Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.1. Tình hình mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do parvoviru sở một số
4.1.2. Tình hình chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus theo
Mỗi cá thể trong cùng một quần thể nói chung, cũng như mỗi cá thể trong cùng một loài, một giống tuy điều kiện sống, chăm sóc, nuôi dưỡng như nhau, cùng chịu sự tác động của mầm bệnh như nhau, nhưng không phải con vật nào cũng mắc bệnh giống nhau, có con mắc bệnh nặng, có con mắc nhẹ, có con không mắc, nói cách khác các cá thể trong một quần thể không cùng mắc một thể, bởi vì mỗi một giống chó có sự thích nghi với điều kiện sống khác nhau, sức đề kháng cũng khác nhau, do đó sự mẫn cảm với mầm bệnh cũng khác nhau. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do
Parvovirus theo các giống khác nhau, được đưa đến khám và chữa bệnh tại
Kết quả thu được trình bày ở bảng 4.2
Bảng 4.2. Phân loại chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus
theo giống (n = 152 con)
Nhóm Số dương tính với Parvo (con) Tỉ lệ mắc %
Chó nội 28 18,42
Chó ngoại 124 81,58
Hình 4.1. Phân loại chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm
do Parvovirus theo giống
Qua bảng 4.2 và hình 4.1 cho thấy tỷ lệ chó ngoại mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus cao hơn so với chó nội. Tỷ lệ chó nội mắc bệnh
Parvovirus chiếm 18,42%, tỷ lệ này ở các giống chó ngoại là 81,58%. Theo kết
quả nghiên cứu của (Phạm Sỹ Lăng và cs., 2006) cho rằng chó nội ít mắc bệnh hơn chó ngoại. Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả của tác giả.
Theo chúng tôi có kết quả trên là do các giống chó ngoại mới được nhập về nuôi tại Việt Nam vào những năm gần đây. Do đó, chúng chưa hoàn toàn thích nghi với điều kiện sống ở nước ta; vì vậy, mức độ mẫn cảm với mầm bệnh là cao hơn do đó dễ bị bệnh hơn, trong khi đó các giống chó nội đã sống qua nhiều thế hệ ở Việt Nam, chúng đã thích nghi với điều kiện môi trường sống ở nước ta nên có sức đề kháng với bệnh nói chung và bệnh viêm ruột truyền nhiễm
do Parvovirus nói riêng tốt.
Sỹ Lăng và cs., (1993).