Tổng quan về Công ty Cổ phần May Đáp Cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần may đáp cầu (Trang 55)

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần May Đáp Cầu là một doanh nghiệp có 30% vốn ở hữu nhà nƣớc, thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam đƣợc thành lập năm 1967. Trải qua chặng đƣờng 45 năm đầy khó khăn, trên 7.000 cán bộ công nhân viên các thế hệ đã sống và làm việc hết mình cho sự nghiệp tồn tại và phát triển của Công ty. Trải qua 5 lần đổi tên, nhiều lần di chuyển địa điểm trong thời kỳ chiến tranh và gặp muôn vàn khó khăn, thử thách, hôm nay Công ty Cổ phần May Đáp Cầu đã trƣởng thành lớn mạnh, trở thành một thƣơng hiệu mạnh trong ngành may mặc, khẳng định vị thế trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế, đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành Dệt may Việt Nam.

Trong chặng đƣờng lịch sử của mình, Công ty trải qua 4 giai đoạn phát triển:

Giai đoạn 1966-1975: Là thời kỳ Công ty vừa xây dựng, vừa đào tạo, củng cố tổ chức, vừa sản xuất và tham gia chiến đấu trong điều kiện sơ tán để bảo toàn lực lƣợng. Đây là giai đoạn cực kỳ khó khăn nhƣng với tinh thần đoàn kết trên dƣới một lòng, hàng năm đã cung cấp ra chiến trƣờng hàng triệu bộ quần áo và quân trang khác, góp phần đắc lực vào cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Giai đoạn 1976-1985: Bắt đầu giai đoạn làm hàng xuất khẩu, thị trƣờng là Liên Xô (cũ) và các nƣớc Đông Âu, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu cho đất nƣớc. Giai đoạn này, Công ty bắt đầu làm quen với các đối tác nƣớc ngoài để phục vụ công tác phát triển sau này.

Giai đoạn 1986-2005: Chuyển từ cơ chế bao cấp sang hạch toán theo cơ chế thị trƣờng đã làm Công ty phải quyết liệt vƣơn lên, tự tìm khách hàng, cân đối thu chi để đứng vững trong cơ chế thị trƣờng.

Giai đoạn từ 2005 đến nay: Với những quyết sách đúng đắn, đội ngũ lãnh đạo nhạy bén và đội ngũ cán bộ công nhân viên đoàn kết, sáng tạo, Công ty đã có sự đổi mới toàn diện và sâu sắc nhất trên tất cả các lĩnh vực. Phƣơng thức sản xuất kinh doanh, qui mô sản xuất chuyển đổi hình thức sở hữu từ 100% vốn Nhà nƣớc sang công ty cổ phần, thời kỳ mở cửa và hội nhập với nền kinh tế khu vực và quốc tế.

Công ty Cổ phần May Đáp Cầu chuyên sản xuất các sản phẩm may mặc chất lƣợng cao theo đơn đặt hàng của khách hàng trong nƣớc và quốc tế. Công ty Cổ phần May Đáp Cầu có hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9001:2000 và thực hiện chuyên môn hóa sản xuất các mặt hàng. Công ty Cổ phần May Đáp Cầu duy trì hệ thống các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội: SA-800.

Công ty Cổ phần May Đáp Cầu chuyên sản xuất các sản phẩm may mặc: các loại Jacket, áo khoác lông vũ, áo vest, sơ mi nam, nữ, quần âu, áo váy, quần áo dệt kim, nỉ, đồng phục trẻ em và ngƣời lớn, quần áo thể thao v.v.

Năng lực sản xuất Công ty Cổ phần May Đáp Cầu là 9.000.000 sản phẩm/năm (qui đổi áo sơ mi chuẩn).

Công ty Cổ phần May Đáp Cầu đang sử dụng gần 2500 thiết bị may của các nƣớc tiên tiến trên thế giới nhƣ Mỹ, Nhật, CHLB Đức... có nhiều thiết bị hiện đại chuyên dùng nhƣ: hệ thống máy trải vải tự động, máy cắt tự động, máy bổ túi tự động, hệ thống là form quần áo và Jacket, hệ thống thiết kế mẫu bằng máy vi tính.

Công ty Cổ phần May Đáp Cầu sẵn sàng hợp tác liên doanh với các bạn hàng trong và ngoài nƣớc để đầu tƣ và sản xuất kinh doanh hàng may mặc.

3.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần may Đáp Cầu

Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty

Ðại hội đồng cổ đông: Ðại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty cổ phần may Đáp Cầu, gồm: đại hội cổ đông thành lập, đại hội cổ đông thƣờng niên, đại hội cổ đông bất thƣờng.

Đại hội đồng cổ đông thƣờng niên mỗi năm họp một lần do chủ tịch hội đồng quản trị triệu tập trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Trƣờng hợp phát sinh những vấn đề bất thƣờng, ảnh hƣởng đến tổ chức và hoạt động của Công ty thì hội đồng quản trị phải triệu tập đại hội cổ đông bất thƣờng.

Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty cổ phần may Đáp Cầu. Hội đồng quản trị có 05 thành viên do đại hội cổ đông bầu hoặc bãi miễn, mỗi thành viên có nhiêm kỳ là 05 năm. Hội đồng quản trị thông qua các quyết định bằng hình thức biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.

Ban kiểm soát: Ban kiểm soát do Ðại hội cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh và báo cáo

tài chính của Công ty. Báo cáo đại hội cổ đông về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của việc ghi chép, lƣu trữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính và các báo cáo khác của Công ty. Hiện tại Ban kiểm soát gồm 3 thành viên, mỗi thành viên có nhiệm kỳ 05 năm.

Tổng Giám đốc và bộ máy giúp việc: Tổng giám đốc là ngƣời điều hành mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng ngày của Công ty. Tổng giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm theo hình thức bỏ phiếu kín.

Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trƣớc hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ đƣợc giao.

Giúp việc Tổng giám đốc có các Phó tổng giám đốc, Giám đốc điều hành do hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Tổng giám đốc.

Cơ cấu tổ chức của công ty:

Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần May Đáp Cầu đƣợc tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng (Hình 3.1).

3.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần may Đáp Cầu

Công ty Cổ phần May Đáp Cầu chuyên sản xuất, xuất nhập khẩu trực tiếp các sản phẩm may mặc chất lƣợng cao theo đơn đặt hàng của khách hàng trong nƣớc và nƣớc ngoài. Công ty có hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9001-2000, luôn duy trì hệ thống các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA-8000 và thực hiện chuyên môn hoá sản xuất các loại mặt hàng khác nhau. Công ty chuyên sản xuất các sản phẩm may mặc: các loại Jacket, áo khoác lông vũ, áo vest, sơ mi nam, nữ, quần âu, áo váy, quần áo dệt kim, nỉ, đồng phục trẻ em và ngƣời lớn, quần áo thể thao,… Năng lực sản xuất của Công ty là 9.000.000 sản phẩm/ năm (qui đổi theo áo sơ mi chuẩn).

Công ty đang sử dụng gần 2.500 thiết bị may của các nƣớc tiên tiến trên thế giới nhƣ Mỹ, Nhật Bản, Cộng hòa liên bang Đức v.v. Có nhiều thiết bị hiện đại chuyên dùng nhƣ: Hệ thống trải vải và cắt vải tự động, máy thêu tự động, máy bổ túi tự động, hệ thống là form quần áo và Jacket, hệ thống thiết kế, giác mẫu vi tính v.v. Công ty cổ phần may Đáp Cầu có 4 xí nghiệp may, với tổng số 3.000 cán bộ công nhân viên trong đó có 1 xí nghiệp hợp tác sản xuất kinh doanh với tập đoàn SINGLUN (Singapore). Hiện nay, Công ty đã phát triển thêm 3 công ty con là Công ty cổ phần Đáp Cầu – Yên Phong; Công ty cổ phần Đáp Cầu – Gia Khánh; Công ty cổ phần Đáp Cầu – Lục Ngạn giải quyết việc làm cho 1.500 lao động các địa phƣơng vùng sâu, vùng xa.

Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần May Đáp Cầu

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN GIÁM ĐỐC

BAN KIỂM SOÁT

Phòng Kế toán tài chính Văn phòng công ty Phòng Quản lý chất lƣợng Phân xƣởng cơ điện Phân xƣởng sản xuất 1 Phân xƣởng sản xuất 2 Phân xƣởng sản xuất 3 Phân xƣởng sản xuất 4 Phòng Xuất nhập khẩu Phòng Vật Phòng Kỹ thuật

Sản phẩm của Công ty đã xuất khẩu và có uy tín trên thị trƣờng của 28 nƣớc trên thế giới nhƣ Mỹ, Nhật Bản, CHLB Đức, Tây Ban Nha, Pháp, Đan Mạch, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Australia v.v. Công ty sẵn sàng hợp tác liên doanh với các bạn hàng trong và ngoài nƣớc để đầu tƣ và sản xuất kinh doanh hàng may mặc.

3.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán

3.1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

Công tác hạch toán kế toán tại Công ty đƣợc tổ chức theo hình thức kế toán tập trung. Mọi nghiệp vụ phát sinh đều đƣợc xử lý tại phòng Tài chính- Kế toán. Đứng đầu bộ máy kế toán tại Công ty là Kế toán trƣởng, đây là ngƣời trực tiếp điều hành công tác kế toán, tham mƣu cho Giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch tài chính, huy động các nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc về tình hình tài chính của Công ty. Kế toán tổng hợp là ngƣời tổng hợp sổ sách từ các phần hành để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, xác định kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán. Ngoài ra, bộ máy kế toán tại Công ty còn chia thành các phần hành: Kế toán thanh toán; Kế toán tiền lƣơng; Kế toán tiêu thụ, công nợ phải thu; Kế toán vật tƣ, công nợ phải trả; Kế toán thuế, tài sản cố định, thống kê, chứng khoán. Mỗi phần hành đƣợc giao cho một kế toán viên phụ trách, các kế toán viên có trách nhiệm ghi chép đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến phần hành của mình phụ trách. Có thể khái quát tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty (Hình 3.2).

Hình 3.2. Tổ chức bộ máy kế toán tại CTCP May Đáp Cầu Kế toán trƣởng Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Kế toán tiền lƣơng Kế toán tiêu thụ, công nợ phải thu Kế toán vật tƣ, công nợp phải trả Kế toán thuế, TSCĐ, thống kê, chứng khoán

3.1.4.2. Đặc điểm tổ chức sổ kế toán tại Công ty

Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ. Toàn bộ công tác kế toán đƣợc thực hiện trên máy vi tính (Hình 3.3).

Hằng ngày, từ các chứng từ gốc đã đƣợc kiểm tra, kế toán phân loại chứng từ, sau đó vào sổ kế toán chi tiết đồng thời vào chứng từ ghi sổ. Từ những chứng từ thu chi quỹ tiền mặt, thủ quỹ vào sổ quỹ và cuối ngày chuyển cho phần hành kế toán có liên quan để xử lý.

Cuối tháng, từ sổ kế toán chi tiết của từng đối tƣợng, kế toán chi tiết lập bảng tổng hợp chi tiết, từ chứng từ ghi sổ, kế toán tổng hợp lập Sổ Cái các tài khoản. Sau đó, kế toán tổng hợp sẽ đối chiếu số liệu giữa bảng tổng hợp chi tiết và Sổ Cái các tài khoản để kiểm tra tính chính xác của số liệu nhập vào.

Cuối quý, căn cứ vào Sổ Cái các tài khoản để lập Bảng cân đối tài khoản. Căn cứ vào bảng cân đối, bảng tổng hợp chi tiết để lập các báo cáo kế toán.

Hình 3.3. Hình thức kế toán tại Công ty Cổ phần May Đáp Cầu

Sổ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi

tiết Chứng từ gốc

Chứng từ - ghi sổ

Sổ cái

Bảng cân đối tài khoản Báo cáo kế toán Sổ đăng ký chứng từ

ghi sổ

Ghi hàng ngày

Ghi định kỳ hoặc cuối tháng Đối chiếu kiểm tra

3.1.4.3. Đặc điểm về cơ chế quản lý tài chính của Công ty

Các cá nhân, các bộ phận trong Công ty có trách nhiệm thực hiện đúng cơ chế quản lý tài chính, mọi sự vi phạm đều phải bị xử lý. Cơ chế đề cập đến nhiều vấn đề, trong đó, đặc biệt chú trọng đến các vấn đề liên quan đến việc sử dụng vốn, bảo toàn vốn, kiểm soát chi phí, phân phối lợi nhuận:

- Trong các hoạt động sử dụng vốn đầu tƣ trực tiếp hoặc gián tiếp, mua

sắm tài sản, Giám đốc có quyền quyết định đối với các hoạt động sử dụng dƣới 10% vốn điều lệ; từ 10% đến 50% vốn điều lệ do Hội đồng quản trị quyết định; trên 50% vốn điều lệ do Đại hội đồng cổ đông quyết định.

