Lựa chọn hạt giống (cây giống) để tạo thảm cỏ làm tiểu cảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy trình sản xuất vật liệu sinh học nhằm tái tạo thảm cỏ làm tiểu cảnh cho khuôn viên (Trang 54 - 55)

khuôn viên mà tỷ lệ này có thể thay đổi.

4.4. LỰA CHỌN HẠT GIỐNG (CÂY GIỐNG) ĐỂ TẠO THẢM CỎ LÀM TIỂU CẢNH TIỂU CẢNH

Yêu cầu của hạt giống (cây giống) được lựa chọn là: Phân bố rộng, sinh trưởng nhanh; Có khả năng cải tạo đất; Có thể chịu được điều kiện nghèo dinh dưỡng, khả năng chống chịu tốt với môi trường; Khả năng che phủ đất tốt; Có cảm quan về hình thái tốt, phù hợp với đặc điểm làm tiểu cảnh trong khuôn viên và thích hợp cho sự cộng sinh của AM và Rhizobium.

Đặc điểm của các loại cây được lựa chọn nghiên cứu được trình bày ở bảng sau:

Bảng 4.14. Theo dõi sự nảy mầm của hạt giống

Tên hạt giống Thời gian theo dõi (ngày)

Thời gian nảy mầm (ngày) Tỷ lệ nảy mầm (% ) Chiều dài rễ (cm) Cỏ ba lá 7 4 70 2,1 Cây lạc cảnh 7 3 90 3,2

Cây đậu mèo 7 3 80 2,8

Bảng 4.13 thể hiện sự nảy mầm của hạt giống trong phòng thí nghiệm được theo dõi trong vòng 7 ngày. Trong đó: tỷ lệ nảy mầm thấp nhất và muộn nhất ở cỏ ba lá; tỷ lệ nảy mầm cao nhất gặp thấy ở cây lạc cảnh với 90%. Ở cây đậu mèo thời gian nảy mầm là 3 ngày tuy nhiên tỷ lệ nảy mầm chỉ đạt 80%. Như vậy cùng một thời gian nảy mầm ngắn (3 ngày) nhưng tỷ lệ nảy mầm ở cây lạc cảnh là cao hơn so với cây đậu mèo, do đó cây lạc cảnh được lựa chọn để sản xuất vật liệu sinh học trong nghiên cứu này.

Mặt khác, lạc cảnh khi sinh trưởng tốt nở hoa màu vàng tươi nổi bật trên lớp nền lá cỏ xanh đem lại hình ảnh đẹp, phù hợp với nhu cầu làm tiểu cảnh trong khuôn viên.

Lạc cảnh (Arachis pintoi) hay còn gọi là cây lạc dại, lạc tiên… là cây họ đậu thuộc loại thân bò, sinh trưởng vô hạn, rễ có nhiều nốt sần có khả năng cố định đạm từ nitơ khí trời. Lạc cảnh còn dễ trồng, sinh trưởng và phát triển nhanh,

có thể thích ứng với nhiều loại đất từ đất xấu bạc màu, nghèo dinh dưỡng, đất đồi núi dốc đến đất cát, đất chua mặn ven biển (Công Hào, 2008).

Tuy nhiên, thực tế hiện nay cây lạc cảnh do tính ứng dụng cao trong việc trồng tạo cảnh nên đã được tiến hành ươm sẵn thành bầu. Để đáp ứng thời gian nghiên cứu chúng tôi lựa chọn sử dụng cây lạc cảnh đã được ươm bầu sẵn để tiến hành thử nghiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy trình sản xuất vật liệu sinh học nhằm tái tạo thảm cỏ làm tiểu cảnh cho khuôn viên (Trang 54 - 55)