- Khám hệ tiết niệu: đánh giá tình trạng hố thận, cầu bàng quang, cơ quan
4.3.5. Tình trạng tiểu tiện sau rút sonde bàng quang niệu đạo
Theo kết quả ở bảng 3.21 trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có 77/85 BN chiếm 90,5% tự đái dễ sau rút sonde và hài lòng với kết quả của cuộc phẫu thuật, có 3/85 BN chiếm 3,5% bí đái cấp và 5/85 BN chiếm 6% đái khó sau rút sonde. Theo Nguyễn Bửu Triều tỷ lệ bí đái sau rút sonde 2,92% [31], Demetriou 3% [87], Djvan B 9% [44].
Bí đái cấp sau rút sonde là một diễn biến không phải là nặng, tuy nhiên nó gây tâm lý hoang mang cho người bệnh, nguyên nhân thường do tình trạng phù nề tại chỗ, mảnh cắt còn sót lại trong BQ sau mổ, cục máu đông và tình trạng cắt không hết u.
Trong 3 BN bí đái cấp sau rút sonde có 1 BN chỉ cần đặt lại sonde Foley và sau 48 giờ rút sonde BN tự đái tốt, 02 BN xuất hiện bí đái vào ngày thứ 7 sau mổ chúng tôi đã tiến hành đặt lại sonde lần 2 kết hợp dùng thuốc chống viêm, chống phù nề lưu sonde và tập cho phản xạ đi tiểu xuất hiện trở lại sau 2 tuần rút sonde BN tự đi tiểu tốt. Tỷ lệ bí đái cấp sau mổ ở nhóm BN NKN trước mổ cao hơn nhóm cấy khuẩn (-) và nhóm không cấy khuẩn.
Trong số 5 BN đái khó sau rút sonde thì 4 BN có khẩu kính niệu đạo nhỏ hơn bình thường, nên gặp khó khăn khi nong niệu đạo trong quá trình phẫu thuật (trong đó có 2 BN kết hợp cả hẹp miệng sáo). Vì thế nên sau khi rút sonde BN đái khó có thể là do trong quá trình nong niệu đạo, làm tổn thương niêm mạc niệu đạo gây phù nề kéo dài. Triệu chứng này hết đi vào ngày thứ 3 - 5 sau phẫu thuật.