Nội dung phân tích báo cáo tài chính đối với những đối tƣợng bên trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần may đáp cầu (Trang 37 - 53)

2.2.3. Nội dung phân tích báo cáo tài chính đối với những đối tƣợng bên trong doanh nghiệp trong doanh nghiệp

Nhà quản trị trong doanh nghiệp cần thông tin để đƣa ra các quyết định cho quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp nhƣ chọn phƣơng án nào để hiệu quả cao nhất, hoặc huy động nguồn đầu tƣ nào để chi phí thấp nhất… Do đó, không ai khác hơn, chính các nhà quản trị trực tiếp doanh nghiệp là những ngƣời có nhu cầu cao nhất về phân tích báo cáo tài chính. Nhà quản trị quan tâm phân tích báo cáo tài chính nhằm nhìn thấy toàn diện về thực trạng tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nói một cách cụ thể hơn, phân tích báo cáo tài chính nhằm kiểm soát chi phí và cải thiện khả năng sinh lời.

Đối với những nhà quản trị trong doanh nghiệp, tài liệu dùng để phân tích báo cáo tài chính đa dạng, phong phú hơn những đối tƣợng bên ngoài. Bên cạnh việc sử dụng các thông tin trình bày trên báo cáo tài chính, họ còn tiếp cận với các thông tin trên các báo cáo chi tiết cũng nhƣ các thông tin phi tài chính trong đơn vị. Nội dung phân tích báo cáo tài chính mà nhà phân tích trong doanh nghiệp tiến hành rất đa dạng. Tuỳ thuộc vào các cấp lãnh đạo (các trung tâm trách nhiệm) mà giữa các nhà quản trị có nhu cầu khác nhau về phân tích báo cáo tài chính. Trung tâm đầu tƣ quan tâm đến suất sinh lời trên vốn đầu tƣ, trung tâm doanh thu chú ý đến số vòng quay của tài sản hay suất sinh lời của doanh thu,

trung tâm chi phí lại thƣờng quan tâm đến tỷ lệ lãi gộp… Ngoài ra, các nhà quản trị trong doanh nghiệp cũng tự nhìn về doanh nghiệp mình nhƣ những gì mà các đối tƣợng bên ngoài nhìn nhận và đánh giá. Do đó, ngoài các chỉ tiêu phân tích giống nhƣ những nhà phân tích bên ngoài, các đối tƣợng bên trong doanh nghiệp còn sử dụng các chỉ tiêu sau:

2.2.3.1. Phân tích cấu trúc tài chính

Cấu trúc tài chính là một khái niệm rộng, phản ánh cấu trúc tài sản, cấu trúc nguồn vốn và cả mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. Để phân tích khái quát tình hình huy động và sử dụng vốn, nhà phân tích tiến hành phân tích cơ trúc tài sản và cơ trúc nguồn vốn.

a. Phân tích cấu trúc tài sản

Khi xem xét cơ cấu tài sản, ngoài việc so sánh tổng số tài sản cũng nhƣ từng loại tài sản cuối kỳ so với đầu năm còn phải xem xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số và xu hƣớng biến động của chúng để thấy đƣợc mức độ hợp lý của việc phân bổ. Tỷ trọng này đƣợc tính nhƣ sau:

Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản

(%)

=

Giá trị của từng bộ phận tài sản

100 Tổng số tài sản

Việc đánh giá mức độ hợp lý trong việc phân bổ tài sản phải căn cứ trên tính chất của lĩnh vực, ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh, tính thời vụ hoặc chính sách đầu tƣ của doanh nghiệp.

Đối với tài sản cố định, tỷ trọng của tài sản này trong tổng tài sản đối với từng ngành nghề là khác nhau. Tỷ trọng này thƣờng cao đối với các doanh nghiệp sản xuất, nhất là hoạt động trong những ngành có hàm lƣợng kỹ thuật cao nhƣ: công nghiệp thăm dò và khai thác dầu khí (90%), ngành luyện kim (70%). Ngƣợc lại, trong kinh doanh thƣơng mại, dịch vụ, thông thƣờng tỷ trọng tài sản cố định thấp, ngoại trừ trƣờng hợp kinh doanh khách sạn và các hoạt động vui chơi giải trí. Do những đặc điểm trên, để đánh giá tính hợp lý trong đầu tƣ tài sản cố định cần xem xét đến số liệu trung bình ngành. Ngoài ra, tỷ trọng tài sản cố định còn phụ thuộc vào chính sách đầu tƣ, phƣơng pháp khấu hao doanh nghiệp đang áp dụng.

Đối với hàng tồn kho, tỷ trọng của loại tài sản này cũng tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của từng loại hình doanh nghiệp. Trong các

doanh nghiệp sản xuất có chu kỳ kinh doanh dài nhƣ xây lắp, đóng tàu, tỷ trọng hàng tồn kho sẽ cao. Các doanh nghiệp thƣơng mại, hàng tồn kho là đối tƣợng cơ bản trong kinh doanh nên cũng có tỷ trọng cao hơn so với các loại tài sản khác. Ngƣợc lại, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thì tỷ trọng hàng tồn kho thấp. Tỷ trọng loại tài sản này còn phụ thuộc vào chính sách dự trữ và tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, khi phân tích tỷ trọng hàng tồn kho cần xem xét trong mối tƣơng quan với tăng trƣởng của doanh nghiệp.

Đối với khoản phải thu khách hàng, tỷ trọng của loại tài sản này phụ thuộc vào phƣơng thức bán hàng, chính sách tín dụng bán hàng, khả năng quản lý nợ của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp bán lẻ, bán hàng thu tiền ngay thì tỷ trọng khoản phải thu thấp và ngƣợc lại, đối với doanh nghiệp bán buôn thì tỷ trọng này lớn. Nếu thời hạn tín dụng dài, số dƣ nợ định mức cho khách hàng cao thì tỷ trọng khoản phải thu lớn và ngƣợc lại. Tuy nhiên, tín dụng bán hàng lại ảnh hƣởng đến doanh số bán nên khi đánh giá tính hợp lý của chỉ tiêu này cần đặt trong mối quan hệ với doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp.

Trong trƣờng hợp thu thập đầy đủ số liệu, nên phân tích sự biến động về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản của doanh nghiệp qua nhiều năm khác nhau, đồng thời có thể so sánh với cơ cấu chung của ngành để việc đánh giá đƣợc toàn diện hơn.

b. Phân tích cấu trúc nguồn vốn

Phân tích cơ cấu nguồn vốn đƣợc thực hiện nhằm đánh giá tình hình huy động vốn của doanh nghiệp. Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn cũng tiến hành tƣơng tự với việc phân tích cơ cấu tài sản. Ngoài việc so sánh sự biến động trên tổng số nguồn vốn cũng nhƣ từng nguồn vốn cuối kỳ so với đầu năm, các nhà phân tích còn phải xem xét tỷ trọng từng loại nguồn vốn chiếm trong tổng số và xu hƣớng biến động của chúng nhằm đánh giá đƣợc khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp cũng nhƣ mức độ tự chủ, chủ động trong kinh doanh hay những khó khăn mà doanh nghiệp phải đƣơng đầu.

Tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn đƣợc xác định qua công thức:

Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng

số nguồn vốn (%)

=

Giá trị của từng bộ phận nguồn vốn

100 Tổng số nguồn vốn

Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp có đủ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với các chủ nợ là cao và ngƣợc lại. Tuy nhiên, để thấy rõ hơn khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp, các nhà phân tích thƣờng sử dụng các chỉ tiêu sau:

- Hệ số tài trợ: Là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Qua chỉ tiêu này cho biết vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp. Trị số của chỉ tiêu càng lớn thể hiện khả năng tự đảm bảo về tài chính, mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngƣợc lại.

- Hệ số nợ so với tài sản: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tài trợ tài sản của DN bằng các khoản nợ. Hệ số nợ so với tài sản = 1. Do đó, để giảm hệ số nợ so với tài sản, doanh nghiệp phải tìm mọi cách tăng hệ số tài trợ.

- Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đảm bảo nợ bởi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Trị số chỉ tiêu này càng nhỏ, chứng tỏ mức độ đảm bảo của vốn chủ sở hữu đối với các khoản nợ càng lớn, tính tự chủ của doanh nghiệp càng cao.

- Hệ số tự tài trợ (còn gọi là hệ số vốn chủ sở hữu trên tài sản dài hạn): Là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tƣ của vốn chủ sở hữu vào tài sản dài hạn là bao nhiêu. Trị số của chỉ tiêu càng cao, chứng tỏ vốn chủ sở hữu đƣợc đầu tƣ vào tài sản dài hạn càng lớn. Điều này tuy giúp doanh nghiệp tự bảo đảm về mặt tài chính nhƣng hiệu quả kinh doanh sẽ không cao do vốn đầu tƣ chủ yếu là tài sản dài hạn, ít sử dụng vào kinh doanh quay vòng để sinh lợi.

Khi phân tích tính tự chủ về tài chính cần sử dụng số liệu trung bình ngành, số liệu của các doanh nghiệp khác tƣơng đƣơng hoặc số liệu định mức mà ngân hàng quy định đối với doanh nghiệp. Đồng thời, để đánh giá chính xác, hợp lý về mức độ an toàn tài chính, các nhà phân tích cần liên hệ với chính sách huy động vốn và chính sách đầu tƣ trong từng thời kỳ của doanh nghiệp. Ở các doanh nghiệp có trị số chỉ tiêu “Hệ số tài trợ” thấp, “Hệ số nợ so với tổng nguồn vốn” cao sẽ gặp nhiều khó khăn khi huy động vốn từ các nhà đầu tƣ, các ngân hàng... Do đó, doanh nghiệp cần phải có các giải pháp thích hợp để duy trì tỷ trọng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu một cách phù hợp nhất.

2.2.3.2. Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh

Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần phải có một lƣợng tài sản nhất định gồm tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, vấn đề quan trọng đối với các nhà quản lý là tìm nguồn tài trợ nhƣ thế nào để đảm bảo luôn có đủ tài sản cho quá trình kinh doanh đƣợc tiến hành liên tục và hiệu quả. Về thực chất, phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh chính là việc xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn tài trợ tài sản hay chính là phân tích cân bằng tài chính của doanh nghiệp.

Cấu trúc nguồn vốn không chỉ thể hiện tính tự chủ mà còn thể hiện tính ổn định trong tài trợ. Dƣới góc độ ổn định trong tài trợ, toàn bộ nguồn vốn của doanh nghiệp đƣợc chia thành nguồn tài trợ thƣờng xuyên và nguồn tài trợ tạm thời. Nguồn tài trợ thƣờng xuyên là nguồn tài trợ mà doanh nghiệp đƣợc sử dụng lâu dài, thƣờng xuyên vào hoạt động kinh doanh, nguồn tài trợ thƣờng xuyên trong doanh nghiệp bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu; các khoản vay, nợ dài hạn, các khoản vay, nợ trung hạn. Nguồn tài trợ tạm thời là nguồn tài trợ mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian ngắn, nguồn tài trợ tạm thời trong doanh nghiệp gồm các khoản vay, nợ ngắn hạn, các khoản vay, nợ quá hạn; các khoản chiếm dụng bất hợp pháp của các cá nhân, tổ chức khác.

Dƣới góc độ này, cân bằng tài chính đƣợc thể hiện qua đẳng thức sau:

Tài sản ngắn

hạn + dài hạn Tài sản = Nguồn tài trợ thường xuyên + Nguồn tài trợ tạm thời

Đồng thời, cân bằng tài chính có thể đƣợc khái quát ở Bảng 2.1. Dƣới góc độ ổn định về nguồn tài trợ tài sản, phân tích cân bằng tài chính của doanh nghiệp sẽ cung cấp cho nhà quản lý biết đƣợc sự an toàn, tính bền vững, cân đối trong tài trợ và sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng nhƣ những nhân tố có thể gây ảnh hƣởng đến cân bằng tài chính. Khi phân tích cân bằng tài chính, trƣớc hết cần so sánh tổng nhu cầu về tài sản với nguồn tài trợ thƣờng xuyên. Nếu các nguồn tài trợ thƣờng xuyên trang trải đủ hoặc thừa tổng nhu cầu về tài sản thì doanh nghiệp cần sử dụng một cách hợp lý số dôi ra này để tránh bị chiếm dụng vốn. Ngƣợc lại, khi nguồn tài trợ thƣờng xuyên không đáp ứng đủ nhu cầu về tài sản thì doanh nghiệp cần phải có biện pháp huy động và sử dụng phù hợp. Đồng thời, đối với từng nguồn tài trợ, cần phải phân tích sự biến động về tổng số cũng nhƣ từng loại giữa cuối kỳ so với đầu năm và dựa vào sự biến động của bản thân từng nguồn tài trợ để rút ra nhận xét (Bảng 2.1).

Bảng 2.1. Nguồn tài trợ tài sản Tổng số tài sản Tài sản dài hạn

-Phải thu dài hạn

-Tài sản cố định

-Bất động sản đầu tƣ

-Đầu tƣ tài chính dài hạn

-Tài sản dài hạn khác Nguồn vốn chủ sở hữu - Vay dài hạn - Nợ dài hạn - Vay trung hạn - Nợ trung hạn Nguồn tài trợ thƣờng xuyên Tổng số nguồn tài trợ Tài sản ngắn hạn

- Tiền và tƣơng đƣơng tiền - Đầu tƣ tài chính ngắn hạn - Phải thu ngắn hạn - Hàng tồn kho - Tài sản ngắn hạn khác - Vay ngắn hạn - Nợ ngắn hạn - Chiếm dụng bất hợp pháp Nguồn tài trợ tạm thời

Từ đẳng thức cân bằng tài chính trên đây, ta có thể biến đổi nhƣ sau:

Tài sản ngắn hạn -

Nguồn tài trợ

tạm thời = Nguồn tài trợ thường xuyên - dài hạnTài sản

Về thực chất, nguồn tài trợ tạm thời cũng chính là số nợ ngắn hạn phải trả. Do vậy, vế trái của đẳng thức trên (tài sản ngắn hạn - Nguồn tài trợ tạm thời) cũng chính là chỉ tiêu “Vốn hoạt động thuần”. Vốn hoạt động thuần là chỉ tiêu phản ánh số vốn của doanh nghiệp đƣợc sử dụng để duy trì những những hoạt động bình thƣờng, diễn ra thƣờng xuyên tại doanh nghiệp. Với số vốn hoạt động thuần này, doanh nghiệp có khả năng bảo đảm chi trả cho các hoạt động diễn ra mà không cần phải vay mƣợn hay chiếm dụng bất cứ một khoản nào khác.

Nhƣ vậy có thể tính vốn hoạt động thuần theo các cách sau:

Vốn hoạt động thuần = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn (*)

Hay:

Vốn hoạt động thuần = Nguồn tài trợ thường xuyên - Tài sản dài hạn (**)

Ở cân đối (*), cho biết vốn hoạt động thuần đƣợc tài trợ chủ yếu cho tài sản ngắn hạn là những tài sản có tính thanh khoản cao (tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền, nợ phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho...). Ở cân đối (**), vốn hoạt động thuần thể hiện quan hệ tài trợ giữa nguồn tài trợ thƣờng xuyên với tài sản dài hạn.

Vốn hoạt động thuần có thể nhỏ hơn; lớn hơn hoặc bằng 0. Trong mỗi trƣờng hợp sẽ có một ý nghĩa khác nhau:

- Trường hợp vốn hoạt động thuần < 0

Trong trƣờng hợp này, nguồn tài trợ thƣờng xuyên không đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn nên phần thiếu hụt doanh nghiệp phải bù đắp bằng nợ ngắn hạn. Cân bằng tài chính trong trƣờng hợp này là không tốt vì doanh nghiệp luôn rơi vào tình trạng chịu áp lực nặng nề về thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán luôn mất cân bằng. Khi vốn hoạt động thuần càng nhỏ hơn 0, doanh nghiệp càng gặp khó khăn trong thanh toán ngắn hạn và có nguy cơ phá sản.

- Trường hợp vốn hoạt động thuần = 0

Trong trƣờng hợp này, nguồn tài trợ thƣờng xuyên của doanh nghiệp vừa đủ để trang trải cho tài sản dài hạn nên không cần huy động thêm ở nợ ngắn hạn để bù đắp. Lúc này, cân bằng tài chính xảy ra, tuy nhiên tính ổn định chƣa cao, vẫn tồn tại nguy cơ rơi vào tình trạng mất cân bằng.

- Trường hợp vốn hoạt động thuần > 0

Trong trƣờng hợp này, nguồn tài trợ thƣờng xuyên của doanh nghiệp không những đƣợc sử dụng để trang trải cho tài sản dài hạn mà còn trang trải một phần cho tài sản ngắn hạn. Lúc này, cân bằng tài chính đƣợc coi là “cân bằng tốt”, an toàn và bền vững. Một doanh nghiệp muốn hoạt động không bị gián đoạn thì cần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần may đáp cầu (Trang 37 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)