0
Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Biến chứng sau mổ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ CẮT ĐỐT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ U PHÌ ĐẠI LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT ĐÃ CÓ BÍẾN CHỨNG BÍ ĐÁI CẤP TẠI BỆNH VIỆN 103 (Trang 77 -79 )

- Khám hệ tiết niệu: đánh giá tình trạng hố thận, cầu bàng quang, cơ quan

4.3.6. Biến chứng sau mổ

Từ kết quả bảng 3.22 biến chứng sau mổ gặp 7/85 BN chiếm 10,6%. Trong đó nhiễm khuẩn niệu 4 BN (4,7%), bí đái cấp 3 BN (3,55%), chảy máu thứ phát 2 BN (2,35%). Biến chứng chung của nhóm cấy khuẩn niệu trước mổ (+) có 4 BN chiếm 4,7%, ở nhóm cấy khuẩn niệu (-) có 1 BN (1,18%), ở nhóm không cấy khuẩn là 4 BN (4,7%). Tỷ lệ biến chứng chung của nhóm NKN trước mổ cao hơn nhóm không NKN trước mổ có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

* Nhiễm khuẩn sau mổ

Có 4 BN sốt do nhiễm khuẩn niệu sau mổ chiếm 4,7% có 2 BN ở nhóm cấy khuẩn trước mổ (+), 1 BN ở nhóm cấy khuẩn (-) và 1 ở nhóm không cấy khuẩn có 3 BN sốt vào ngày thứ nhất và thứ 2 và 1 BN sốt vào ngày thứ 7 sau mổ. Vi khuẩn tìm thấy trong cấy khuẩn niệu sau mổ trùng với vi khuẩn trước mổ. Những BN này chúng tôi đã dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ, kết hợp rửa BQ bằng dung dịch NaCl 0,9% có pha betadine BN hết sốt và ổn định 3 – 5 ngày dùng kháng sinh.

Tỷ lệ nhiễm trùng sau mổ của nghiên cứu này phù hợp với kết quả của các tác giả Doll (1992) 14% [45], Mebust (1989) 2,3% [64], Nguyễn Bửu Triều 11% [40], Trần Văn Hinh 7,35% [10], Nguyễn Phú Việt 3,8% [37].

* Bí đái cấp

Đây cũng là biến chứng thường gặp nguyên nhân thường do tình trạng phù nề tại chỗ, mảnh cắt còn sót lại sau phẫu thuật, cục máu đông và tình trạng cắt không hết u.

Có 3/85 BN (3,55%) bí đái cấp trong đó 1 BN bí đái ngay sau khi rút sonde, 2 BN còn lại xuất hiện bí đái vào ngày thứ 7 sau mổ. Theo kết quả ở bảng 3.23 tỉ lệ BN ở nhóm nhiễm khuẩn niệu 2/85 BN chiếm 2,35%, ở nhóm không cấy khuẩn trước mổ 1/85 BN (1,18%).

Chảy máu thứ phát sau mổ, thường xảy ra vào ngày thứ nhất hoặc tuần thứ 3 sau mổ [1], [10], [31].

- Chảy máu ngay sau mổ, thường do quá trình vận chuyển bệnh nhân làm xê dịch cọ sát bóng Foley vào diện cắt mới cầm máu hoặc ngừng rửa liên tục trên đường vận chuyển bệnh nhân từ phòng mổ về buồng bệnh, làm cho xuất hiện cục máu đông trong lòng bàng quang gây kích thích bàng quang tăng co bóp càng gây chảy máu, ngoài ra còn có thể do cao huyết áp sau mổ hoặc vỡ bóng Foley.v.v...

- Chảy máu thứ phát sau mổ thường xảy ra vào tuần thứ 2 sau mổ do bong các mảng hoại tử tại diện cắt, nhất là những vị trí đốt cầm máu [65].

Chúng tôi gặp 2/85 BN chiếm tỷ lệ 2,35% (2 BN đều ở nhóm không được cấy khuẩn niệu) xuất hiện chảy máu vào ngày thứ 2 và thứ 3 sau mổ với biểu hiện nước rửa BQ màu đỏ, có nhiều máu cục gây tắc sonde. Chúng tôi đã tiến hành bơm rửa BQ tại giường BN lấy hết máu cục và kéo ép bóng sonde Foley lên cổ BQ dịch rửa trong dần BN ổn định, không có trường hợp nào phải mổ mở hoặc đặt lại máy soi để cầm máu.

Tỷ lệ chảy máu sau phẫu thuật dao động khác nhau tùy theo nghiên cứu của từng tác giả, Mebust (1992) là 8,4% [65], Trần Văn Hinh và Trần Văn Hiến là 2,02% [10], Trần Ngọc Sinh 3,95% [24].

Trong nghiên cứu của chúng tôi không có BN tử vong và hội chứng nội soi.

4.3.7. Thời gian điều trị

Theo kết quả bảng 3.24 thời gian điều trị trung bình sau mổ là 5,5 ± 1,8 ngày, ngắn nhất là 3 ngày, dài nhất là 13 ngày.

Thời gian nằm viện trung bình là 12 ± 3,7 ngày, ngắn nhất là 7 ngày, dài nhất là 21 ngày.

Từ kết quả bảng 3.25 chúng tôi nhận thấy thời gian điều trị trung bình sau mổ ở nhóm BN nhiễm khuẩn niệu trước mổ là 5,68 ngày, ở nhóm không nhiễm khuẩn niệu là 5,47 ngày. Số ngày nằm điều trị trung bình ở nhóm BN

không nhiễm khuẩn niệu thấp hơn nhóm nhiễm khuẩn niệu tuy nhiên sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

4.3.8. Hiệu quả cải thiện triệu chứng IPSS, QоL và cung lượng nước tiểu trung bình

Chúng tôi tiến hành đánh giá triệu chứng chủ quan trước mổ, sau rút sonde niệu đạo 1 ngày và sau mổ 1 tháng, 3 tháng.

Theo AFU (1997) thì sự cải thiện triệu chứng chủ quan là rất sớm 90% BN cải thiện tốt triệu chứng sau 1 tháng và đạt mức tối đa sau 3 tháng. Qua kết quả ở bảng 3.26 có sự cải thiện rõ rệt triệu chứng chủ quan thời gian 1 tháng và 3 tháng sau mổ, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả của Nguyễn Phú Việt [38].

Thời gian Nguyễn Phú Việt Nghiên cứu này

IPSS QоL Qmean IPSS QоL Qmean

Trước mổ 26 5 4

Sau 1 tháng 8 1 13 7,9 2,59 12,52

Sau 3 tháng 5 0,7 13 6,82 2,25 12,98

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ CẮT ĐỐT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ U PHÌ ĐẠI LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT ĐÃ CÓ BÍẾN CHỨNG BÍ ĐÁI CẤP TẠI BỆNH VIỆN 103 (Trang 77 -79 )

×