Bộ máy tổ chức kiểm nghiệm chất lượng phân bón của Trung tâm Khảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kiểm nghiệm chất lượng phân bón tại trung tâm khảo kiểm nghiệm phân bón quốc gia (Trang 59)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1.1.Bộ máy tổ chức kiểm nghiệm chất lượng phân bón của Trung tâm Khảo

4.1. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về kiểm nghiệm chất lượng phân

4.1.1.Bộ máy tổ chức kiểm nghiệm chất lượng phân bón của Trung tâm Khảo

Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia

Tại Quyết định số 242/QĐ-TT-VP ngày 13/6/2012 của Cục Trồng trọt đã quy định rất rõ rằng: “Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia là đơn vị giúp Cục Trồng trọt thực hiện các hoạt động: khảo nghiệm phân bón, kiểm nghiệm, chứng nhận chất lượng phân bón và thực hiện việc kiểm tra giám sát chất lượng phân bón trên thị trường”. Việc kiểm nghiệm chất lượng phân bón là một trong các hoạt động chính đóng vai trị quan trọng của chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm.

Sơ đồ 4.1. Bộ máy tổ chức Kiểm nghiệm chất lượng phân bón

Nguồn: Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia (2017)

Bộ máy tổ chức kiểm nghiệm chất lượng phân bón hiện nay hơn 80 cán bộ cơng nhân viên. Hệ thống phịng Kiểm nghiệm hiện đại, khép kín, theo chuỗi đạt chuẩn được đặt tại Trụ sở chính của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia tại số 65 đường Sa Đôi, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Bộ phận một cửa thực hiện các cơng tác nhận mẫu, mã hóa mẫu và trả kết quả; Phịng Khảo nghiệm kiểm tra đánh giá chất lượng phân bón ngồi đồng ruộng, phịng kiểm nghiệm chất lượng phân bón chịu trách nhiệm tiến hành phân tích các mẫu sau khi được mã hóa từ bộ phận một cửa.

Các bộ phận đều làm việc độc lập dưới sự chỉ đao của Giám đốc và Phó Giám đốc phụ trách của Trung tâm thể hiện tính minh bạch, khách quan của quá trình Kiểm nghiệm chất lượng phân bón. Việc tổ chức bộ máy quản lý theo cách tập trung một đầu mối giúp cán bộ quản lý cấp cao hơn như Giám đốc hay Phó giám đốc phụ trách dễ dàng quản lý các công tác Kiểm nghiệm chất lượng phân bón tại Trung tâm. Tập trung nguồn lực về tài chính cũng như về con người để phát triển chuyên môn, xây dựng bộ máy chuyên nghiêp về mọi mặt nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả làm việc, đáp ứng được nhiệm vụ kiểm nghiệm chất lượng phân bón được giao.

Theo kết quả điều tra về bộ máy tổ chức kiểm nghiệm chất lượng phân bón của Trung tâm khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia thì có những ý kiến trái chiều khác nhau được thể hiệm thông qua bảng 4.1 và bảng 4.2.

Bảng 4.1. Hệ thống bộ máy tổ chức kiểm nghiệm chất lượng phân bón của Trung tâm khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia được đánh giá phù hợp

Đối tượng điều tra

Miền Bắc Tây Nguyên Miền Nam Tổng số

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Cán bộ trong hoạt động kiểm nghiệm và các cán bộ quản lý 43/50 86,0 23/25 92,0 21/25 84,0 87/100 87,0 Khách hàng 70/80 87,5 53/65 81,5 62/70 88,6 185/215 86,0 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2018)

Qua bảng 4.1 cho thấy hệ thống bộ máy tổ chức kiểm nghiệm được đánh giá khá hoàn thiện với tỷ lệ được đánh giá phù hợp với tỷ lệ là 87% tương đương với 87 cán bộ trong hoạt động kiểm nghiệm và các cán bộ quản lý và lên tới 86% tương đương với 185 khách hàng trong đó:

Đối với các cán bộ trong hoạt động kiểm nghiệm và các cán bộ quản lý được điều tra ở miền Bắc đánh giá phù hợp là 86%; ở Tây Nguyên là 92% và ở miền Nam là 84%.

Đối với khách hàng được điều tra tra ở miền Bắc đánh giá phù hợp là 87,5%; ở Tây Nguyên là 81,5% và ở miền Nam là 88,6%.

Dựa theo tỷ lệ cho thấy hệ thống bộ máy tổ chức của Trung tâm khảo kiểm nghiệm Quốc gia được đánh giá là có bộ máy tổ chức đáp ứng được hầu hết các chức năng nhiệm vụ được giao cũng như nhu cầu thực tiễn của thị trường tuy nhiên bên cạnh đó số người được khảo sát đánh giá hệ thông bộ máy tổ chức kiểm nghiệm chất lượng phân bón của Trung tâm khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia được đánh giá chưa phù hợp được thể hiện thông qua bảng 4.2.

Bảng 4.2. Hệ thống bộ máy tổ chức kiểm nghiệm chất lượng phân bón của Trung tâm khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia được đánh giá chưa phù hợp

Đơn vị tính: %

STT Ý kiến đánh giá chưa phù hợp Tổng Miền bắc

Tây Nguyên

Miền Nam I. Cán bộ trong hoạt động kiểm nghiệm và

các cán bộ quản lý (n = 100) 13,0 - - -

1 Bộ máy chưa được hoàn thiện tự chủ tại

các trạm 3,0 - 8,0 4,0 2 Hoạt động của trạm còn lệ thuộc rất

nhiều vào Trung tâm mẹ đặc biệt là những vấn đề chuyên môn.

5,0 - 12,0 8,0 3 Chưa phối hợp nhịp nhàng trong quá

trình cơng tác thanh kiểm tra phân bón. 5,0 6,0 4,0 4,0

II. Khách hàng (n = 215) 14,0 - - -

1 Bộ máy tuy qua ít khâu nhưng mỗi khâu

lại có tổ chức khá rườm rà. 2,8 3,8 3,1 1,4 2 Chưa được linh hoạt khi có sự cố xảy ra. 3,7 5,0 3,1 2,9 3 Gây khó khăn trong q trình thực hiện

công tác khảo nghiệm và kiểm nghiệm 2,3 3,8 1,5 1,4 4 Qua mỗi khâu thì lại có những vướng

mắc 3,3 2,5 6,2 1,4 5 Việc quản lý của cấp trên đối với nhân

viên (đặc biệt là các cá nhân trực tiếp làm việc với cá nhân) chưa được sát sao

1,4 3,8 - - 6 Một số ít cá nhân cịn thể hiện tính tư lợi. 0,5 - - 1,4

Theo kết quả khảo sát từ bảng 4.2 cho thấy số cán bộ trong hoạt động kiểm nghiệm và các cán bộ quản lý đánh giá chưa phù là 13% chủ yếu với các lý do sau bộ máy chưa được hoàn thiện tự chủ tại các trạm, hoạt động của trạm còn lệ thuộc rất nhiều vào Trung tâm mẹ đặc biệt là những vấn đề chuyên môn, Chưa phối hợp nhịp nhàng trong q trình cơng tác thanh kiểm tra phân bón. Hệ thống bộ máy tổ chức được khách hàng đánh giá chưa phù hơp là 14% bởi các lý do sau bộ máy tuy qua ít khâu nhưng mỗi khâu lại có tổ chức khá rườm rà, chưa được linh hoạt khi có sự cố xảy ra, gây khó khăn trong q trình thực hiện cơng tác khảo nghiệm và kiểm nghiệm, qua mỗi khâu thì lại có những vướng mắc, Việc quản lý của cấp trên đối với nhân viên (đặc biệt là các cá nhân trực tiếp làm việc với cá nhân) chưa được sát sao, đặc biệt là vẫn có khách hàng đánh giá một số ít cá nhân cịn thể hiện tính tư lợi.

4.1.2. Tổ chức hoạt động kiểm nghiệm chất lượng phân bón tại Trung tâm khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia

Tổ chức hoạt động của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia đã được quy định cụ thể tại Bộ Tiêu chuẩn cơ sở của Trung tâm theo đúng quy định của nhà nước. Bộ Tiêu chuẩn cơ sở cung cấp đầy đủ các thông tin về quy chế, quyền lợi, quy trình làm việc, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của các phòng ban trong Trung tâm.

4.1.2.1. Đăng ký, tiếp nhận mẫu phân bón

Cơng tác đăng ký, nhận mẫu phân bón sẽ được thực hiện bởi Bộ phận một cửa theo đúng quy định của nhà nước thể hiện sự khách quan, minh bạch trong cơng tác phân tích phân bón. Các cá nhân, tổ chức muốn đăng ký phân tích phân bón sẽ mang theo mẫu phân bón với trọng lượng tối thiểu là 500g đối với phân bón dạng rắn và 500ml đối với phân bón dạng lỏng tới làm thủ tục tại Phòng Một cửa của Trung tâm. Tại đây các cán bộ sẽ tư vấn và làm thủ tục nhận mẫu phân tích gồm phiếu nhận mẫu và hóa đơn theo đúng quy định. Tất cả các thông tin về người đăng ký phân tích, về đặc điểm mẫu phân tích như loại phân bón, nhận dạng, chỉ tiêu phân tích sẽ được ghi cụ thể trên phiếu nhận mẫu. Mẫu phân bón sau đó sẽ được cán bộ bộ phận một cửa chia mẫu, mã hóa mẫu và chuyển tới phịng phân tích.

