Thức chấp hành quy định về chất lượng phân bón của các đơn vị, tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kiểm nghiệm chất lượng phân bón tại trung tâm khảo kiểm nghiệm phân bón quốc gia (Trang 81 - 82)

chức sản xuất

Theo con số thống kê của Bộ Công Thương, hiện cả nước có khoảng 800 cơ sở sản xuất phân bón được cấp phép. Thế nhưng con số thực tế đã lên đến hàng nghìn cơ sở, đơn vị sản xuất phân bón chưa được cấp phép. Thực tế này khiến cho thị trường này ngày càng trở nên khó kiểm soát, khó dập tắt được triệt để nạn phân bón giả, nhái. Không chỉ vậy các DN trong nước thường xuyên sản xuất các loại phân bón vô cơ, hữu cơ có chất lượng kém nhưng lại dán nhãn hiệu nổi tiếng, có nguồn gốc nước ngoài, hoàn toàn không tuân theo quy chuẩn đã được Bộ Công Thương quy định.

Thực trạng phân bón giả, kém chất lượng không những chỉ ảnh hưởng đến uy tín của các DN làm ăn chân chính, nó còn làm méo mó thị trường. Khủng khiếp hơn, phân bón giả, nhái là đã góp phần “tích cực” phá hoại ngành trồng trọt, ảnh hưởng đến chất lượng nông sản của bà con nông dân, hạ thấp uy tín của nông sản Việt Nam tại thị trường nước ngoài. Tình trạng phân bón giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc diễn ra thường xuyên trong nhiều năm qua tại nhiều địa bàn gây nguy cơ về nước, ô nhiễm môi trường trường, thiệt hại lớn cho DN sản xuất, kinh doanh chân chính và bà con nông dân

Hiện chúng ta chưa có quy chuẩn để xác định những sản phẩm phân bón tương đương, nhưng nhiều đơn vị sản xuất vẫn được cấp phép sản xuất, có chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy khiến người dân không thể phân biệt đâu là hàng thật đâu là hàng nhái, chỉ khi kiểm tra chất lượng sản phẩm cụ thể mới phát hiện ra lệch quy chuẩn mà DN đăng ký. Phân bón nhái là vấn đề hết sức nhức nhối. Hàm lượng chất dinh dưỡng cho cây trồng trong các sản phẩm phân bón nhái rất ít, trong khi các DN còn “nhập nhèm” trong công bố hàm lượng, mẫu mã bao bì, lừa bịp người dân và cơ quan quản lý.

Sản phẩm phân NPK được làm nhái rất nhiều và đó chỉ là tên họ đăng ký với hàm lượng chất dinh dưỡng thấp, khi bán ra thị trường DN lại bán sát giá với phân bón những đơn vị sản xuất chuẩn, dẫn đến lợi nhuận của DN đó rất cao, trong khi thiệt thòi lại thuộc về các DN làm ăn chân chính.

Thực trạng đáng buồn của ngành sản xuất phân bón Việt Nam xuát phát từ ý thức chấp hành các quy định về chất lượng phân bón của các doanh nghiệp còn thấp, gây ảnh hưởng không nhỏ tới nền Nông nghiệp của nước ta. Các Quy định, chính sách nhà nước về quản lý chất lượng phân bón cân phải được thắt chặt hơn đối với các doanh nghiệp sản xuất nói chung và cả các doanh nghiệp kinh doanh phân bón. Cần tích cực thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao ý thức chấp hành các quy định sản xuất và kinh doanh phân bón của các doanh nghiệp.

Bảng 4.22. Bảng đánh giá ý thức chấp hành của các đơn vị, tổ chức sản xuất phân bón Đơn vị tính: % STT Ý thức chấp hành Miền Bắc (n = 90) Tây Nguyên (n = 75) Miên Nam (n = 75) 1 Chấp hành 43,1 35,6 41,1 2 Không chấp hành 56,9 64,4 58,9 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2018)

Thông qua bảng đánh giá ý thức chấp hành về chất lượng phân bón còn rất nhiều các đơn vị không chấp hành về chất lượng phân bón trước khi đưa sản phẩm ra thị trường cụ thể như sau:

Các đơn vị tổ chức sản xuất được đánh giá chấp hành về chất lượng phân bón trước khi đưa ra ngoài thị trường ở miền bắc là 43,1% ở Tây Nguyên là 35,6% và miền Nam là 41,1%.

Các đơn vị tổ chức sản xuất được đánh giá không chấp hành về chất lượng phân bón trước khi đưa ra ngoài thị trường ở miền bắc là 56,9% ở Tây Nguyên là 64,4% và miền Nam là 58,9%.

Qua đó cho thấy rất nhiều các đơn vị không chấp hành về chất lượng phân bón trước khi đưa ra ngoài thị trường đặc biệt là các DN ở khu vực miền Nam và Tây Nguyên.

4.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KIỂM NGHIỆM CHẤT LƯỢNG PHÂN BÓN TẠI TRUNG TÂM KHẢO KIỂM NGHIỆM PHÂN BÓN QUỐC GIA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kiểm nghiệm chất lượng phân bón tại trung tâm khảo kiểm nghiệm phân bón quốc gia (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)