Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.3. Máu và vai trò của máu trong cơ thể
2.3.2. Thành phần hữu hình
Huyết cầu chiếm 40% gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu đều do tủy xương tạo ra. Các tế bào tăng lên hoàn toàn bằng cách phân bào sau đó là sự trưởng thành của mỗi dòng tế bào (Phạm Minh Đức, 1995). Tế bào gốc bao gồm tế bào liên võng (gồm liên võng thực bào, liên võng kiểu monocyte) và kiểu lymphocyte.
a. Hồng cầu
Năm 1673, Leewenhook, người phát minh ra kính hiển vi đã phát hiện ra một khối hình cầu nhỏ trong máu người. Năm 1873, William Henson thừa nhận những phần tử có màu đỏ là hồng cầu và chúng có vai trò lớn trong cơ thể.
Hồng cầu của gia súc có hình đĩa lõm 2 mặt, không có nhân để tăng diện tích tiếp xúc với chất khí.
Số lượng hồng cầu thay đổi theo giống, tuổi, giới tính, chế độ dinh dưỡng, trạng thái sinh lý và bệnh lý của cơ thể.
Số lượng hồng cầu phản ánh chất lượng con giống. Số lượng hồng cầu càng nhiều thì sức sống của con vật càng tốt. Khi hồng cầu bị giảm đột ngột là biểu hiện của một số bệnh như lê dạng trùng, tiên mao trùng ở gia súc do hồng cầu bị phá hủy hàng loạt.
Hồng cầu sống không lâu, hồng cầu của loài nhai lại và lợn chỉ sống từ 1- 2 tháng, còn của các động vật khác là 4 tháng. Hồng cầu già sẽ vỡ ra và được tế bào lưới, nội mô ở gan, lách, tủy xương tiến hành thực bào.
Nhiều hồng cầu non được sinh ra không ngừng nên số lượng hồng cầu trong máu nói chung là ít thay đổi.
b. Bạch cầu
Bạch cầu là loại tế bào máu có nhân, tương bào, có khả năng di động theo kiểu amip, không có sắc tố với số lượng ít ổn định và phụ thuộc vào trạng thái sinh lý của cơ thể. Bạch cầu được tạo ra trong hệ thống nội mô và bị phá hủy ở gan và lách. Chức năng của bạch cầu là bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng và ngộ độc trong hệ thống phòng vệ chung của cơ thể, chức năng này được thực hiện thông qua hiện tượng thực bào và miễn dịch dịch thể.
Bạch cầu được chia làm 2 loại: bạch cầu có hạt và bạch cầu không hạt. Bạch cầu có hạt
Trong bào tương có nhiều hạt, căn cứ vào đặc điểm bắt màu của các hạt trong bào tương chia làm 3 loại.
Bạch cầu ái toan là loại bạch cầu trong bào tương có hạt to trong bắt màu đỏ, nhân cũng được chia làm ba loại ấu, gậy, đốt, nhưng thường chia nhiều múi nối với nhau.
Bạch cầu ái kiềm là loại bạch cầu trong bào tương có hạt bắt màu xanh,
nhân có dạng chữ “S” hoặc hình lá.
Bạch cầu trung tính là loại bạch cầu mà trong bào tương có các hạt nhỏ,
mịn, bắt màu hồng nhạt hoặc tím hoa cà. Nhân có hai dạng, khi còn non nhân có hình ấu và hình gậy, khi trưởng thành nhân chia làm 3 – 5 đốt. Bạch cầu trung tính di động kiểu amip và có thể trườn trên các sợi tơ loại như tơ huyết. Chức năng chính của bạch cầu đa nhân trung tính là thực bào.
Bạch cầu không hạt gồm hai loại
Lâm ba cầu (lymphocyte): Có vòng sáng xung quanh nhân, nhân hình gần
tròn, hoặc hình bầu dục chiếm hầu hết tế bào. Ở gia súc lâm ba cầu tăng mạnh trong các bệnh sốt truyền nhiễm (Nguyễn Xuân Tịnh và cs., 1996).
Bạch cầu đơn nhân lớn là loại bạch cầu to nhất, nhân hình móng ngựa
chiếm gần hết bào tương. Bào tương không hạt nhuộm màu xám tro. Chúng có khả năng thực bào và ẩm bào các dị vật và các vi sinh vật, do đó đóng vai trò quan trọng trong cơ thể tạo sức kháng ban đầu cũng như trong cơ chế đáp ứng miễn dịch của cơ thể.
Chức năng sinh lý của bạch cầu đó là: thực bào, miễn dịch dịch thể và miễn
dịch tế bào.
Thực bào là khả năng ăn những chất lạ hoặc vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể
tạo cho cơ thể sức đề kháng tự nhiên dẫn đến hình thành miễn dịch bẩm sinh (Nguyễn Xuân Tịnh và cs., 1996).
Bạch cầu trung tính, bạch cầu đơn nhân lớn: là hai loại bạch cầu có khả
năng thực bào rất mạnh, đặc biệt là bạch cầu trung tính, nhưng toàn diện nhất lại là bạch cầu đơn nhân lớn. Bạch cầu trung tính và bạch cầu đơn nhân lớn giảm nhanh khi chó bị viêm ruột ỉa chảy nhất là trong trường hợp chó mắc hội chứng viêm ruột ỉa chảy cấp tính.
