Thực trạng quản lý chi trả chế độ ốm đau, thai sản tại BHXH huyện Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi trả chế độ đối với người ốm đau, thai sản tại bảo hiểm xã hội huyện bình giảng, tỉnh hải dương (Trang 67)

TẠI BHXH HUYỆN BÌNH GIANG

4.2.1. Quản lý đối tƣợng đƣợc hƣởng các chế độ ốm đau, thai sản

BHXH huyện Bình Giang luôn chú ý tập trung tổ chức quản lý chặt chẽ đối tượng hưởng ngay từ cơ sở, sớm tiến hành đưa các dữ liệu của người hưởng chế độ BHXH vào quản lý trong hệ thống máy tính, tạo điều kiện thuận lợi trong việc theo dõi, quản lý sự biến động tăng, giảm của đối tượng cũng như in ấn danh sách chi trả trợ cấp kịp thời.

Việc quản lý và lưu trữ hồ sơ hưởng BHXH của các đối tượng trên địa bàn huyện cũng luôn nhận được sự quan tâm đúng mức vì hồ sơ hưởng BHXH là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để thực hiện các chế độ BHXH khác, việc giải quyết tranh chấp về BHXH (như khiếu nại, tố cáo) và là cơ sở để thanh tra, kiểm tra và thực hiện chế độ chính sách về BHXH.

Tùy thuộc vào điều kiện mỗi địa phương việc chi trả tiền trợ cấp có thể theo cách thức hay phương thức khác nhau. Theo hình thức trực tiếp và gián tiếp. Hiện nay các cơ quan BHXH thường sử dụng hình thức gián tiếp, dựa vào các cơ quan, chính quyền địa phương và đại lý chi trả qua hệ thống ngành Bưu điện trực tiếp ký hợp đồng với cơ quan BHXH về việc quản lý đối tượng và chi trả theo địa bàn cấp huyện quản lý, do điều kiện đi lại của một số xã trong huyện khó khăn ... nên quản lý không hoàn toàn chính xác, đầy đủ nhất là các vùng có địa bàn rộng, đường đi lại khó khăn. Hiện nay đây là công việc BHXH tại địa phương cần tìm cách giải quyết.

Đối tượng áp dụng và thực hiện chế độ ốm đau được quy định cụ thể từ điều 24 đến điều 26, Luật Bảo hiểm xã hội của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006.

Những người bị ốm đau, tai nạn (không phải tai nạn lao động) có xác nhận của y tế phải nghỉ việc thì được hưởng trợ cấp ốm đau thay bằng tiền lương hoặc tiền công được quy định trong Nghị định 152/NĐCP của Chính phủ.

Trên thực tế tình hình ốm đau của người lao động phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện làm việc, thời tiết, khí hậu cũng như môi trường, cuộc sống riêng của mỗi người lao động. Hơn nữa những năm gần đây do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho nhiều lao động thiếu việc làm thường xuyên, nên các chủ sử dụng lao động cho người lao động thay nhau nghỉ và có nhiều trường hợp tính đó là những ngày nghỉ ốm để được hưởng BHXH. Vì vậy mà đã làm tăng chi cho quỹ BHXH, phản ánh không sát thực tình trạng sức khỏe của người lao động. Tại BHXH huyện Bình Giang số tiền chi trả cho chế độ trợ cấp ốm đau hoàn toàn lấy từ quỹ BHXH nên NSNN không phải chi trả cho chế độ trợ cấp này.

Đối tượng áp dụng và thực hiện chế độ ốm đau được quy định cụ thể từ điều 24 đến điều 26, Luật Bảo hiểm xã hội của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006.

Những người bị ốm đau, tai nạn (không phải tai nạn lao động) có xác nhận của y tế phải nghỉ việc thì được hưởng trợ cấp ốm đau thay bằng tiền lương hoặc tiền công được quy định trong Nghị định 152/NĐCP của Chính phủ.

Trên thực tế tình hình ốm đau của người lao động phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện làm việc, thời tiết, khí hậu cũng như môi trường, cuộc sống riêng của mỗi người lao động. Hơn nữa những năm gần đây do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho nhiều lao động thiếu việc làm thường xuyên, nên các chủ sử dụng lao động cho người lao động thay nhau nghỉ và có nhiều trường hợp tính đó là những ngày nghỉ ốm để được hưởng BHXH. Vì vậy mà đã làm tăng chi cho quỹ BHXH, phản ánh không sát thực tình trạng sức khỏe của người lao động. Tại BHXH huyện Bình Giang số tiền chi trả cho chế độ trợ cấp ốm đau hoàn toàn lấy từ quỹ BHXH nên NSNN không phải chi trả cho chế độ trợ cấp này.

