Thời gian lưu sonde bàng quang niệu đạo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kết quả cắt đốt nội soi điều trị u phì đại lành tính tuyến tiền liệt đã có bíến chứng bí đái cấp tại bệnh viện 103 (Trang 75 - 76)

- Khám hệ tiết niệu: đánh giá tình trạng hố thận, cầu bàng quang, cơ quan

4.3.4. Thời gian lưu sonde bàng quang niệu đạo

Thời gian lưu sonde niệu đạo phụ thuộc vào màu sắc, tính chất của dịch chảy ra và tình trạng toàn thân.

Cắt đốt nội soi là một phẫu thuật gây chảy máu trên toàn bộ diện cắt, việc cầm máu lại không được lạm dụng đốt trên diện rộng. Chính vì vậy sau cuộc mổ vẫn có thể còn những mạch máu nhỏ chảy rỉ rả làm cho dịch có màu hồng, với những BN không có diễn biến bất thường thì sau 24 – 72 h dịch rửa trong thì có thể rút dẫn lưu NĐ – BQ.

Tuy nhiên có nhiều trường hợp dịch rửa luôn luôn có máu ở các mức độ khác nhau đòi hỏi phải lưu sonde lâu để rửa BQ thêm, kết hợp dùng thuốc cầm máu toàn thân thích hợp.

Nhưng khi đặt sonde NĐ – BQ có thể gây nhiễm khuẩn ngược dòng do VK từ ngoài theo đường nước tiểu trong lòng ống sonde vào BQ [24], [42], hay ở ngoài lòng ống sonde, VK ở xung quang lỗ NĐ đi lên BQ theo đường giữa niệu đạo và bên ngoài ống sonde. Đường này hay gặp nhất và lưu sonde càng lâu thì nguy cơ nhiểm khuẩn càng lớn [19], [46], [66]. Trần Văn Sáng lưu sonde từ 4 - 7 ngày tỷ lệ nhiễm khuẩn là 50% trên 7 ngày nhiễm khuẩn 100% [23].

Từ kết quả bảng 3.20 thời gian lưu sonde BQ - NĐ trung bình 4,2 ± 0,24 ngày. Thời gian lưu sonde chủ yếu là 4 - 5 ngày có 62/85 BN chiếm 73%.

Có 3 BN thời gian lưu sonde trên 10 ngày trong đó 02 BN sau rút sonde bí đái cấp phải đặt lại sonde, 01 BN được phẫu thuật lộn màng tinh hoàn cùng với cắt đốt nội soi. Đối với những BN phải lưu sonde dài ngày đã được chúng tôi theo dõi chặt chẽ, sau 7 ngày phải thay sonde mới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kết quả cắt đốt nội soi điều trị u phì đại lành tính tuyến tiền liệt đã có bíến chứng bí đái cấp tại bệnh viện 103 (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w