Chỉ tiêu phân tích Đất phù sa cũ Than bùn Phân rác
Tính chất lý, hóa học pHH2O 7,22 5,3 8,24 Độ ẩm 29,42 45,39 17,35 OC (%) 1,12 5,27 6,07 N (%) 0,06 0,62 1,09 P2O5 (%) 0,17 0,02 0,53 K2O (%) 1,42 0,15 1,48 Tính chất sinh học VSVTS (106 CFU/g) 1,78 0,031 1,56 VKTS ( 106 CFU/g) 1,46 0,02 1,23 Nấm TS ( 106 CFU/g) 0,027 0,003 0,024 Xạ khuẩn TS ( 106 CFU/g) 0,019 0,001 0,02 Nấm rễ (Bào tử/ 100g) 13,2 0 0 Qua bảng 4.11 ta thấy:
Than bùn có lượng VSV tạp thấp nhưng việc đưa vào sử dụng phức tạp hơn, cụ thể cần phải tiến hành khử chua và phơi khô để giảm lượng nước.
Phân rác có giá trị pH, hàm lượng dinh dưỡng N,P,K phù hợp với phạm vi hoạt động của nấm rễ do đó cũng có thể sử dụng làm chất nền để sản xuất vật liệu sinh học. Tuy nhiên tỷ lệ VSV tạp và chi phí mua nguyên liệu là khá cao. Mặt khác, phân rác có pH khá cao, khơng phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của Rhizobium.
Đất phù sa cũ tại Gia Lâm là nguyên liệu tối ưu nhất so với các nguyên liệu còn lại: vừa đáp ứng được điều kiện sinh trưởng và phát triển của nấm rễ và Rhizobium lại vừa sẵn có, vừa đáp ứng được bài tốn chi phí. Bên cạnh đó, một số chủng giống AM và Rhizobium lại được phân lập chính từ đất phù sa cũ nên đây là môi trường mà nấm rễ và Rhizobium sẽ dễ dàng thích nghi nhất.
Trước khi sử dụng: Đất được sàng qua rây 2-5 mm trước khi sử dụng để loại bỏ hết các tàn dư hữu cơ và đất đá thô.
Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nông Thị Quỳnh Anh “xây dựng quy trình sản xuất vật liệu sinh học từ nấm rễ nội cộng sinh Arbuscular mycorhizae nhằm tái tạo thảm thực vật phủ xanh đất trống đồi núi trọc”.
4.3. LỰA CHỌN LOẠI DINH DƯỠNG VÀ TỶ LỆ BỔ SUNG VÀO VẬT LIỆU SINH HỌC LIỆU SINH HỌC
VLSH cần đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng ban đầu cho cây sinh trưởng và phát triển, đồng thời phải tạo điều kiện thuận lợi cho sự nhân lên của giống VSV do đó cần phải bổ sung dinh dưỡng vô cơ vào VLSH. Hàm lượng dinh dưỡng vô cơ bổ sung vào cần phù hợp, đảm bảo không gây bất lợi đối với sự phát triển của bào tử nấm rễ cũng như Rhizobium mà vẫn đủ lượng dinh dưỡng thiết yếu đối với cây trồng.
Bảng 4.12. Kết quả sinh trưởng của Gigaspora sp6 và Dentiscutata nigra trong dịch chiết NPK sau 30 ngày nuôi cấy
Tỷ lệ NPK
Số lượng bào tử ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau
Số lượng bào tử ở các mức phát triển hệ sợi
Tỷ lệ nảy mầm
Kiểu A Kiểu B Kiểu C Kiểu D Mức I Mức II Mức III %
11-0-11 4(5) 1(0) 4(3) 1(2) 3(2) 0(2) 3(1) 60(50) 13-0-13 3(2) 1(2) 2(3) 4(3) 2(3) 3(2) 1(2) 60(70) 15-0-15 2(3) 1(0) 1(2) 6(5) 2(2) 3(3) 4(3) 90(80) 17-0-17 1(2) 2(1) 3(1) 4(6) 2(1) 2(3) 3(3) 70(70) 19-0-19 4(4) 1(1) 2(2) 4(3) 2(1) 3(2) 2(3) 70(60)
Ghi chú: Kiểu A: Chưa hình thành sợi; Kiểu B: Hình thành 1 sợi ngắn.
Kiểu C: sợi nấm bắt đầu phân nhánh; Kiểu D: Sợi nấm phân nhiều nhánh, hình thành các cấu trúc đặc trưng.