Bạch cầu ái toan có vai trò trung hòa chất histamine và vận chuyển
serotonin, có hoạt động thực bào nhưng không quan trọng, vai trò sinh lý của bạch cầu ái toan không rõ ràng. Chúng tham gia vào những phản ứng bảo vệ cơ thể trong tình huống dị ứng miễn dịch. Bạch cầu ái toan giảm khi chó bị viêm ruột, tăng trong các bệnh dị ứng, hen suyễn, thời kỳ phục hồi của bệnh
Bạch cầu ái kiềm: Trong bạch cầu ái kiềm có một số men, histamine bất hoạt, chúng chỉ hoạt động được khi được giải phóng ra ngoài. Chúng có khả năng gắn kết các IgE trên màng tế bào có phản ứng kháng nguyên.
Tế bào lympho thực hiện phản ứng miễn dịch dịch thể nhờ 2 dạng tế bào lympho B và lympho T của cơ thể.
Sự biến đổi số lượng bạch cầu và ý nghĩa trong chẩn đoán
Số lượng bạch cầu thường ít ổn định và phụ thuộc vào trạng thái sinh lí của cơ thể. Trong trường hợp sinh lí, số lượng bạch cầu thường tăng sau khi ăn, khi đang vận động, khi con vật có thai… và giảm khi tuổi tăng lên.
Hiện tượng tăng bạch cầu
Tăng bạch cầu trung tính gặp trong các tình trạng nhiễm khuẩn, có các viêm mủ, khi tiêm vaccine, ...
Tăng bạch cầu ái toan gặp trong trường hợp dị ứng, nhiễm kí sinh trùng đường tiêu hóa, bệnh ngoài da, tăng sinh tủy xương sau nhiễm xạ.
Tăng bạch cầu ái kiềm gặp trong các bệnh bạch cầu ác tính dòng bạch cầu có hạt, dị sản tủy xương.
Tăng bạch cầu lymphocyte trong nhiễm virus, nhiễm khuẩn mạn tính, viêm gan. Tăng monocyte khi cơ thể nhiễm khuẩn mạn tính, lao.
Hiện tượng giảm số lượng bạch cầu
Thường gặp trong các trường hợp ngộ độc asen, sulfamit, trong các bệnh dịch tả lợn, phó thương hàn, viêm phổi, ...
Giảm bạch cầu trung tính gặp trong nhiễm trùng huyết, xảy thai, truyền nhiễm, nhiễm xạ, trúng độc bezen, thủy ngân, ...
Theo Nguyễn Xuân Tịnh và cs. (1996) số lượng bạch cầu của chó là 9,4 nghìn/ mm3 máu.
Theo Vũ Như Quán và cs., 2010 tỷ lệ (%) các loại bạch cầu của chó khỏe là:
Loại bạch cầu Tỷ lệ (%)
Trung tính 58,25
Ái toan 5,62
Ái kiềm 0,68
Đơn nhân lớn 4,82
c. Tiểu cầu
Hay còn gọi là huyết tiểu bản thường có nhiều trong máu. Tiểu cầu không có nhân, có hạt ái kiềm gọi là hạt nhiễm sắc, tập trung thành từng đám xung quanh bào tương ái kiềm gọi là khu sáng. Tuy không có nhân nhưng tiểu cầu vẫn mang nhiều hạt và chuyển hóa mạnh mẽ, đóng vai trò rất quan trọng trong đông, cầm máu.
Chức năng chính của tiểu cầu là giải phóng chất Throboplastin, góp phần làm đông máu. Ngoài ra còn có tính chất đặc biệt là ngưng kết thành từng cục mỗi khi gặp diện tích thô ráp và vật lạ. Vì thế, tiểu cầu đóng góp vào việc bảo vệ cơ thể và làm cho vết thương có thể khép lại mau chóng do ngưng kết quanh miệng vết thương.
Tiểu cầu sống được 3 - 5 ngày, bình thường bị phân hủy trong các tế bào liên võng nội mạc của gan, nhất là lách. Số lượng tiểu cầu tăng lúc ăn nhiều thịt, lúc chảy máu, những cơn dị ứng, khi bị cắt lách, chấn thương, dập nát, nhiễm khuẩn, ... Tiểu cầu giảm trong bệnh thiếu máu ác tính, bệnh ban xuất huyết, sốc phản vệ, trong các giai đoạn cấp tính của các bệnh nhiễm trùng và lúc bị chiếu chất phóng xạ.
Bảng 2.1. Chỉ tiêu sinh lý trên chó
Chỉ tiêu Đơn vị tính Trị số
Hồng cầu 106/mm3 5,20 – 8,06 Bạch cầu 103/mm3 5,40 – 15,30 Hemoglobin g/100ml 12,40 – 19,10 Hematocrite Ml/100ml 37,00 – 55,00 ASAT (aspartate aminotranferase) UI/l < 20 ALAT( alanine aminotranferase) UI/l < 30
Urea g/l 0.2 – 0.5 Bilirubine Mg/l 1 – 6 Creatine g/l 10 – 20 Protein tổng số g/l 54 – 71 Albumin g/l 23 – 32 Globulin g/l 27 – 44