Bảng 4. 4 - Báo cáo số ngƣời đƣợc hƣởng chế độ ốm đau của BHXH huyện Bình Giang qua các năm 2016, 2017, 2018

Chỉ tiêu Năm Tốc độ tăng (%) 2016 2017 2018 2017/16 2018/17 BQ

Số người được hưởng trợ cấp ốm đau

(Lượt người)

1565 1778 1921 13.6 8 11

Số tiền chi trả (Triệu

đồng) 986 1.138 1.358 5,2 19.3 12

Nguồn: Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động BHXH huyện Bình Giang Nhìn vào bảng số liệu cho thấy qua các năm số người được hưởng và số tiền chi trả chế độ ốm đau đều tăng. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây huyện Bình Giang đã mở rộng và phát triển các khu công nghiệp ngày càng thu hút thêm nhiều lao động nên số lượng lao động tham gia đóng BHXH bắt buộc ở

BHXH huyện Bình Giang qua mỗi năm đều tăng và số người được hưởng BHXH cũng tăng lên. Mặt khác tiền lương, tiền công của người lao động trong những năm gần đây đều tăng cao hơn so với những năm trước do sự điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu của chính phủ. Số tiền chi trả cho chế độ trợ cấp ốm đau tính trực tiếp trên tiền lương, tiền công của người lao động, điều đó cũng là một nguyên nhân làm cho số tiền chi trả cho chế độ này có xu hướng tăng lên qua các năm. Bên cạnh đó, số người tham gia vào BHXH ngày càng nhiều nên khoản trợ cấp cũng tăng lên. Một số người được hưởng vì phải chăm sóc con cái ốm đau, có người được hưởng vì ốm đau và một số người nữa vì mắc bệnh cần điều trị dài ngày.

Với đặc điểm của huyện là nơi tập trung nhiều nhà máy thuộc công nghiệp ngành dệt, may nên việc thực hiện chế độ trợ cấp thai sản là nhu cầu đòi hỏi thường xuyên của người lao động bởi vì số lao động nữ trong huyện chiếm tỷ lệ cao. Chế độ này nhằm giúp người lao động nữ có khoản trợ cấp để thay thế cho khoản thu nhập bị mất đi do không làm việc vì sinh con. Hơn nữa, việc quy định thời gian nghỉ đã tính đến yếu tố điều kiện và môi trường lao động nhằm đảm bảo sức khỏe cho sản phụ thuộc các nhóm lao động khác nhau.

4.2.2. Phân cấp chi trả chế độ ốm đau, thai sản

- Đối với BHXH tỉnh: Chịu trách nhiệm toàn diện trong việc chi trả, quyết toán các chế độ BHXH trên địa bàn quản lý. Trực tiếp chi trả và quyết toán chế độ ốm đau, thai sản (bao gồm nghỉ DS-PHSK sau ốm đau, thai sản và sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật do TNLĐ-BNN) và chi trả các chế độ BHXH một lần cho người lao động do BHXH tỉnh quản lý thu BHXH

- Đối với BHXH huyện: Tổ chức chi trả và quyết toán chế độ ốm đau, thai sản (bao gồm nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe - sau ốm đau, thai sản và sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật do TNLĐ-BNN) chi trả các chế độ BHXH một lần cho người lao động do BHXH huyện quản lý thu BHXH và các trường hợp BHXH tỉnh ủy quyền. Chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp tử tuất một lần, trợ cấp mai táng cho các đối tượng hưởng hàng tháng trên địa bàn. Chi trả các chế độ BHXH cho người lao động có hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng BHXH nộp tại BHXH huyện theo quy định.

Quy trình và chi chế độ Ốm đau, thai sản

Chi chế độ ốm đau, thai sản được thực hiện theo quy trình sau:

Sơ đồ 4.1. Quy trình chi trả chế độ ốm đau, thai sản

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2018)

(1) Người lao động nghỉ việc trước khi sinh con đủ điều kiện hưởng chế độ

thai sản nộp hồ sơ trực tiếp tại BHXH huyện thông qua Bộ phận Tiếp nhận và Trả KQTTHC.

(2) Người lao động đang làm việc tại các đơn vị sử dụng lao động khi ốm

đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe nộp hồ sơ theo quy định cho đơn vị sử dụng lao động trong vòng 45 ngày kể từ ngày đi làm trở lại.