Do AM là các chủng VSV có khả năng rất tốt trong việc chuyển hố lân khó tiêu trong đất để sử dụng, do đó tỷ lệ bổ sung P lấy bằng 0 (không bổ sung P). Việc bổ sung P ở trạng thái dễ tiêu với tỷ lệ cao có thể làm giảm hoạt tính của nấm rễ trong việc chuyển hóa P (Augree, 2001).
Kết quả bảng 4.12 cho thấy: Cả hai chủng Gigaspora sp6 và Dentiscutata
Nigra đều nảy mầm tốt ở mức dinh dưỡng từ 13-0-13 đến 19-0-19, cao nhất ở mức 15-0-15 (đạt 80-90%). Số lượng bào tử phát triển ở kiểu D và mức III cũng cao nhất ở mức dinh dưỡng 15-0-15. Do đó, chọn phân NPK có tỷ lệ dinh dưỡng 15-0-15 để bổ sung vào VLSH.
Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh và cs (2014) “Nghiên cứu vật liệu sinh học nhằm tái tạo thảm thực vật phủ xanh đất trống đồi núi trọc”.
Tỷ lệ phối trộn phân NPK 15-0-15 được xác định thông qua tỷ lệ nảy mầm, sự phát triển của hệ sợi và quá trình sinh trưởng của bào tử nấm rễ trong dịch chiết có chứa hàm lượng NPK 15-0-15 được bổ sung với tỷ lệ khác nhau.
Bảng 4.13. Sinh trưởng của Gigaspora sp6 và Dentiscutata Nigra trong dịch chiết NPK 15-0-15 với tỷ lệ phối trộn khác nhau sau 30 ngày nuôi cấy
Tỷ lệ phối trộn (g/kg)
Số lượng bào tử ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau
Số lượng bào tử ở các mức phát triển hệ sợi Tỷ lệ nảy mầm % Kiểu A Kiểu B Kiểu C Kiểu D Mức I Mức II Mức III
5 3 (3) 2 (2) 2 (3) 3 (2) 2 (2) 1 (1) 3 (2) 60 (50) 10 3 (4) 2 (1) 2 (3) 3 (2) 2 (1) 3 (2) 3 (3) 80 (60) 15 3 (3) 2 (1) 1 (2) 4 (4) 1 (2) 3 (2) 4 (3) 80 (70) 20 2 (1) 1 (2) 2 (3) 5 (4) 2 (1) 3 (2) 3 (4) 80 (70) 25 4 (3) 0 (2) 3 (2) 3 (3) 2 (2) 1 (2) 3 (2) 60 (60)
( ) : Kết quả của chủng Dentiscutata nigra
Tỷ lệ nảy mầm của AM thấp nhất khi bổ sung 5 hoặc 25g NPK 15-0-15/kg vào VLSH. Tỷ lệ này tăng đều khi bổ sung lần lượt 10, 15, 20 g vào 1 kg VLSH, tỷ lệ nảy mầm lúc này đạt 80% đối với Gigaspora sp6 và 60-70% đối với
Dentiscutata nigra. Ở tỷ lệ phối trộn này, số lượng bào tử sinh trưởng đến giai đoạn D và số lượng bào tử có sự phát triển của hệ sợi đạt đến mức III (là mức cao nhất) là cao hơn so với các tỷ lệ phối trộn khác (bảng 4.13).
Như vậy, khoảng tỷ lệ phối trộn NPK 15-0-15 cho kết quả sinh trưởng tốt ở nấm rễ AM là 10-20g/ kg vật liệu.
Tuy nhiên, tùy từng loại cây trồng được lựa chọn để tái tạo tiểu cảnh trong khuôn viên mà tỷ lệ này có thể thay đổi.
4.4. LỰA CHỌN HẠT GIỐNG (CÂY GIỐNG) ĐỂ TẠO THẢM CỎ LÀM TIỂU CẢNH TIỂU CẢNH
Yêu cầu của hạt giống (cây giống) được lựa chọn là: Phân bố rộng, sinh trưởng nhanh; Có khả năng cải tạo đất; Có thể chịu được điều kiện nghèo dinh dưỡng, khả năng chống chịu tốt với môi trường; Khả năng che phủ đất tốt; Có cảm quan về hình thái tốt, phù hợp với đặc điểm làm tiểu cảnh trong khn viên và thích hợp cho sự cộng sinh của AM và Rhizobium.
Đặc điểm của các loại cây được lựa chọn nghiên cứu được trình bày ở bảng sau: