Giải pháp về phí hoạt động kiểm nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kiểm nghiệm chất lượng phân bón tại trung tâm khảo kiểm nghiệm phân bón quốc gia (Trang 86)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.3.3. Giải pháp về phí hoạt động kiểm nghiệm

Phí hoạt động kiểm nghiệm là điều kiện quan trọng giúp hệ thống kiểm nghiệm chất lượng phân bón của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia duy trì hoạt động và tồn tại. Phí hoạt động kiểm nghiệm của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia vẫn cịn được đánh gia là khá cao do vậy để giải quyết những vấn đề về phí thì cần thực hiện theo các giải pháp sau:

- Cung cấp đầy đủ các thông tin về: điều khoản căn cứ, bảng giá chi tiết, thời gian thực hiện và tiến hành cho các khách hàng tới đăng ký tại nơi gửi mẫu.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ trong công tác kiểm nghiệm chất lượng phân bón.

4.3.4. Nâng cao chất lượng các khóa đào tạo, tập huấn bồi dưỡng chun mơn về phân bón

Với bối cảnh thì trường Phân bón Việt Nam có rất nhiều biến động, lượng phân bón giả, phân bón kém chất lượng tràn lan trên thị trường gây ảnh hưởng rất lớn không chỉ tới chất lượng nông sản, giá trị sản xuất cửa người nơng dân nói chung và nên Kinh tế Nơng nghiệp nói riêng mà cịn ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường đất và nước canh tác. Các quy định và chính sách nhà nước về kiểm nghiệm chất lượng phân bón cần liên tục chỉnh sửa, cải tiến nhằm giảm thiểu, loại bỏ các phân bón kém chất lượng, phân bón giả, giúp bà con nơng dân nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường tự nhiên, đảm bảo nơng nghiệp bền vững. Chính vì vậy việc liên tục cập nhật, nâng cao hiểu biết về quy định, chính sách nhà nước về kiểm nghiệm chất lượng phân bón là rất cần thiết và mang tính cấp bách.

Để đáp ứng được yêu cầu của thị trường, Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia, đóng vai trị là đơn vị nhà nước thẩm định về chất lượng phân bón trên thị trường và đang từng bước trở thành đơn vị quản lý nhà nước về Kiểm nghiệm phân bón ln tích cực tổ chức, tham gia các lớp tập huấn, nâng cao hiểu biết về quy định, chính sách nhà nước về kiểm nghiệm chất lượng phân bón.

Đặc biệt trong năm 2017, với sự thay đổi chỉnh sửa của Nghị định 108/2017/NĐ-CP của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quản lý phân bón, trung tâm liên tục cử các cán bộ chủ chốt có liên quan tham dự các lớp tập huấn của Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp nhằm nâng cao hiểu biết về quy định, chính sách nhà nước về quản lý phân bón nói chung và về quản lý kiểm nghiệm chất lượng phân bón nói riêng. Tổng số Ngồi việc tham gia các lớp tập huấn cấp cao, Trung tâm thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, họp tổng kết theo quý hoặc sau bất kì sự bổ sung, thay đổi hay chỉnh sửa nào của các quy định, chính sách Nhà nước, với sự tham gia thường xuyên của gần 90% của các cán bộ tại trung tâm. Buổi tập huấn là nơi các cán bộ tích cực cập nhật, chia sẻ các thơng tin về các quy định, chính sách nhà nước về quản lý kiểm nghiệm chất lượng phân bón.

Nhìn chung, để đạt được các mục đích trên cần thực hiện được các giải pháp như sau:

- Thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao hiểu biết về quy định, chính sách nhà nước về kiểm nghiệm chất lượng phân bón. Yêu cầu tại các buổi tập huấn cần phải có các cán bộ chuyên mơn nắm rất vững về các quy định và chính sách nhà nước.

- Thường xuyên tổ chức những buổi chia sẻ, tọa đàm về quy định, chính sách nhà nước để các cán bộ thực hiện cũng như những cán bộ quản lý có thể nêu các quan điểm cá nhân, những vướng mắc trong công tác thực hiện của mình để cùng nhau giải quyết vấn đề.