- Trong hoạt động huy động vốn, Hội đồng quản trị quyết định các hợp đồng vay vốn có giá trị lớn hơn vốn điều lệ của Công ty, các hợp đồng vay vốn khác có giá trị bằng hoặc thấp hơn vốn điều lệ do Giám đốc quyết định.

- Công ty có trách nhiệm bảo toàn vốn bằng các biện pháp nhƣ: Thực hiện

đúng chế độ quản lý, sử dụng vốn, tài sản, phân phối lợi nhuận và chế độ kế toán theo quy định của Nhà nƣớc; Mua bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật; Trích lập các khoản dự phòng rủi ro sau:

 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho với mức dự phòng giảm giá không quá

20% tổng giá trị hàng tồn kho tại thời điểm lập báo cáo.

 Dự phòng phải thu khó đòi nếu nợ phải thu quá hạn thanh toán ghi trên

hợp đồng kinh tế hoặc nợ phải thu chƣa đến hạn thanh toán nhƣng khách nợ đã lâm vào tình trạng phá sản. Mức lập dự phòng phải thu khó đòi không quá 20% tổng số dƣ nợ phải thu của Công ty tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm. Trong đó: 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn dƣới 1 năm; 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 đến dƣới 2 năm; 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 đến dƣới 3 năm; Các khoản nợ quá hạn 3 năm trở lên xử lý nhƣ nợ phải thu không có khả năng thu hồi.

 Dự phòng các khoản giảm giá chứng khoán đầu tƣ đƣợc trích với mức không quá 20% tổng giá trị chứng khoán đầu tƣ tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm.

 Dự phòng về trợ cấp mất việc làm, thôi việc từ 1% đến 3% trên quỹ tiền

lƣơng làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội của Công ty.

- Mọi tổn thất về tài sản của Công ty đều phải đƣợc lập biên bản xác định

quan thì ngƣời gây ra tổn thất phải bồi thƣờng. Đối với tài sản đã mua bảo hiểm, xử lý theo hợp đồng bảo hiểm. Giá trị tài sản tổn thất sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thƣờng, nếu thiếu sẽ đƣợc bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính của Công ty. Khi quỹ dự phòng không đủ bù đắp thì phần thiếu đƣợc hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ; Những trƣờng hợp đặc biệt do thiên tai hoặc do nguyên nhân bất khả kháng gây thiệt hại nghiêm trọng, Giám đốc Công ty lập phƣơng án xử lý trình Hội đồng quản trị quyết định.

- Ban điều hành Công ty phải quản lý chặt chẽ các khoản chi phí để giảm

chi phí và giá thành sản phẩm nhằm tăng lợi nhuận. Muốn thực hiện điều này, Ban điều hành cần phải phân công các phòng chức năng xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các định mức kinh tế- kỹ thuật. Các định mức phải đƣợc phổ biến đến tận ngƣời thực hiện. Trƣờng hợp không thực hiện đƣợc các định mức, làm tăng chi phí phải phân tích rõ nguyên nhân, trách nhiệm để xử lý theo quy định của pháp luật. Các khoản chi tiêu phải có chứng từ hợp pháp, hợp lệ và đƣợc hạch toán vào chi phí theo quy định của pháp luật.

- Lợi nhuận thực hiện của Công ty sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, phần còn lại sẽ đƣợc chia cổ tức; trích lập các quỹ đầu tƣ phát triển, quỹ khen thƣởng, phúc lợi, quỹ dự phòng tài chính, các quỹ khác theo quy định của pháp luật; trích lập quỹ tiền thƣởng Ban điều hành Công ty.

- Hội đồng quản trị quyết định kế hoạch tài chính của Công ty và thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần may đáp cầu (Trang 55)