Nhóm yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi trả chế độ đối với người ốm đau, thai sản tại bảo hiểm xã hội huyện bình giảng, tỉnh hải dương (Trang 82 - 84)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4 Các yếu tổ ảnh hưởng đến quản lý chi trả chế độ ốm đau, thai sản tạ

4.4.1 Nhóm yếu tố khách quan

Sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện và các vùng lân cận

Trong những năm qua, điều kiện kinh tế - xã hội của huyện nhà cũng như các huyện, thành phố lân cận khá phát triển. Các khu, cụm công nghiệp được hình thành và phát triển, đặc biệt là ngành may mặc. Điều này đã tác động mạnh mẽ đến việc thực hiện chính sách BHXH trên địa bàn huyện: tạo công ăn việc làm cho một lượng lớn người trong độ tuổi lao động, số người tham gia BHXH tăng ... kéo theo số người hưởng trợ cấp BHXH cũng ngày một tăng. Và ngược lại, một số ngành kinh tế gặp khó khăn như điện tử, cơ khí...nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều người lao động bị sa thải, trong số họ nhiều người không tiếp tục tham gia BHXH và đề nghị được hưởng chế độ BHXH một lần. Điều này thể hiện rõ ở bảng 4.4: năm 2017 số người hưởng chế độ ốm đau tăng 13,6 % so với năm 2016; đến năm 2018 số người hưởng chế độ ốm đau tăng 8% so với năm 2017;

Sự điều chỉnh chính sách BHXH của Nhà nƣớc

Chính sách của Nhà nước thay đổi cụ thể là Luật BHXH thay đổi tác động trực tiếp tới quyền lợi được hưởng của tham gia BHXH. Tại huyện Bình Giang, sự tác động này được thể hiện rõ nhất ở những người được hưởng chế độ thai sản. Cụ thể là, Luật BHXH 2014 quy định lao động nữ sinh con được trợ cấp một

lần bằng 02 lần lương cơ sở. Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở. Trong khi đó, theo Nghị định 72/2018/NĐ-CP, từ ngày 01/07/2018, mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1,3 triệu đồng/tháng lên 1,39 triệu đồng/tháng. Do đó, mức hưởng trợ cấp thai sản tính từ thời điểm tháng 07/2018 là 2.780.000 đồng.

Các quy định về chức năng, nhiệm vụ của ngành BHXH

Theo luật BHXH số 58/2014/QH13 cơ quan BHXH được quyền thanh tra chuyên ngành về thu BHXH, BHYT, BHTN chứ không chức năng thanh tra về chi BHXH. Mặt khác chức năng thanh tra chỉ được quy định đến cấp tỉnh, cấp huyện không được quyền thanh tra mà chỉ thực hiện hậu kiểm sau thu, giải quyết chế độ BHXH và hướng dẫn nghiệp vụ. Chính những hạn chế trong quy định về chức năng, nhiệm vụ ngành BHXH nên khi phát hiện những sai phạm về chi BHXH ở các đơn vị sử dụng lao động (chủ yếu tại các doanh nghiệp) BHXH huyện không thể trực tiếp phạt mà phải trình hồ sơ lên cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết rất mất thời gian, làm giảm tính nóng của vấn đề, nên thường những sai phạm nhỏ chỉ dừng lại ở nhắc nhở hướng dẫn đơn vị lần sau thực hiện đúng quy định. Mặt khác theo Nghị định số 95/2013/ND-CP, mức phạt đối với các hành vi vi phạm về lĩnh vực BHXH, BHTN còn quá nhẹ nên không đủ sức răn đe doanh nghiệp. Vì vậy, ở một số doanh nghiệp vẫn diễn ra tình trạng chi trợ cấp ốm đau, thai sản chậm muộn so với quy định cho người lao động.

Các yếu tố từ phía ngƣời sử dụng lao động, ngƣời hƣởng chế độ BHXH và thân nhân của họ

a. Các yếu tố từ phía người sử dụng lao động

Việc chi trả chế độ ốm đau thai sản hiện tại có hai hình thức chi trả đó là chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản cá nhân của người lao động và chi trả qua đơn vị sử dụng lao động. Ở Bình Giang, hầu hết các đơn vị đều chọn hình thức chi trả qua đơn vị sử dụng lao động. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý chi BHXH ngắn hạn (chi trợ cấp ốm đau, thai sản). Qua điều tra, hầu hết người lao động đều nhận được tiền trợ cấp ốm đau thai sản chậm hơn so với quy định, cá biệt có một số trường hợp sau một thời gian dài mới nhận được tiền trợ cấp. Nguyên nhân là đo một số đơn vị sử dụng lao động khi nhận được tiền trợ cấp ốm đau, thai sản từ cơ quan BHXH không chi trả ngay cho người lao động.

Bảng 4.11. Tình hình điều tra thời điểm NLĐ nhận đƣợc trợ cấp BHXH

Thời gian nhận đƣợc tiền trợ cấp ốm đau, thai sản kể từ khi NLĐ nộp hồ sơ cho đơn vị

Số lƣợng

(Người)

Tỷ lệ (%)

Trong vòng 23 ngày làm việc 40 14,29

Từ 24 ngày đến 30 ngày làm việc 88 31,43

Sau 30 ngày làm việc 152 54,28

Tổng cộng 280 100,00

Nguồn: Thông tin thu thập từ phiếu điều tra (2018) Qua bảng 4.12 cho thấy chỉ có 14,29% đơn vị sử dụng lao động chi trả tiền trợ cấp ốm đau, thai sản cho người lao động đúng thời gian quy định, còn lại hơn 85% là chi trả chậm so với quy định.

Ngoài ra, việc nợ đọng tiền BHXH tại các đơn vị sử dụng lao động gây ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động. Người lao động chỉ được giải quyết chế độ BHXH khi tại thời điểm phát sinh hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ BHXH, đơn vị phải đóng nộp tiền BHXH đầy đủ theo quy định. Do đó việc giải quyết chế độ BHXH và chi trợ cấp BHXH cho người lao động không được kịp thời.

b. Các yếu tố từ phía người lao động và thân nhân người lao động

Người lao động là người hưởng các chế độ BHXH, do vậy họ ảnh hưởng trực tiếp việc quản lý chi BHXH. Nhận thức đầy đủ, đúng đắn về các chế độ BHXH, ý thức chấp hành pháp luật về BHXH của người lao động, thân nhân người lao động ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý và chi trả các chế độ BHXH.

Đối với chi trợ cấp ốm đau, thai sản người lao động nhận thức, hiểu biết đầy đủ, đúng đắn các chế độ BHXH thì họ sẽ đòi hỏi người sử dụng lao động giải quyết và thanh toán các chế độ BHXH ngắn hạn đúng quy định về thời gian, không để hiện tượng lạm dụng tiền trợ cấp BHXH. Người lao động chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về BHXH sẽ không có việc lập hồ sơ giả để lạm dụng quỹ BHXH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi trả chế độ đối với người ốm đau, thai sản tại bảo hiểm xã hội huyện bình giảng, tỉnh hải dương (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)