Qua những kinh nghiệm thành công của một số tỉnh có những điều kiện gần tương đồng, để quản lý chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình có thể áp dụng một số kinh nghiệm rút ra sau:
Thứ nhất, phải làm thật tốt và chặt chẽ khâu tuyển dụng. Cần tổ chức, thực
hiện tuyển dụng theo năng lực và cạnh tranh, xóa bỏ cơ chế “xin- cho”. Chính sách thu hút nhân tài đã và đang được nhiều địa phương áp dụng cũng là một giải pháp hay cho huyện Kim Bôi nhằm thu hút được và ngày càng nhiều CBCC giỏi về làm việc trong các cơ quan nhà nước nói chung và CBCC xã nói riêng.
Thứ hai, thực hiện tiêu chuẩn hóa các chức danh cán bộ, công chức: Có ý
nghĩa rất quan trọng để bố trí, sử dụng CBCC một cách đúng đắn và chính xác; là căn cứ để xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển và thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, đồng thời cũng là mục tiêu để mỗi cán bộ phấn đấu, rèn luyện và tự hoàn thiện bản thân.
Thứ ba, tiếp tục thực hiện luân chuyển cán bộ: Nhằm từng bước khắc phục
tình trạng khép kín, cục bộ địa phương. Việc thực hiện điều động, luân chuyển lãnh đạo các phòng, ban của huyện về giữ các chức danh chủ chốt ở xã, phường có tình hình phức tạp, yếu kém để củng cố hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở; đồng thời luân chuyển cán bộ từ xã lên huyện nhằm kết hợp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã dự nguồn các chức danh chủ chốt ở cơ sở.
Thứ tư, là công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã phải được quan tâm
thường xuyên, đúng mực. Không chỉ trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị mà cả những kỹ năng cần thiết của CBCC trong thực thi công vụ: Kỹ năng giao tiếp, tiếp đón công dân, sự tự tin, mạnh dạn trong các cuộc họp... Cử CBCC tham dự các khóa học dài hạn, tập trung ở các cơ sở đào tạo chuyên ngành. UBND huyện phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng chính trị, Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật, Trường chính trị của tỉnh để mở các lớp liên kết đào tạo tại địa phương. Tuy nhiên, đào tạo, bồi dưỡng cần chú trọng vào nội dung, phương pháp đào tạo. Yếu kém khâu nào, đào tạo bồi dưỡng khâu đó.
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU