Yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước trong kiểm nghiệm chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kiểm nghiệm chất lượng phân bón tại trung tâm khảo kiểm nghiệm phân bón quốc gia (Trang 77 - 82)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.2.Yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước trong kiểm nghiệm chất

TRONG KIỂM NGHIỆM CHẤT LƯỢNG PHÂN BÓN TẠI TRUNG TÂM KHẢO KIỂM NGHIỆM PHÂN BÓN QUỐC GIA

4.2.1. Quy định, chính sách của nhà nước kiểm nghiệm phân bón

Căn cứ các nội dung về Kiểm nghiệm chất lượng phân bón được quy định tại Khoản 2 Điều 19 Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón, theo đó:

Việc kiểm nghiệm chất lượng phân bón để đánh giá hợp quy hoặc phục vụ quản lý nhà nước phải do phịng kiểm nghiệm được cơng nhận hoặc chỉ định thực hiện;

Các chỉ tiêu chất lượng được phân tích theo phương pháp thử được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc gia tương ứng;

Đối với chỉ tiêu chất lượng chưa có phương pháp thử được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc gia thì thực hiện theo phương pháp thử do tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu công bố. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu phân bón phải tự cơng bố phương pháp thử các chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất hoặc nhập khẩu đối với các chỉ tiêu chất lượng. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về: Tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ và quản lý hoạt động người lấy mẫu đối với phân bón; cơng nhận, chỉ định và quản lý hoạt động của các phòng kiểm nghiệm; quy định dung sai của phép thử cho từng chỉ tiêu chất lượng; quy định giải quyết khiếu nại về kết quả kiểm nghiệm chất lượng sự sai khác về kết quả kiểm nghiệm chất lượng giữa các phòng kiểm nghiệm hoặc các tổ chức chứng nhận chất lượng được chỉ định và việc chỉ định phòng kiểm nghiệm kiểm chứng chất lượng phân bón hữu cơ và phân bón khác.

Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón quốc gia dựng bộ Tiêu chuẩn cơ sở dựa chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Bộ Tiêu chuẩn cơ sở được xây dựng và ban hành nội bộ tại Trung tâm, quy định phương pháp cách thức quản lý, thực hiện cơng việc tại các phịng ban, bộ phận. Bộ tiêu chuẩn được kiểm tra đều được kiếm tra đánh giá sự phù hợp theo hiện hành.

Qua bảng cho thấy hầu hết các ý kiến đánh giá hài lịng về quy định và chính sách của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia và được đánh giá hài lòng là 88,4%.

Bảng 4.18. Bảng thống kê khảo sát đánh giá chung về Quy định và Chính sách tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia

Ý kiến Lý do Số

lượng

Tỉ lệ (%)

Hài lòng 243/275 88,4

Chưa hài lịng Quy định, chính sách chưa có tính cập nhật

theo tình hình thực tế 6/275 2,2 Quy định, chính sách gây khó khăn trong

cơng tác kiểm nghiệm chất lượng phân bón 5/275 1,8 Khơng có ý kiến 21/275 7,6 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2018)

Ngồi ra thì cũng vẫn cịn những ý kiến đánh giá chưa hài lịng như Quy định, chính sách chưa có tính cập nhật theo tình hình thực tế là 2,2%, Quy định, chính sách gây khó khăn trong cơng tác kiểm nghiệm chất lượng phân bón là 1,8 %.

4.2.2. Năng lực của Trung tâm khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia trong kiểm nghiệm chất lượng phân bón kiểm nghiệm chất lượng phân bón

4.2.2.1. Nhân lực làm hoạt động cơng tác kiểm nghiệm chất lượng phân bón

Nhân lực trong cơng tác hoạt động kiểm nghiệm đóng vai trị quan trọng rất lớn quyết định đến toàn bộ kết quả của các khâu trong hoạt động kiểm nghiệm. Trình độ và năng lực chun mơn của các cán bộ Trung tâm khảo kiểm nghiệm phân bón quốc gia được thể hiện thông qua bảng 4.19 và 4.20.

Bảng 4.19. Bảng thống kê về Trình độ học vấn của các cán bộ động công tác kiểm nghiệm chất lượng phân bón

Đơn vị tính: người

Vị trí cơng tác Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ Khác

Cán bộ quản lý - 1 2 - Bộ Phận một cửa 4 - - - Phòng khảo nghiệm 10 2 - - Phịng phân tích 15 6 - -

Tổng 29 9 2 -

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2018)

Qua bảng năng lực và thống kê trình độ của các cán bộ trong hoạt động kiểm nghiệm của Trung tâm khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia cho thấy các cán bộ trong Trung tâm được bố trí phù hợp với năng lực chuyên môn để thực

hiện các nhiệm vụ trong hoạt động kiểm nghiệm.

Bảng 4.20. Bảng năng lực chuyên môn của cán bộ trung tâm trong hoạt động kiểm nghiệm chất lượng phân bón

Đơn vị tính: người STT Chuyên môn Tổng số cán bộ Cán bộ quản lý Bộ Phận một cửa Khảo nghiệm Kiểm nghiệm

1 Nơng hóa thổ nhưỡng 9 1 - 3 5 2 Khoa học cây trồng 7 - - - 7 3 Khoa học đất 3 - - - 3 4 Công nghệ sinh học 7 1 - - 6 5 Nông học 9 1 - 8 - 6 Kinh tế nông nghiệp 5 - 4 1 - Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2018) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Toàn bộ các nhân viên phịng kiểm nghiệm phân bón đều có học vấn và năng lực chun mơn để phục vụ khâu kiểm nghiệm chất lượng phân bón.

Phịng khảo nghiệm phân bón hầu hết các các bộ đều có năng lực chuyên môn để thực hiên khảo nghiệm chất lượng phân bón.

4.2.2.2. Cơng cụ, dụng cụ phương tiện phục vụ công tác kiểm nghiệm chất lượng phân bón

Phịng Kiểm nghiệm chất lượng phân bón của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm chất lượng phân bón Quốc gia được trang bị tổng số 86 trang thiết bị để phục vụ riêng cho cơng tác phân tích, 5 bộ dụng cụ lấy mẫu phân bón và một số các trang thiết bị văn phịng cơ bản

Tồn bộ số trang thiết bị phục vụ cơng tác phân tích được trang bị mới từ khi thành lập phịng kiểm nghiệm phân bón vào năm 2015. Hiện nay, sau 3 năm hoạt động, một số trang thiết bị đã hỏng hoặc gặp trục trặc trong quá trình sử dụng. Các bộ dụng cụ lấy mẫu phân bón được trang bị để thực hiện công tác tham gia lấy mẫu phân bón cùng đồn thanh tra và dùng để làm dụng cụ thực hành cho các khóa đào tạo người lấy mẫu. Đa số các trang thiết bị văn phịng đều mới được trang bị nên có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các cán bộ.

Bảng 4.21 là kết quả đánh giá sự hài lịng về các cơng cụ, dụng cụ, phương tiện phục vụ công tác kiểm nghiệm của 40 cán bộ trong toàn đơn vị và hơn 130 học viên tham gia các khóa đào tạo người lấy mẫu phân bón. Theo bảng trên, các cán bộ tham gia khảo sát để đánh giá sự hài lòng về các trang thiết bị,

máy móc tại phịng thí nghiệm của Trung tâm, các học viên sẽ đánh giá về trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện phục vụ công tác đào tạo lớp học người lấy mẫu phân bón.

Bảng 4.21. Kết quả khảo sát sự hài lịng về Cơng cụ, dụng cụ, phương tiện phục vụ công tác kiểm nghiệm

Đơn vị: % Ý kiến Lý do Số lượng Cán bộ tại đơn vị (n = 40) Học viên (n = 137) Hài lòng 32,5 30,7 Chưa hài lòng

Chưa phù hợp với quy định của nhà nước 5,0 - Chưa phù hợp đáp ứng được yêu cầu, tiêu

chuẩn kỹ thuật của phương thức lấy mẫu

và phân tích mẫu 27,5 38,0 Chưa thể hiện thuận tiện cho cán bộ đi

lấy mẫu và cán bộ phân tích 35,0 24,8 Khơng có ý kiến 7,5 4,4 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2018)

Công cụ, dụng cụ và phương tiện phục vụ công tác kiểm nghiệm chất lượng phân bón tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia hiện nay cần nâng cấp, bổ sung công cụ, dụng cụ và phương tiện phục vụ công tác kiểm nghiệm chất lượng phân bón

Theo đấy, có 17/68 bộ dụng cụ, trang thiết bị đã bị hỏng một phần và phân nửa trong số chúng đã bị hỏng hoàn tồn, đa số đã được các cán bộ phân tích tự sửa chữa, khắc phục để tiếp tục hoạt động. Ngồi ra cịn có 3 bộ thiết bị máy phân tích hiện đại được đầu tư lên đến hàng tỉ đồng lại chưa thể đi vào hoạt động với lý do: các cán bộ thực hiện chưa đủ năng lực, chưa được đào tạo tiến hành các phép thử được sử dụng thành thạo hoặc đã tham gia các buổi hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất nhưng lại khơng đủ năng lực tiến hành phân tích, khơng đủ kinh phí mua nguyên liệu thực hiện phân tích, hệ thống máy móc lâu ngày khơng được sử dụng cũng dẫn đến bị hư hỏng. Với số tiền đầu tư rất lớn vào các trang thiết bị phân tích nhưng lại chưa thể sử dụng triệt để, vừa gây tốn kém lại không mang lại hiệu quả trong cơng tác chun mơn.

khá hài lịng. Đây là các bộ dụng cụ lấy mẫu thủ cơng nhằm thể hiện tính khách quan, minh bạch, đã đạp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật về phương thức lấy mẫu, tuy nhiên lại gây bất tiện cho các cán bộ lấy mẫu khi cần phải lấy mẫu với số lượng lớn.

4.2.3. Ý thức chấp hành quy định về chất lượng phân bón của các đơn vị, tổ chức sản xuất chức sản xuất

Theo con số thống kê của Bộ Cơng Thương, hiện cả nước có khoảng 800 cơ sở sản xuất phân bón được cấp phép. Thế nhưng con số thực tế đã lên đến hàng nghìn cơ sở, đơn vị sản xuất phân bón chưa được cấp phép. Thực tế này khiến cho thị trường này ngày càng trở nên khó kiểm sốt, khó dập tắt được triệt để nạn phân bón giả, nhái. Khơng chỉ vậy các DN trong nước thường xuyên sản xuất các loại phân bón vơ cơ, hữu cơ có chất lượng kém nhưng lại dán nhãn hiệu nổi tiếng, có nguồn gốc nước ngồi, hồn tồn khơng tn theo quy chuẩn đã được Bộ Công Thương quy định.

Thực trạng phân bón giả, kém chất lượng khơng những chỉ ảnh hưởng đến uy tín của các DN làm ăn chân chính, nó cịn làm méo mó thị trường. Khủng khiếp hơn, phân bón giả, nhái là đã góp phần “tích cực” phá hoại ngành trồng trọt, ảnh hưởng đến chất lượng nông sản của bà con nơng dân, hạ thấp uy tín của nơng sản Việt Nam tại thị trường nước ngồi. Tình trạng phân bón giả, kém chất lượng, khơng rõ nguồn gốc diễn ra thường xuyên trong nhiều năm qua tại nhiều địa bàn gây nguy cơ về nước, ô nhiễm môi trường trường, thiệt hại lớn cho DN sản xuất, kinh doanh chân chính và bà con nơng dân

Hiện chúng ta chưa có quy chuẩn để xác định những sản phẩm phân bón tương đương, nhưng nhiều đơn vị sản xuất vẫn được cấp phép sản xuất, có chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy khiến người dân không thể phân biệt đâu là hàng thật đâu là hàng nhái, chỉ khi kiểm tra chất lượng sản phẩm cụ thể mới phát hiện ra lệch quy chuẩn mà DN đăng ký. Phân bón nhái là vấn đề hết sức nhức nhối. Hàm lượng chất dinh dưỡng cho cây trồng trong các sản phẩm phân bón nhái rất ít, trong khi các DN còn “nhập nhèm” trong cơng bố hàm lượng, mẫu mã bao bì, lừa bịp người dân và cơ quan quản lý.

Sản phẩm phân NPK được làm nhái rất nhiều và đó chỉ là tên họ đăng ký với hàm lượng chất dinh dưỡng thấp, khi bán ra thị trường DN lại bán sát giá với phân bón những đơn vị sản xuất chuẩn, dẫn đến lợi nhuận của DN đó rất cao, trong khi thiệt thịi lại thuộc về các DN làm ăn chân chính.

Thực trạng đáng buồn của ngành sản xuất phân bón Việt Nam xuát phát từ ý thức chấp hành các quy định về chất lượng phân bón của các doanh nghiệp cịn thấp, gây ảnh hưởng không nhỏ tới nền Nông nghiệp của nước ta. Các Quy định, chính sách nhà nước về quản lý chất lượng phân bón cân phải được thắt chặt hơn đối với các doanh nghiệp sản xuất nói chung và cả các doanh nghiệp kinh doanh phân bón. Cần tích cực thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao ý thức chấp hành các quy định sản xuất và kinh doanh phân bón của các doanh nghiệp.

Bảng 4.22. Bảng đánh giá ý thức chấp hành của các đơn vị, tổ chức sản xuất phân bón Đơn vị tính: % STT Ý thức chấp hành Miền Bắc (n = 90) Tây Nguyên (n = 75) Miên Nam (n = 75) 1 Chấp hành 43,1 35,6 41,1 2 Không chấp hành 56,9 64,4 58,9 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2018)

Thông qua bảng đánh giá ý thức chấp hành về chất lượng phân bón cịn rất nhiều các đơn vị không chấp hành về chất lượng phân bón trước khi đưa sản phẩm ra thị trường cụ thể như sau:

Các đơn vị tổ chức sản xuất được đánh giá chấp hành về chất lượng phân bón trước khi đưa ra ngoài thị trường ở miền bắc là 43,1% ở Tây Nguyên là 35,6% và miền Nam là 41,1%.

Các đơn vị tổ chức sản xuất được đánh giá không chấp hành về chất lượng phân bón trước khi đưa ra ngồi thị trường ở miền bắc là 56,9% ở Tây Nguyên là 64,4% và miền Nam là 58,9%.

Qua đó cho thấy rất nhiều các đơn vị không chấp hành về chất lượng phân bón trước khi đưa ra ngồi thị trường đặc biệt là các DN ở khu vực miền Nam và Tây Nguyên.

4.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KIỂM NGHIỆM CHẤT LƯỢNG PHÂN BÓN TẠI TRUNG TÂM KHẢO KIỂM NGHIỆM PHÂN BÓN QUỐC GIA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kiểm nghiệm chất lượng phân bón tại trung tâm khảo kiểm nghiệm phân bón quốc gia (Trang 77 - 82)