Đặc điểm kinhdoanh và tính tất yếu của ngân hàng bán lẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng chi nhánh láng hạ (Trang 25 - 28)

Phần 1 Mở đầu

2.1 Khái quát về ngân hàng thương mại

2.1.3 Đặc điểm kinhdoanh và tính tất yếu của ngân hàng bán lẻ

2.1.3.1 Tầm quan trọng của dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Việt Nam hiện là nước đang phát triển, dân số đơng với mức thu nhập bình qn đầu người ngày càng tăng (Văn Chung - 2016). Thống kê dân số thế giới tính đến ngày 28/02/2016, dân số Việt Nam có 94.104.871 người, dân số Việt Nam chiếm khoảng 1,27% tổng dân số thế giới, đứng thứ 14 trong số các quốc gia đông dân nhất thế giới. Mật độ dân số trung bình của Việt Nam là 305 người/km2, dân cư đơ thị chiếm 33,6% tổng dân số (32,247,358 người), độ tuổi trung bình của người dân là 30,8 tuổi, GDP bình quân đầu người năm 2015 vào khoảng 2.109 USD. Đồng thời, dân cư có trình độ dân trí cao với tuổi bình qn trẻ dễ tiếp cận với cơng nghệ hiện đại và các dịch vụ ngân hàng mới. Đặc biệt, từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì nhu cầu giao dịch thương mại giữa các doanh nghiệp, cá nhân trong nước và nước ngoài là rất lớn. Xuất phát từ thực tiễn đó đỏi hỏi các NHTM phải tích cực đẩy mạnh phát triển dịch vụ NHBL nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng cao của khách hàng.

• Đối với ngân hàng

Trong hoạt động bán buôn, do đối tượng khách hàng là các tổ chức, doanh nghiệp lớn nên có thể tạo ra nguồn doanh thu lớn, song nguy cơ rủi ro trong hoạt động này cũng rất cao, nhât la trong giai đoan hiện nay. Bởi vậy, ngày nay hầu hết

các ngân hàng đều nhận thấy rằng thị trường bán lẻ mang lại nguồn thu cao, chắc chắn và rủi ro thấp so với bán buôn. Do bán lẻ là cung cấp trực tiếp dịch vụ đến tận tay người sử dụng nên nó trực tiếp thiết lập mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng, tạo điều kiện cho các ngân hàng xây dựng uy tín, thương hiệu một cách nhanh chóng nhất. Bên cạnh đó, nó đem lại cơ hội đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ phi ngân hàng, bán chéo các sản phẩm trên cơ sở khai thác hiệu quả các thành tựu khoa học kỹ thuật. Nhờ đó, ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, tạo tiền đề thuận lợi cho sự hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng, liên kết các dịch vụ tài chính.

• Đối với khách hàng:

Khách hàng là những người trực tiếp sử dụng dịch vụ bán lẻ của ngân hàng, chính là những người trực tiếp hưởng lợi từ dịch vụ này. Khi sử dụng dịch vụ ngân hàng, trước hết, khách hàng đạt được mục đích của mình, bên cạnh đó là tiết kiệm thời gian, chi phí và thuận lợi trong rất nhiều mặt. Ví dụ với dịch vụ thẻ, khi đi mua sắm, khách hàng khơng cịn phải mang rất nhiều tiền mặt cùng với nỗi lo mất tiền, không đủ tiền, tiền rách, tiền giả… Khách hàng có thể chuyển tiền cho người thân ở xa nhanh chóng và gọn gàng chỉ bằng vào thao tác bấm số. Với dịch vụ cho vay tiêu dùng, khách hàng có thể mua sắm được nhà cửa, đồ dùng… mà mình mong muốn dù chưa đủ tiền…

Không chỉ thế, khi sử dụng dịch vụ bán lẻ, khách hàng còn được hưởng nhiều ưu đãi tại các điểm mua sắm, các khách sạn, khu du lịch… nhờ sự liên kết của ngân hàng với các tổ chức này. Với các sản phẩm bán chéo, khách hàng có thể sử dụng nhiều dịch vụ một lúc để có được lợi ích tối đa.

Đó chỉ là một vài ví dụ nhỏ về những tiện ích mà dịch vụ bán lẻ đem lại cho khách hàng. Với hàng trăm dịch vụ ngày càng được cải tiến, đổi mới, ngân hàng hứa hẹn đem lại nhiều tiện ích hơn nữa.

• Đối với xã hội: Lịch sử đã chứng minh vai trò của ngân hàng đối với xã hội thông qua dịch vụ của nó. Nhờ có các dịch vụ ngân hàng, q trình lưu thơng tiền tệ và hàng hóa được thực hiện một cách nhanh chóng và thơng suốt. Hệ thống thanh tốn ngày càng được hiện đại hóa. Những điều kiện này thúc đẩy thương mại ngày càng phát triển, đặc biệt là thương mại điện tử. Nhờ thế mức sống xã hội ngày càng được nâng cao. Dịch vụ ngân hàng phát triển sẻ kích thích sự phát triển xã hội và ngược lại sự phát triển của xã hội sẽ mang lại cơ hội phát triển cho dịch vụ ngân hàng.