Theo kết quả điều tra về Đăng ký, tiếp nhận mẫu phân bón của Trung tâm khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia thì có những ý kiến trái chiều khác nhau được thể hiệm thông qua bảng 4.3.

Bảng 4.3. Đăng ký, tiếp nhận mẫu phân bón của Trung tâm khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia được đánh giá phù hợp

Đối tượng điều tra

Miền Bắc Tây Nguyên Miền Nam Tổng số Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Cán bộ trong hoạt động kiểm nghiệm và các cán bộ quản lý 36/50 72,0 15/25 60,0 17/25 68,0 68/100 68,0 Khách hàng 63/80 78,8 42/65 64,6 39/70 55,7 144/180 67,0 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2018)

Qua bảng 4.3 cho thấy việc đăng ký, tiếp nhận mẫu phân bón được đánh giá khá hoàn thiện với tỷ lệ được đánh giá chưa được thực sự hoàn thiện với tỷ lệ phù hợp với mức là 68% đối với đối với cán bộ trong hoạt động kiểm nghiệm và các cán bộ quản lý và 67% đối với khách hàng trong đó:

Đối với các cán bộ trong hoạt động kiểm nghiệm và các cán bộ quản lý được điều tra ở miền Bắc đánh giá phù hợp là 72%; ở Tây Nguyên là 60% và ở miền Nam là 68%.

Đối với khách hàng được điều tra tra ở miền Bắc đánh giá phù hợp là 78,8%; ở Tây Nguyên là 64,6% và ở miền Nam là 55,7%.

Qua bảng 4.3 cũng cho thấy còn nhiều yếu tố của hệ thống đăng ký, tiếp nhận mẫu phân bón cịn chưa được đánh giá phù hợp.

Với đặc thù công tác đăng ký nhận mẫu của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia thì được nhận xét là chưa phù hợp ở các điểm sau:

Đối với cán bộ trong hoạt động kiểm nghiệm và các cán bộ quản lý đánh giá chưa phù hợp lên tới 28% với các điểm như sau chưa có phần mềm hiện đại quản lý số liệu vẫn được quản lý bằng các phần mềm thô sơ, Chưa có đăng ký kiểm nghiệm trực tuyến để đáp ứng theo nhu cầu hiện tại, Do việc phòng kiểm nghiệm nằm ở vị trí cách trung tâm 2 km nên khi nhận mẫu để gửi tới phòng kiểm nghiệm rất mất thời gian, Khi hỏi lại những mẫu mà đơn vị thanh tra gửi cần mất thời gian để tìm lại do cơng cụ quản lý thơ sơ. Trong các ý kiến đánh giá chưa phù hợp thì ý kiển chưa có phần mềm hiện đại quản lý số liệu vẫn được quản lý bằng các phần mềm thô sơ được đánh giá chưa phù hợp cao nhất chiếm 12%.

Bảng 4.4. Đăng ký, tiếp nhận mẫu phân bón của Trung tâm khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia được đánh giá chưa phù hợp

Đơn vị tính: %

STT Ý kiến đánh giá chưa phù hợp Tổng Miền Bắc

Miền Nam

Tây Nguyên I. Cán bộ trong hoạt động kiểm nghiệm

và các cán bộ quản lý (n = 100) 28,0 - - -

1 Chưa có phần mềm hiện đại quản lý số liệu vẫn được quản lý bằng các phần mềm thô sơ

12,0 18,0 4,0 8,0 2 Chưa có đăng ký kiểm nghiệm trực

tuyến để đáp ứng theo nhu cầu hiện tại 8,0 6,0 12,0 8,0 3 Do việc phòng kiểm nghiệm nằm ở

vị trí cách trung tâm 2 km nên khi nhận mẫu để gửi tới phòng kiểm nghiệm rất mất thời gian

6,0 12,0 - -

4 Khi hỏi lại những mẫu mà đơn vị thanh tra gửi cần mất thời gian để tìm lại do cơng cụ quản lý thơ sơ

3,0 6,0 - -

II. Khách hàng (n = 180) 33,0

1 Tuy khơng gây khó khăn trong q trình đăng ký nhận mẫu nhưng lại gây khó khăn khi cần thay đổi các thơng tin trong mẫu gửi phân tích

0,9 2,5 - -

2 Khơng có dịch vụ đăng ký nhanh qua các trang thông tin đại chúng nên mất thời gian để đến Trung tâm đăng ký.

7,4 7,5 10,8 4,3

3 Không đăng ký được khi nói chuyện qua đường dây điện thoại của bộ phận 1 cửa.

1,4 2,5 - 1,4 4 Quá trình đăng ký mất thời gian vì

phải đến tận bộ phận một của của Trung tâm mới đăng ký được

8,4 16,3 3,1 4,3 5 Không linh động khi có những sự

cố sảy ra 4,2 7,5 4,6 - Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2018)

Đối với khách hàng đánh giá chưa phù hợp lên tới 33% với các điểm như sau tuy khơng gây khó khăn trong q trình đăng ký nhận mẫu nhưng lại gây khó khăn khi cần thay đổi các thông tin trong mẫu gửi phân tích, khơng có dịch vụ đăng ký nhanh qua các trang thông tin đại chúng nên mất thời gian để đến Trung tâm đăng ký, không đăng ký được khi nói chuyện qua đường dây điện thoại của bộ phận 1 cửa, quá trình đăng ký mất thời gian vì phải đến tận bộ phận một của của Trung tâm mới đăng ký được, khơng linh động khi có những sự cố xảy ra.

Từ đó cho thấy được công tác đăng ký tiếp nhận mẫu còn gặp rất nhiều khó khăn và chưa thuận tiện cho cán bộ nhân viên đăng ký tiếp nhận mẫu. Để nâng cao chất lượng đăng ký tiếp nhận mẫu phân bón tại Trung tâm khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia thì cần phải nhanh chóng khắc phục những điểm chưa phù hợp để đáp ứng được nhu cầu của thị trường và thực tiễn.

4.1.2.2. Khảo nghiệm phân bón của Trung tâm khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia

Cơng tác khảo nghiệm phân bón là một trong những khâu thiêt yếu trong hệ thống tổ chức kiểm nghiệm. Tại Trung tâm khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia việc khảo nghiệm phân bón được bắt buộc thực hiện đối vơi các phân bón mới được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu trước khi đưa ra ngoài thị trường hoặc khi khách hàng có mong muốn để kiểm tra đanh giá được chất lượng phân bón. Khảo nghiệm phân bón là việc đưa phân bón ra ngồi đồng ruộng để đánh giá được hiệu quả về năng suất và hiệu quả kinh tế trên cây trồng khi sử dụng thêm hoặc thay thế phân bón địa phương bằng phân bón khảo nghiệm.

Kết quả điều tra đánh giá sự hài lịng của cơng tác Khảo nghiệm phân bón của Trung tâm khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia được thể hiện thông qua bảng 4.5.

Thông qua bảng 4.5 cho thấy việc đánh giá sự hài lòng của khách hàng ở mức trung bình với tổng đánh giá ở mức 66,5% trong đó các DN đánh giá mức độ hài lòng là 68,9%, các cá nhân dánh giá sự hài lịng ở mức trung bình thấp 54,4%, sự đánh giá của các trạm khuyến nông các tỉnh đánh giá rất cao 91,4% trong đó:

Đối với các DN được điều tra thì các DN ở miền Bắc đánh giá hài lòng là 60%, ở Tây Nguyên là 83,3% và ở miền Nam là 63,3%.

miền Bắc đánh giá hài lòng là 95%, ở Tây Nguyên là 100% và ở miền Nam là 80%; Đối với các cá nhân được điều tra thì các các nhân ở miền Bắc đánh giá hài lòng là 70%, ở Tây Nguyên là 53,3% và ở miền Nam là 40%.

Bảng 4.5. Khảo nghiệm phân bón của Trung tâm khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia được đánh giá hài lòng

STT Đối tượng điều tra

Miền Bắc Tây Nguyên Miền Nam Tổng số

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % I. Khách hàng 143/ 215 66,5 1 DN 18/30 60,0 25/30 83,3 19/30 63,3 62/90 68,9 2 Trạm khuyến nông các tỉnh 19/20 95,0 5/5 100,0 8/10 80,0 32/35 91,4 3 Cá Nhân 21/30 70,0 16/30 53,3 12/30 40,0 49/90 54,4 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2018)

Bên cạnh những đánh giá về sự hài lịng thì sự đánh giá khơng hài lịng cũng chiếm ở mức khá cao và được thể hiện thông qua bảng 4.6.

Bảng 4.6. Khảo nghiệm phân bón của Trung tâm khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia được đánh giá chưa hài lịng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kiểm nghiệm chất lượng phân bón tại trung tâm khảo kiểm nghiệm phân bón quốc gia (Trang 59)