(3) Đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm lập danh sách đề nghị giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe cho người lao động nộp cơ quan BHXH trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động đối với trường hợp ốm đau, thai sản và kể từ ngày người lao động đủ điều kiện nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe.

(4) (6) (6) Bộ phận kế toán Đơn vị sử dụng lao động Bộ phận Chế độ BHXH Bộ phận TN và Trả KQTTHC Người lao động (1) (2) (3) (5) (6) (7) (8) (9) (11) (10)

(4) Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Bộ phận TN và TKQTTHC chuyển bộ phận Chế độ BHXH xét duyệt. Thời gian thực hiện: 01 ngày làm việc.

(5) Trong vòng 6 ngày làm việc, Bộ phận Chế độ BHXH xét duyệt chuyển

Bộ phận Kế toán danh sách đã được duyệt.

(6) Bộ phận Chế độ BHXH huyển Bộ phận TN và TKQTTHC hồ sơ đã

được duyệt hoặc hồ sơ sai quy định kèm theo phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ.

(7) Bộ phận Kế toán thực hiện chi tiền mặt hoặc chuyển tiền qua tài khoản

cá nhân cho người lao động theo đề nghị của người lao động.

(8) Hoặc chuyển tiền trợ cấp BHXH cho người LĐ thông qua đơn vị sử dụng lao động.

Thời gian cho Bộ phận Kế toán thực hiện nghiệp vụ là: 02 ngày làm việc. (9) Bộ phận TN và TKQTTHC thực hiện vào sổ tiếp nhận, tách hồ sơ trả đơn vị sử dụng lao động và lưu kho theo quy định. Thời gian thực hiện: 01 ngày làm việc.

(10) Hoặc trả hồ sơ cho người lao động đối với trường hợp đề nghị hưởng

trợ cấp thai sản trực tiếp.

(11) Sau khi đơn vị sử dụng lao động nhận được tiền trợ cấp BHXH của cơ

quan BHXH, thực hiện chi trả cho người lao động. Thời gian thực hiện: 03 ngày làm việc.

Công tác giải quyết và chi trả chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe tại huyện Bình Giang được thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình luân chuyển và thời gian thực hiện đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

4.2.3. Quy trình giải quyết hƣởng chế độ ốm đau, thai sản

Lập dự toán chi chế độ ốm đau, thai sản

Công tác lập dự toán được thực hiện hằng năm. Căn cứ vào tình hình thực tế thực hiện năm trước, ước thực hiện năm báo cáo của huyện, tháng 7 hằng năm BHXH huyện lập dự toán chi trợ cấp ốm đau, thai sản BHXH của năm sau chuyển BHXH tỉnh phê duyệt và tổng hợp toàn tỉnh, lập dự toán trình BHXH Việt Nam. Sau khi BHXH Việt Nam phê duyệt, BHXH tỉnh giao kế hoạch chi BHXH cho BHXH huyện. Trong quá trình thực hiện dự toán nếu số chi vượt quá dự toán ban đầu, Bảo hiểm xã hội huyện báo cáo kịp thời BHXH tỉnh để điều chỉnh dự toán và cấp bổ sung kinh phí kịp thời cho BHXH huyện nhằm đảm

bảo quyền lợi của người thụ hưởng.

Bảng 4. 5. Dự toán chi trợ cấp ốm đau, thai sản tại BHXH huyện Bình Giang

Chỉ tiêu Năm 2015 (tr.đ) Năm 2016 (tr.đ) Năm 2017 (tr.đ) Năm 2018 (tr.đ) So sánh (%) 2016/15 2017/16 2018/17 Ốm đau 708 915 1.020 1.195 129,237 111,48 117,16 Thai sản 15.097 16.582 18.925 19.457 109,83 114,13 102,81

Nguồn: BHXH huyện Bình Giang Việc lập dự toán chi BHXH cần bám vào đặc thù của từng loại chế độ cũng như tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn để dự đoán được tình hình tăng giảm người hưởng từ đó lập dự toán chi BHXH cho phù hợp và sát thực. Tuy vậy chế độ ốm đau, thai sản phụ thuộc nhiều vào tình hình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp trên địa bàn và các vùng lân cận nên khó có thể đưa ra dự toán sát thực và BHXH huyện thường phải báo cáo BHXH tỉnh để điều chỉnh kế hoạch, bổ sung kinh phí đảm bảo nguyên tắc chi kịp thời cho người thụ hưởng.