2.1.3.2 Xu hướng phát triển của dịch vụ bán lẻ

Phát triển dịch vụ bán lẻ đang là xu hướng của các NHTM trên toàn thế giới chứ không chỉ riêng ở Việt Nam. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ này.

Thứ nhất, Việt Nam là một nước đang phát triển, tiềm năng để phát triển dịch vụ bán lẻ rất lớn. Sự tăng trưởng liên tục của nền kinh tế, sự tích cực hồn thiện pháp luật và đầu tư cho cơ sở hạ tầng của chính phủ và NHNN là những yếu tố quyết định (Nguyễn Hoàng – 2015). Thống kê trong 300.000 doanh nghiệp đang hoạt động thì có đến 97% là doanh nghiệp vừa và nhỏ với 80% số vốn hoạt động của doanh nghiệp là vốn vay ngân hàng. Dân số nước ta hiện nay gần 90 triệu người, trong đó số lượng người trong độ tuổi lao động chiếm trên 40% và được đánh giá là nước có “dân số vàng”. Cùng với dân số đông là tiêu dùng của dân cư tăng trưởng ngày càng cao và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng đa dạng. Tại hội thảo Banking Vietnam 2014 tổ chức ngày 21/5/2014, Vụ Thanh toán (NHNN) cho biết trong số gần 90 triệu dân thì chỉ mới phát triển được hơn 68,5 triệu thẻ ATM, số lượng tài khoản được mở là 48 triệu, tỷ lệ người dân tiếp cận được với tín dụng ngân hàng cịn ít, phần lớn khách hàng vay là các doanh nghiệp. (Thế Anh – 2014). Điều đó có nghĩa là thị trường của NHBL tại Việt Nam rất rộng lớn và đầy tiềm năng. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều tổ chức tài chính lẫn phi tài chính tham gia vào lĩnh vực bán lẻ dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài vào thị trường tài chính Việt Nam ngày càng đơng đảo. Và thị trường bán lẻ sẽ là thị trường chủ đạo mà họ chủ trương khai thác dựa trên kinh nghiệm và cơng nghệ đã có của mình. Bởi vậy, khối NHTM Việt Nam những năm gần đây đều xác định mục tiêu trở thành NHBL chất lượng cao.

Thứ hai, cũng giống như khi lựa chọn các sản phẩm tiêu dùng khác, khách hàng ln có xu hướng lựa chọn dịch vụ của ngân hàng có chất lượng cao mà giá cả hợp lý. Các NHTM Việt Nam có thể tận dụng thành tựu của ngành ngân hàng thế giới và dựa trên lợi thế am hiểu thị trường nội địa để cho ra đời những sản phẩm phù hợp nhu cầu, văn hóa người Việt Nam với giá cả và chất lượng tương xứng. Dịch vụ NHBL phải được phát triển theo hướng kết hợp hài hịa giữa lợiích của khách hàng với lợi ích của ngân hàng và mang lại lợi ích cho nền kinh tế. Đầu tư để phát triển dịch vụ NHBL yêu cầu vốn lớn trong khi môi trường kinh tế xã hội

chưa phát triển, sự hiểu biết của người dân sử dụng dịch vụ chưa cao, địi hỏi các ngân hàng phải hướng tới lợi ích lâu dài, kết hợp hài hịa giữa lợi ích của ngân hàng và của toàn bộ nền kinh tế. Trong giai đoạn đầu tiên, cần phải chấp nhận chi phí đầu tư để mang đến cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ tiên tiến với mức phí đảm bảo bù đắp được một phần vốn đầu tư nhưng đủ để thu hút khách hàng và chiếm lĩnh thị trường.

Hoàn thiện và phát triển dịch vụ NHBL phải được tiến hành đồng bộ với các dịch vụ ngân hàng khác, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng truyền thống và chủ động mở rộng các loại hình dịch vụ ngân hàng mới dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, phù hợp với nhu cầu thị trường và năng lực của TCTD nhằm tạo nhiều tiện ích cho người sử dụng dịch vụ. Cần phối hợp các bộ phận chức năng khác như bộ phận phục vụ doanh nghiệp để phát huy hiệu quả của dịch vụ ngân hàng, thu hút thêm khách hàng, tăng lợi nhuận cho ngân hàng và tạo mối liên kết chặt chẽ giữa khách hàng và ngân hàng. Kinh doanh bán lẻ buộc các ngân hàng phải tuân theo những quy định chặt chẽ về các quy định và tỉ lệ an toàn trong điều kiện bị ràng buộc bởi những hạn chế về nguồn lực. Các ngân hàng phải có định hướng rõ ràng về hoạt động kinh doanh NHBL, có đầy đủ nguồn lực cần thiết để phát triển dịch vụ NHBL.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng chi nhánh láng hạ (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)