Phân tích thông tin tài chính cho ngƣời cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần may đáp cầu (Trang 32 - 37)

Những ngƣời cho vay cần thông tin về tình hình công nợ, khả năng tăng trƣởng của doanh nghiệp, từ đó phán đoán khả năng trả nợ theo đúng hợp đồng vay vốn của doanh nghiệp để quyết định có nên cho doanh nghiệp vay vốn hay không, vay với số tiền bao nhiêu, thời hạn bao lâu... Do đó, các nội dung phân

tích đƣợc họ quan tâm nhất chính làkhả năng thanh toán.

Tình hình tài chính của doanh nghiệp đƣợc thể hiện rõ nét qua khả năng thanh toán, đó là khả năng doanh nghiệp trả đƣợc các khoản nợ khi nó đến thời hạn. Nếu doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao, cho thấy tình hình tài chính khả quan và ngƣợc lại. Phân tích khả năng thanh toán là xem xét tài sản của doanh nghiệp có đủ khả năng trang trải các khoản nợ hay không. Mỗi loại tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền ở những mức độ khác nhau, mỗi khoản nợ có thời gian thanh toán khác nhau, vì vậy khi đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, ngƣời ta phải tính toán nhiều chỉ tiêu khác nhau.

Để đánh giá khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, nhà phân tích sử dụng chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát”. Chỉ tiêu này đƣợc tính nhƣ sau:

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng số TS Tổng số nợ phải trả

Có sự khác nhau trong các tài liệu về tên gọi của chỉ tiêu này. Ví nhƣ, theo Phạm Thị Gái (2004) chỉ tiêu này đƣợc gọi là “Hệ số khả năng thanh toán hiện hành”. Còn theo Nguyễn Văn Công (2005) chỉ tiêu này gọi là “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát”. Tên gọi của chỉ tiêu này là “Hệ số khả năng thanh toán tổng

quát” là phù hợp, bởi “Hệ số khả năng thanh toán hiện hành” “dễ khiến người đọc

nhầm lẫn với khả năng thanh toán hiện thời (thanh toán nợ ngắn hạn)”. Mặt khác, “do chỉ tiêu được tính bằng cách so sánh tổng số tài sản hiện có với tổng số nợ phải trả, phản ánh khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo” nên tên gọi “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát” là phù hợp.

Để đánh giá khả năng thanh toán tạm thời các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, ngƣời phân tích sử dụng chỉ tiêu “Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn”. Chỉ tiêu này đƣợc xác định nhƣ sau:

Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn = Tổng giá trị thuần của TSNH Tổng số nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết khả năng giá trị thuần của tài sản ngắn hạn đảm đƣơng các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải vay thêm. Theo tác giả Nguyễn Văn Công (2005) nếu chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thƣờng hoặc khả quan. Ngƣợc lại, nếu chỉ tiêu này càng nhỏ hơn 1 thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng thấp. Tác giả Nguyễn Tấn Bình (2000) cho

rằng, chỉ tiêu này “thông thường lớn hơn hoặc bằng 2 ( 2) thì được xem là lành

mạnh”. Cũng có tác giả cho rằng, “hệ số thanh toán ngắn hạn được các chủ nợ

chấp nhận là bằng 2”. Tuy nhiên, để đánh giá hệ số này của một doanh nghiệp là tốt hay xấu cần phải xem xét thêm các yếu tố: bản chất ngành kinh doanh, từng loại hình doanh nghiệp, cơ cấu tài sản ngắn hạn, hệ số quay vòng của từng loại tài sản ngắn hạn.

Bên cạnh chỉ tiêu “Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn”, các nhà phân tích còn sử dụng chỉ tiêu “Hệ số thanh toán nhanh” để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền, các khoản tƣơng đƣơng tiền và các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn. Chỉ tiêu này đƣợc tính nhƣ sau:

Hệ số khả năng

thanh toán nhanh =

Tiền, các khoản tương đương tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

Tổng số nợ ngắn hạn

Trong các tài liệu khác, tử số của công thức trên có thể tính bằng các chỉ tiêu khác nhau, nhƣ là: Tiền cộng với đầu tƣ chứng khoán ngắn hạn và khoản phải thu của khách hàng hay Tài sản lƣu động trừ cho hàng tồn kho. Trong nền kinh tế thị trƣờng nói chung và thị trƣờng tài chính, tiền tệ chƣa phát triển nhƣ ở Việt Nam, việc trao đổi, mua bán các “khoản phải thu” chƣa trôi chảy thì tử số của công thức này nên là Tiền, các khoản tƣơng đƣơng tiền và các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn. Tuy nhiên công thức chỉ là bƣớc dẫn đƣờng, là cách cô đọng ý tƣởng của vấn đề, đối với từng doanh nghiệp cụ thể, có thể sử dụng các chỉ tiêu

trên tử số của công thức này một cách linh hoạt, bởi “về nguyên tắc, tất cả những

tài sản có thể biến nhanh thành tiền đều có thể đặt trên tử số”. Điều này đƣợc thấy rõ nhất đối với các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc, đá quý, hàng tồn kho chính vàng bạc, khả năng thanh khoản của loại hàng tồn kho này rất cao, do đó, nó hoàn toàn có thể trả nợ nhanh.

hình thanh toán tƣơng đối khả quan, nếu hệ số này nhỏ hơn 0,5 thì doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ. Tuy nhiên, hệ số này quá lớn lại gây ra tình trạng mất cân đối của tài sản ngắn hạn do khi tập trung quá nhiều vào vốn bằng tiền và các chứng khoán ngắn hạn.

Để nắm đƣợc khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản ngắn hạn là nhanh hay chậm nhằm xác định doanh nghiệp có đủ tiền, thiếu tiền hay thừa tiền phục vụ cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, các nhà phân tích còn dùng chỉ tiêu “Hệ số thanh toán của tài sản ngắn hạn”. Chỉ tiêu này đƣợc tính nhƣ sau:

Hệ số thanh toán của tài sản ngắn hạn =

Tổng số tiền và tương đương tiền Tổng giá trị thuần của tài sản ngắn hạn

Thông thƣờng, nếu hệ số thanh toán của tài sản ngắn hạn lớn hơn 0,5 thì lƣợng tiền và tƣơng đƣơng tiền của doanh nghiệp nhiều, bảo đảm thừa khả năng thanh toán; còn nếu nhỏ hơn 0,1 thì doanh nghiệp không đủ tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn. Thừa hay thiếu tiền đều phản ánh một tình trạng tài chính không bình thƣờng. Nếu thừa sẽ gây ứ đọng vốn, giảm hiệu quả sử dụng vốn; ngƣợc lại, nếu thiếu sẽ không đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.

Các chỉ tiêu: “Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn”, “Hệ số khả năng thanh toán nhanh”, “Hệ số khả năng thanh toán của tài sản ngắn hạn”, mang tính thời điểm vì tính toán dựa trên số liệu của Bảng cân đối kế toán nên trong nhiều trƣờng hợp, các chỉ tiêu này phản ánh không đúng tình hình thực tế. Vì vậy, các nhà phân tích cần kết hợp với chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán của tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền”. Hệ số này sẽ khắc phục đƣợc nhƣợc điểm của 3 chỉ tiêu trên vì nó đƣợc xác định cho cả kỳ kinh doanh và không phụ thuộc vào yếu tố thời vụ.

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của tiền và các khoản tương đương tiền =

Số tiền thuần lưu chuyển trong kỳ Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết với dòng tiền thuần tạo ra từ các hoạt động của mình trong kỳ, doanh nghiệp có đủ khả năng đảm bảo đƣợc khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không. Do tính chất của các hoạt động mà doanh nghiệp tiến hành, trong điều kiện cho phép, chỉ tiêu này có thể đƣợc xác định riêng cho từng hoạt động (hoạt động kinh doanh, đầu tƣ và tài chính).

hạn mức để khống chế các khoản vay nợ có thể dẫn đến rủi ro không thu hồi đƣợc nợ. Do đó, các đối tƣợng này đặc biệt quan tâm đến các hệ số thể hiện tính tự chủ và ổn định trong cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp. Các hệ số thƣờng đƣợc sử dụng là:

- Hệ số tài trợ

Là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Qua chỉ tiêu này cho biết vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này đƣợc tính nhƣ sau:

Hệ số tài trợ =

Vốn chủ sở hữu Tổng số nguồn vốn

Trị số của chỉ tiêu càng lớn thể hiện khả năng tự đảm bảo về tài chính, mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngƣợc lại.

- Hệ số nợ so với tài sản: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bằng các khoản nợ. Chỉ tiêu này đƣợc xác định nhƣ sau:

Hệ số nợ so với

tổng tài sản =

Nợ phải trả Tổng số tài sản

Trị số của chỉ tiêu này càng cao thể hiện mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào chủ nợ càng lớn. Đứng trên góc độ khả năng thu hồi vốn, những ngƣời cho vay thƣờng thích những doanh nghiệp có tỷ suất này thấp.

- Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đảm bảo nợ bởi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này đƣợc xác định nhƣ sau:

Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu = Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu

Trị số chỉ tiêu này càng nhỏ, chứng tỏ mức độ đảm bảo của vốn chủ sở hữu đối với các khoản nợ càng lớn, tính tự chủ của doanh nghiệp càng cao. Thông thƣờng, các ngân hàng thƣờng so sánh chỉ tiêu này với hạn mức mà ngân hàng qui định đối với doanh nghiệp. Nếu trị số của chỉ tiêu thoả mãn hạn mức qui

định, lúc đó ngân hàng có thể xem xét đến việc cấp tín dụng cho doanh nghiệp. - Hệ số tài trợ thường xuyên:

Chỉ tiêu này cho biết, nguồn tài trợ thƣờng xuyên chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp.

Hệ số tài trợ thường xuyên = Nguồn tài trợ thường xuyên Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này càng lớn thể hiện tính cân bằng và ổn định tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngƣợc lại.

- Hệ số tài trợ tạm thời:

Chỉ tiêu này cho biết, nguồn tài trợ tạm thời chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này đƣợc tính nhƣ sau:

Hệ số tài trợ tạm thời = Nguồn tài trợ tạm thời Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này càng nhỏ thể hiện tính cân bằng và ổn định tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngƣợc lại.

- Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ thường xuyên:

Chỉ tiêu này cho biết, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng số nguồn tài trợ thƣờng xuyên. Chỉ tiêu này đƣợc tính nhƣ sau:

Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ thường xuyên =

Vốn chủ sở hữu Nguồn tài trợ thường xuyên

Chỉ tiêu này càng lớn, thể hiện tính tự chủ và độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngƣợc lại.

- Hệ số giữa nguồn tài trợ thường xuyên so với tài sản dài hạn:

Chỉ tiêu này cho biết, mức độ tài trợ tài sản dài hạn bằng nguồn tài trợ thƣờng xuyên. Chỉ tiêu này càng lớn, thể hiện tính ổn định và bền vững về tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngƣợc lại. Chỉ tiêu này đƣợc tính nhƣ sau:

Hệ số giữa nguồn tài trợ thường xuyên so với tài sản dài hạn =

Nguồn tài trợ thường xuyên Tài sản dài hạn

Chỉ tiêu này cho biết, mức độ tài trợ tài sản ngắn hạn bằng nợ ngắn hạn là cao hay thấp. Chỉ tiêu này đƣợc tính nhƣ sau:

Hệ số giữa tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn =

Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này càng lớn hơn 1, thể hiện tính ổn định, bền vững về tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngƣợc lại.

Trên đây là các nội dung phân tích chính mà nhà đầu tƣ và nhà cho vay thƣờng tiến hành. Tất nhiên, nhà đầu tƣ có thể quan tâm đến các chỉ tiêu mà ngƣời cho vay sử dụng, và ngƣợc lại, nhà cho vay, hoàn toàn có thể phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhƣ các nhà đầu tƣ. Ngoài ra, các đối tƣợng này có thể quan tâm đến các chỉ tiêu phân tích về cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn, về cân bằng tài chính hay về khả năng đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần may đáp cầu (Trang 32 - 37)