửa.
Bước 2: Dùng dao rạch lớp da và cơ từ cằm kéo dài tới cửa vào lồng ngực,
cắt tiếp lớp sụn xương ức ở hai bên lật xương ức, kéo dài tới cơ hai bên thành bụng để bộc lộ toàn bộ các tổ chức vùng cổ, xoang ngực, xoang bụng.
Bước 3: Quan sát dịch chứa trong xoang ngực và xoang bụng, kiểm tra
những biến đổi bên ngoài các tổ chức như màu sắc, kích thước, hình dáng.
Bước 4: Cắt tách lưỡi, thực quản, khí quản, phổi, cuối cùng cắt đứt thực
quản, mạch quản giáp với cơ hoành. Kéo toàn bộ hệ thống dạ dày ruột ra ngoài kiểm tra sau cùng tránh gây nhiễm bẩn các tổ chức khác. Lấy các tổ chức trong cổ, ngực rửa nước sạch trước khi kiểm tra chi tiết bên ngoài.
Bước 5: Kiểm tra màng, dịch xoang bao tim, mở kiểm tra cơ, van, chân
cầu bên trong tim.
Bước 6: Kiểm tra hạch Amidan, sau đó rạch thanh quản, khí quản, phế
quản, phế nang phổi kiểm tra bên trong về màu sắc độ đàn hồi.
Bước 7: Rạch kiểm tra chất chứa bên trong thực quản, gạt bỏ chất chứa để
kiểm tra niêm mạc.
Bước 8: Lấy gan, mật, lá lách ra để kiểm tra về màu sắc, kích thước, độ
cứng, mềm, kí sinh trùng, các ổ viêm, hoại tử, ổ áp - xe. Rạch bỏ gan và lá lách kiểm tra có bị sưng không, túi mật kiểm tra niêm mạc.
Bước 9: Tách vỏ thận kiểm tra bên ngoài và bổ đôi kiểm tra bên trong
thận và bóng đái.
Bước 10: Kiểm tra hệ thống hạch lâm ba trong cơ thể về màu sắc, kích
thước và độ đàn hồi. Bổ đôi các hạch ra kiểm tra bên trong có biểu hiện sưng hay không.
Bước 11: Rạch kiểm tra hệ thống tiêu hóa theo thứ tự từ dạ dày tới hậu
môn. Loại bỏ các chất chứa quan sát bề mặt niêm mạc đặc biệt chú ý tới: chất chưa, dịch, màu sắc, điểm hoại tử, xuất huyết.
Bước 12: Lấy các cơ quan, tổ chức cho vào Formol 10% để làm tiêu
3.5.7. Sơ đồ bố trí thí nghiệm điều trị bệnh viêm ruột tiêu chảy do Parvovirus
Phác đồ Thuốc điều trị Liều lượng ml/kgTT/ngày Đường đưa thuốc Số lần đưa thuốc trong ngày Catosal 0,2 IV 2-3 Gentamisin 0,2 IM 1 Tranexamic acid 0,2 IM 2-3 Ascorbic acid 0,1 IV 2 Glucoza 5% 40 IV 2-4 Lactat Ringer 60 IV 2-4 Thụt rửa ruột Phác đồ II: phác đồ I + interferon : 1ml/6kgTT. Trong đó phác đồ II là phác đồ phòng khám sử dụng. Liệu trình điều trị tối đa 7 ngày.
Sau 3-4 ngày nếu như con vật có tiến triển khả quan (tươi tỉnh hơn, không sốt, cầm được nôn, cầm được đi ngoài), tiên lượng tốt thì sẽ tiếp tục sử dụng phác đồ đó cho đến khi chó khỏi bệnh.
Thời gian khỏi bệnh được tính từ khi bắt đầu điều trị đến khi con vật hết những biểu hiện lâm sàng của bệnh. Trong suốt thời gian điều trị, chó bệnh được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, gần như không ăn không uống để đường ruột được nghỉ ngơi cũng như triệu chúng nôn được cắt đứt hẳn. Nếu sau 3-4 ngày mà con vật không có tiến triển khả quan thì sẽ sử dụng loại thuốc khác, để tránh trường hợp con vật chết, gây thiệt hại và coi như phác đồ điều trị đó không khỏi.
Sau khi có kết quả chẩn đoán chính xác chó đã mắc bệnh do Parvovirus gây nên thì chúng tôi tiến hành phân thành các lô như sau:
Tất cả cá thể chó được đưa đến điều trị tại phòng khám mà có kết quả xét nghiệm dương tính với mầm bệnh Parvovirus sẽ được chia thành 2 nhóm, đảm bảo mỗi nhóm có sự tương đương về lứa tuổi như nhau, giống, mức độ nặng của bệnh và thực hiện những điều kiện chăm sóc.
Nhóm 1: Sử dụng phác đồ I Nhóm 2: Sử dụng phác đồ II
Thực hiện sử dụng các phác đồ điều trị với các lô trong vòng 7 ngày, và quan sát kết quả thu được.
Đánh giá hiệu quả điều trị thông qua các chỉ tiêu: Số con khỏi, tỷ lệ khỏi.
Số con chết, tỷ lệ chết.
Thời gian điều trị khỏi trung bình.
Trong quá trình điều trị chúng tôi tuân thủ các nguyên tắc điều trị cũng như nguyên tắc sử dụng kháng sinh và có biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng hỗ trợ điều trị kịp thời.
Sau đó kết quả thu thập được được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học và trên phần mềm Excel 2010.
3.5.8. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được xử lý bằng phép thống kê sinh học và trên phần mềm Excel 2010 và phần mềm Minitab 16.
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. TÌNH HÌNH MẮC BỆNH VIÊM RUỘT TRUYỀN NHIỄM DO PARVOVIRUS Ở MỘT SỐ PHÒNG KHÁM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PARVOVIRUS Ở MỘT SỐ PHÒNG KHÁM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH
Từ tháng 9/2018 đến tháng 8/2019 chúng tôi tiến hành điều tra, tập hợp bệnh án đã được khám và điều trị tại phòng khám thú y Thái Bình và phòng khám Funny Pet. Chúng tôi đã dựa trên các triệu chứng lâm sàng và kết quả xét nghiệm test để chuẩn đoán bệnh.
4.1.1. Tình hình dịch bệnh các ca chó đến khám và chữa bệnh tại phòng khám Bảng 4.1. Tình hình mắc các nhóm bệnh ở chó được mang tới khám tại Bảng 4.1. Tình hình mắc các nhóm bệnh ở chó được mang tới khám tại
phòng khám
Nhóm bệnh Các bệnh thường gặp Số ca mắc
(con) Tỷ lệ mắc (%)
Bệnh truyền nhiễm Canine Parvovirus 152 17,00 Bệnh khác 98 10,96 Bệnh nội khoa 217 24,27 Bệnh kí sinh trùng 205 22,93 Bệnh ngoại khóa 135 15,10 Bệnh sản khoa 87 9,74 Tổng 894 100
Từ kết quả bảng 4.1 cho thấy chó được đến khám và điều trị chủ yếu là bệnh truyền nhiễm (27,96%). Bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc cao nhất trong đó bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus gây ra có 152/894 ca, chiếm 17%. Bệnh xảy ra do quản lý chăm sóc chưa đúng cách, điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh tồn tại và phát triển. Cùng với đó là việc tiêm phòng cho chó chưa được quan tâm nhiều hoặc có thể do tiêm vaccine không đúng quy trình hoặc bảo quản không tốt. Bên cạnh đó, việc quản lý xuất khẩu và nhập khẩu động vật chưa được chặt chẽ.
đường tiêu hóa, đường tiết niệu,... Theo chúng tôi nhóm bệnh nội khoa thường xuất hiện nhiều khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc khi con vật được chăm sóc không hợp lý như: Nằm lạnh, nằm điều hòa, ít được tắm nắng, chế độ dinh dưỡng không phù hợp... Nhiều chủ của con vật không am hiểu về đặc tính riêng của từng giống chó.
Bệnh ký sinh trùng cũng chiếm tỷ lệ 22,93% trong tổng số các ca bệnh
được đưa đến khám và điều trị tại phòng khám. Chủ yếu là các bệnh như: giun, sán, ve, ghẻ...Nguyên nhân chính là do người nuôi cún còn chưa chú ý đến việc tẩy giun sán định kì cho vật nuôi hay môi trường sống không đảm bảo vệ sinh. Do một số giống chó sống ở vùng lạnh khi về Việt Nam do không hợp với khí hậu làm cho sức đề kháng của bề mặt da yếu, đồng thời trên bề mặt da có sẵn nấm, ghẻ, ve... dễ mắc các bệnh về da. Bệnh làm giảm sức đề kháng của con vật, không được điều trị kịp thời gây bệnh mãn tính rồi kiệt sức và tử vong.
Bệnh ngoại khoa chiếm tỷ lệ thấp nhất 15,1%, người chăn nuôi chó ngày nay thường nuôi nhốt chó trong nhà, ít cho ra ngoài hay thả rông ngoài đường nên hạn chế được những tổn thương đáng tiếc xảy ra, do đó tỷ lệ bị bệnh thấp. Nguyên nhân chó mắc bệnh chủ yếu là do tai nạn hay giao lưu với những giống chó chiến khác có thể gây áp - xe, hoại tử, chấn thương…. Nhẹ có thể gây gãy chân, liệt, nặng có thể gây tử vong.
Bệnh sản khoa có tỷ lệ 9,74% những năm gần đây các ca mắc có xu hướng tăng lên. Có thể lí giải điều này là do số lượng vật nuôi ngày càng tăng lên, lượng chó du nhập vào Việt Nam không dõ nguồn gốc xuất xứ càng nhiều và đặc điểm của một số giống cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Một số giống chó cảnh được nuôi có vóc dáng nhỏ bé thường dễ mắc các bệnh sản khoa như: Khó đẻ, sát nhau, thai chết lưu, tụt canxi....
4.1.2. Tình hình chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus theo giống
Mỗi cá thể trong cùng một quần thể nói chung, cũng như mỗi cá thể trong cùng một loài, một giống tuy điều kiện sống, chăm sóc, nuôi dưỡng như nhau, cùng chịu sự tác động của mầm bệnh như nhau, nhưng không phải con vật nào cũng mắc bệnh giống nhau, có con mắc bệnh nặng, có con mắc nhẹ, có con không mắc, nói cách khác các cá thể trong một quần thể không cùng mắc một thể, bởi vì mỗi một giống chó có sự thích nghi với điều kiện sống khác nhau, sức đề kháng cũng khác nhau, do đó sự mẫn cảm với mầm bệnh cũng khác nhau. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do
Parvovirus theo các giống khác nhau, được đưa đến khám và chữa bệnh tại
Kết quả thu được trình bày ở bảng 4.2
Bảng 4.2. Phân loại chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus
theo giống (n = 152 con)
Nhóm Số dương tính với Parvo (con) Tỉ lệ mắc %
Chó nội 28 18,42
Chó ngoại 124 81,58
Hình 4.1. Phân loại chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm
do Parvovirus theo giống
Qua bảng 4.2 và hình 4.1 cho thấy tỷ lệ chó ngoại mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus cao hơn so với chó nội. Tỷ lệ chó nội mắc bệnh
Parvovirus chiếm 18,42%, tỷ lệ này ở các giống chó ngoại là 81,58%. Theo kết
quả nghiên cứu của (Phạm Sỹ Lăng và cs., 2006) cho rằng chó nội ít mắc bệnh hơn chó ngoại. Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả của tác giả.
Theo chúng tôi có kết quả trên là do các giống chó ngoại mới được nhập về nuôi tại Việt Nam vào những năm gần đây. Do đó, chúng chưa hoàn toàn thích nghi với điều kiện sống ở nước ta; vì vậy, mức độ mẫn cảm với mầm bệnh