- Thường xuyên cập nhật những thông tin, biến động về thị trường phân bón để từ đấy có thể áp dụng triệt để các quy định, chính sách nhà nước trong cơng tác quản lý kiểm nghiệm phân bón.

Nếu có thể thực hiện tốt các giải pháp, giúp các cán bộ nắm vững thông tin, hiểu biết, thực hiện đúng, đủ các quy định, chính sách nhà nước sẽ giúp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý về kiểm nghiệm phân bón nói riêng và về

Quản lý phân bón trong cả nước nói chung.

Tổ chức các lớp tập huấn: “Đào tạo người lấy mẫu phân bón” cho gần 1000 học viên trên cả nước được đánh giá đạt chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của thị trường và kì vọng của học viên sau khi theo học. Việc thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn giúp chính các cán bộ thực hiện nâng cao kỹ năng, trình độ chun mơn.

Bên cạnh cơng tác lấy mẫu phân bón, cơng tác phân tích cũng đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong hoạt động kiểm nghiệm chất lượng phân bón nói riêng và quản lý nhà nước về Kiểm nghiệm phân bón nói chung. Về quy định, chính sách nhà nước về kiểm nghiệm chất lượng phân bón

4.3.5. Nâng cao năng lực trong tổ chức hoạt động kiểm nghiệm

4.3.5.1. Nhân lực

- Thường xuyên tổ chức các buổi trao chia sẻ chuyên môn trong nội bộ trung tâm;

- Đề cử các cán bộ có năng lực chun mơn kinh nghiệm tham gia các lớp đào tạo tập huấn nâng cao trình độ tại các đơn vị, cơ quan cấp cao;

- Tạo điều kiện, đề cử các cán bộ có đủ năng lực phẩm chất tham gia các khóa đào tạo trong và ngồi nước về áp dụng các công nghệ hiện đại trong công tác kiểm nghiệm;

- Khuyến khích động viện cho các cán bộ có những cống hiến cho công tác kiểm nghiệm tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

4.3.5.2. Cơng cụ, dụng cụ phương tiện phục vụ công tác kiểm nghiệm

Các công cụ, dụng cụ phương tiện phục vụ công tác kiểm nghiệm chất lượng phân bón cần được trang bị đầy đủ giúp tăng năng suất và chất lượng cơng tác phân tích phân bón.

- Tiến hành đào tạo hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị hiện đại, nâng cao năng lực chuyên môn

- Tiến cử đào tạo nước ngồi để được tiếp xúc với các cơng nghệ hiện đại của các quốc gia phát triển

- Thay thế, sửa đổi các trang thiết bị, dụng cụ đã cũ, hỏng

4.3.6. Nâng cao nhận thức về quy định, chính sách của nhà nước

trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về phân bón do vậy việc nâng cao nhận thức là rất cần thiết. Để khắc phục được những tồn tại đang có tại Trung tâm trong việc nâng cao nhận thức thì Trung tâm có thể thực hiện một số các biện pháp sau đây:

- Xây dựng bộ câu hỏi, đáp án về các thắc mắc điển hình về các quy định, chính sách của nhà nước về phân bón, cơng bố rộng rãi trên trang trực tuyến của trung tâm.

- Đào tạo tư vấn về các kiểm thức cơ bản cho tất cả các cán bộ trung tâm để tất cả các cán bộ đều có thể giúp đỡ giáp đáp các thắc mắc về quy định, chính sách của nhà nước về phân bón.

4.3.7. Nâng cao ý thức chấp hành quy định về chất lượng phân bón của DN sản xuất sản xuất

Trong tình hình hiện nay với khoảng 8000 doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn nhỏ trên cả nước, hệ thống cung ứng phân bón, phát triển nhanh với nhiều loại phân bón đa dạng, phức tạp (có tới 5000 loại phân bón). Mỗi loại phân bón có đặc điểm kĩ thuật và tác dụng khác nhau. Các cơ sở sản xuất phân bón hiện đa số đếu là các doanh nghiệp tư nhân nhỏ lẻ, vốn đầu tư thấp, chất lượng sản phẩm phân bón thấp.