Theo bảng 4.7 cho thấy, các mục chi đều lập dự toán năm sau cao hơn năm trước. Dự toán chi chế độ ốm đau năm 2016 tăng so với 2015 là 207 (triệu đồng), năm 2017 tăng so với 2016 là 105 (triệu đồng), năm 2018 tăng so với năm 2017 là 175 triệu đồng. Dự toán chi chế độ thai sản năm 2016 tăng so với năm 2015 là 1485 triệu đồng, năm 2017 tăng so với năm 2016 là 2343 triệu đồng, năm 2018 tăng so với năm 2017 là 532 triệu đồng.

Đối với chế độ ốm đau, thai sản, BHXH huyện không trực tiếp chi trả cho đối tượng được hưởng mà ủy quyền thông qua đơn vị sử dụng lao động, tổ chức chi trả. Đơn vị sử dụng lao động quản lý, lưu trữ chứng từ gốc.

Hàng quý, BHXH huyện cử cán bộ đi thẩm định số liệu quyết toán chi chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe cho các đơn vị sử dụng lao động thuộc BHXH huyện quản lý thu BHXH. Trên cơ sở đó BHXH huyện, lập báo cáo tổng hợp chi ốm đau, thai sản, dưỡng sức đối với những đơn vị sử dụng lao động của BHXH huyện trực tiếp quản lý, gửi bản tổng hợp báo cáo quyết toán về BHXH tỉnh và BHXH tỉnh tổng hợp báo cáo gửi về BHXH Việt Nam.

Cơ quan BHXH huyện chỉ thực hiện chi trả chế độ thai sản cho người lao động sinh con sau khi đã chấm dứt hợp đồng tại đơn vị mà có thời gian tham gia BHXH bắt buộc đủ 6 tháng trong 12 tháng trước khi sinh con. Còn người lao động đang tham gia BHXH tại các cơ quan, đơn vị và hiện đang công tác. Việc chi trả trợ cấp chế độ ốm đau, thai sản tại BHXH huyện là chi trả tập trung cho các đơn vị cơ sở có người bị ốm đau, thai sản. Các đơn vị sử dụng lao động giữ lại 2% trong số thu BHXH quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH để chi trả kịp thời chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động. Và sau đó quyết toán với cơ quan BHXH vào cuối quý, BHXH tiến hành đối chiếu, kiểm tra xem các đơn vị này đã chi đúng, chi đủ hay chưa.

Từ năm 1995, sau khi NĐ 12/CP ra đời, BHXH Việt Nam thiết lập cơ chế hưởng chế độ ốm đau, thai sản gắn với thu nhập và mức đóng góp vào quỹ BHXH. Đây mới là sự bắt đầu của cơ chế mới, qua bảng 4.9 cho ta thấy rõ hơn về quy mô và nguồn chi trả chế độ ốm đau thai sản trong những năm vừa qua.

Bảng 4.6. Nguồn chi trả BHXH và quy mô chi trả chế độ ốm đau thai sản

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%) Tổng chi BHXH 101.245 19.3 110.318 18.9 112.612 19.4

Chi chế độ ốm đau, thai sản 19.598 20.911 21.939

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của BHXH huyện Bình Giang Từ bảng 4.9 cho thấy, số chi cho chế độ ốm đau thai sản ở các năm về sau nhìn chung cao hơn các năm về trước. Có sự tăng chi như vậy là do sự thay đổi về lương tối thiểu vùng( năm 2016: 2.700.00 đồng; Năm 2017: 2.900.000 đồng; Năm 2018: 3.090.000 đồng). Mức lương cơ sở thường xuyên được điều chỉnh tăng theo Nghị định của Chính phủ( Năm 2016: 1.150.000 đồng; Năm 2017: 1.210.000 đồng; Năm 2018: 1.390.000 đồng). Với sự điều chỉnh này việc tính toán mức trợ cấp ốm đau thai sản cũng được áp dụng theo chế độ tiền lương mới. Điều này cũng lý giải vì sao số đối tượng huởng các năm 2016, 2017, 2018 không có sự khác biệt nhiều so với năm trước đó nhưng số chi lại tăng lên rất nhiều.

4.2.4. Phƣơng thức chi trả chế độ ốm đau, thai sản

Hiện nay tại huyện Bình Giang với mỗi loại chế độ có các phương thức chi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi trả chế độ đối với người ốm đau, thai sản tại bảo hiểm xã hội huyện bình giảng, tỉnh hải dương (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)