Cách thức vi phạm các quy định về chất lượng phân bón của các cơ sở sản xuất phân bón rất đa dạng và ngày càng tinh vi và biến tướng nhanh chóng, tuy nhiên các quy định về xử phạt thì vẫn chỉ dừng lại ở mức phạt hành chính có lẽ chưa đủ tính răn đe đối với các doanh nghiệp. Cần có các hình thức xử phạt mạnh tay hơn đối với các doanh nghiệp vi phạm. Đề xuất có thêm các hình phạt mạnh tay hơn như treo hoặc tước giấy phép sản xuất, kinh doanh kèm theo xử phạt hành chính.

- Nâng cao kiến thức các quy định, kĩ năng phân biệt về chất lượng đối với người nông dân, các hộ kinh doanh phân bón

- Quy định khắt khe hơn về việc cấp giấy phép các hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

Với đề tài về “Quản lý nhà nước về Kiểm nghiệm chất lượng phân bón tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia”, nghiên cứu đã đạt được những kết quả sau:

Thứ nhất: Luận văn đã chỉ ra nội dung của quản lý nhà nước về kiểm nghiệm phân bón tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón quốc gia gồm: các quy định, chính sách của nhà nước về kiểm nghiệm chất lượng phân bón; Bộ máy tổ chức kiểm nghiệm chất lượng phân bón, tổ chức hoạt động kiểm nghiệm. Ngồi ra luận văn đã đi sâu tìm hiểu, phân tích kết quả cơng tác quản lý nhà nước về kiểm nghiệm chất lượng phân bón và ý thức chấp hành quy định về chất lượng của các cơ sở sản xuất phân bón.

Thứ hai, trên cơ sở khái quát về thực trạng công tác quản lý nhà nước về kiểm nghiệm chất lượng phân bón tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia, luận văn đã làm rõ và đi sâu phân tích, chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về kiểm nghiệm chất lượng phân bón.

Thực trạng các qui định, chính sách của nhà nước và triển khai hoạt động kiểm nghiệm chất lượng phân bón của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia chỉ ra các khó khăn tồn tại được thể hiện qua các số liệu thu được có ý kiến của cán bộ quản lý cho rằng hệ thống văn bản pháp luật đồ sộ liên quan đến phân bón và việc phân cơng trách nhiệm cịn phân tán, có phần chồng chéo, chưa thống nhất. Việc thực hiện các quy định thủ tục hành chính cịn gặp nhiều khó khăn, tốn thời gian và kinh phí. Qua khảo sát ý kiến của người tham gia kinh doanh thì có 88,4% ý kiến cho rằng các qui định chính sách phù hợp, 4% ý kiến chưa phù hợp như nhiều qui định thủ tục rườm rà, khó khăn trong việc hoàn thiện thủ tục...

Thứ ba, để khắc phục các vấn đề cịn tồn tại trong cơng tác quản lý kiểm nghiệm chất lượng phân bón tại trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón quốc gia cần thực hiện các giải pháp sau: Nâng cao năng lực bộ máy tổ chức kiểm nghiệm chất lượng phân bón, nâng cao năng lực tổ chức hoạt động kiểm nghiệm chất lượng phân bón, đưa ra các giải pháp về phí hoạt động kiểm nghiệm, nâng cao chất lượng các khóa đào tạo, tập huấn bồi dưỡng chun mơn về phân bón, nâng cao năng lực trong tổ chức hoạt động kiểm nghiệm, nâng cao nhận thức về quy định,

chính sách của nhà nước, nâng cao ý thức chấp hành quy định về chất lượng phân bón của DN sản xuất

5.2. KIẾN NGHỊ

Từ việc nghiên cứu thực trạng quản lý Nhà nước về hoạt động kiểm nghiệm chất lượng phân bón của Trung tâm, khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

Việc quản lý kiểm nghiệm chất lượng phân bón chỉ tập trung vào một đầu mối, được phân cấp triệt để cho các đơn vị trực thuộc trung tâm. Như vậy sẽ tránh được sự chồng chéo và các kẽ hở trong công tác quản lý, đảm bảo sự thống nhất trong quản lý.

Thực hiện phân cấp quản lý kiểm tra chất lượng phân bón tới cấp cơ sở, đảm bảo kiểm tra chặt chẽ và thường xuyên. Đặc biệt phải kiểm tra chặt các chất độc hại có trong phân bón như kim loại nặng, các vi sinh vật gây bệnh…

Xây dựng và ban hành đầy đủ bộ Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp phân tích phân bón để áp dụng chung tồn quốc để thống nhất quản lý chất lượng.

Tăng cường cơ sở vật chất và nhân sự để có đủ năng lực tổ chức kiểm tra, giám sát chất lượng; khâu nối các phịng thí nghiệm phân tích chuyên ngành tham gia vào việc phân tích nhanh, chính xác các mẫu phân bón cần kiểm tra.

Về kinh phí Ngân sách bố trí kinh phí một phần cho tăng cường năng lực phòng kiểm nghiệm chất lượng phân bón (thiết bị, xây dựng tiêu chuẩn, qui chuẩn), đào tạo nghiệp vụ về cơng tác kiểm tra, lấy mẫu, phân tích mẫu đánh giá chất lượng phân bón, tổ chức hội nghị, hội thảo về quản lý phân bón.

Hệ thống phân tích chất lượng phân bón Hiện cịn rất mỏng, Đề nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho phép Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia thành lập mạng lưới các phịng phân tích, kiểm định chất lượng phân bón trong phạm vi cả nước để chủ động phân tích, đánh giá chất lượng phục vụ sản xuất, kinh doanh của các DN một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Công thương (2014).Thông tư số: 29/2014/TT-BCT.Thông tư quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số điều về phân bón vơ cơ, hướng dẫn việc cấp phép sản xuất phân bón vơ cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác tại Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón.

2. Bộ Khoa học cơng nghệ (2007). Thông tư 09/2007/TT-BKHCN ngày 06/4/2007 hướng dẫn một số điều của Nghị định 89/2006/NĐ-CP.

3. Bộ Nông nghiệp & PTNT (2014). Thông tư số 41/2014/ TT- BNNPTNT hướng dẫn một số điều của nghị định 202/2013/NĐ- CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của chính phủ về quản lý phân bón thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về phân bón của bộ NN & PTNT.

4. Bộ Nông nghiệp & PTNT (2017). Nghị định 108/2017/NĐ- CP ngày 20 tháng 9 năm 2017 của chính phủ về quản lý phân bón.

5. Chính phủ (1995). Nghị định 10/CP ngày 23/1/1995 qui định về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Quản lý thị trường.

6. Chính phủ (2006). Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/9/2006 quy định về ghi nhãn hàng hóa.

7. Chính phủ (2011). Nghị định số 84/2011/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2011 qui định về niêm yết giá.

8. Chính phủ (2013). Nghị định 202/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính Phủ về Quản lý phân bón

9. Chính phủ (2013a). Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ cơng nghiệp.

10. Chính phủ (2013b).Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón.

11. Chính phủ (2013c). Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dung.

12. Chính phủ (2016). Nghị định 77/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực phân bón.

13. Chính phủ (2017a). Nghị định 107/2016/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ.

14. Chính phủ (2017b). Nghị định 108/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2017 của Chính Phủ về Quản lý phân bón.

15. Công ty cổ phần vật tư nông sản- Apromaco (2014).Tài liệu “Tổng quan thị trường phân bón Việt Nam năm 2014 và triển vọng năm 2015”.

16. Cuc Trồng trọt (2010). Quyết định số 376/QĐ-TT-QLCL ngày 27 tháng 9 năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kiểm nghiệm chất lượng phân bón tại trung tâm khảo kiểm nghiệm phân bón quốc gia (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)