Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về chất lượng cán bộ, công
4.2.3. Các cơ sở bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã
Các cơ sở bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung, cán bộ, công chức cấp xã nói riêng đã được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất được đảm bảo, đội ngũ giảng viên có đủ về số lượng.
Hàng năm Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn tổ chức triển khai đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức cấp xã, tuy nhiên công tác đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian qua vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn:
Cơ cấu đội ngũ công chức xã chưa tương ứng về nhiều mặt, trình độ kiến thức thiếu về nghiệp vụ quản lý, về kinh tế, pháp luật, bởi vì việc thực hiện quản lý nhà nước trên các lĩnh vực đều phải tuân thủ những quy định của pháp luật có liên quan, một số cán bộ, công chức chưa đáp ứng về chuyên môn nghiệp vụ, nhiều cán bộ, công chức ở các xã vùng sâu vùng xã, xã có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn chưa đạt chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng hành chính và giao tiếp ứng xử trong thực thi công vụ. Do trình độ cán bộ, công chức cấp xã chưa đồng đều giữa các địa phương trong huyện nên có ảnh hưởng nhất định đến
hiệu quả thực thi pháp luật, đường lối, chính sách tại địa phương.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chưa theo kế hoạch, tiêu chí rõ ràng, nhiều nơi việc đào tạo, bồi dưỡng chỉ chú ý để cán bộ, công chức hoàn thành các tiêu chuẩn, chú trọng bằng cấp, chứng chỉ mà chưa thực sự chú trọng đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và phù hợp với nhu cầu, yêu cầu sử dụng trong thực tế, do đó, chưa khuyến khích ý thức tự đào tạo của cán bộ, công chức theo công việc cụ thể.
Việc đào tạo, bồi dưỡng đã có những cải tiến về nội dung, chương trình nhưng vẫn còn nặng về lý thuyết, việc rèn luyện các kỹ năng thực hành còn ít, đặc biệt là kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc. Vì vậy cán bộ, công chức có chứng chỉ trình độ tin học nhưng lại không sử dụng thành thạo máy tính.
Bảng 4.21. Thực trạng về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện năm 2018
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2018
1. Tổng số phòng học Phòng 03 2. Tổng số giảng viên Người
2.1. Giảng viên thuộc biên chế Người 03 2.2. Giảng viên kiêm nhiệm Người 07 3. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ Người
3.1. Trình độ đại học Người 10 3.2. Trình độ cao đẳng Người 0 3.3. Trình độ trung cấp Người 0 4. Trình độ lý luận chính trị Người 4.1. Cao cấp Người 09 4.2. Trung cấp Người 01 4.3. Sơ cấp Người 0
Nguồn: Ban Tổ chức Huyện ủy (2018) Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức không được xây dựng thành chương trình, kế hoạch dài hạn. Công tác đào tạo bồi dưỡng chưa gắn quy hoạch và sử dụng nên còn mang tính hình thức, chưa sát với đòi hỏi của thực tiễn, còn tình trạng có nơi cử người đi học cho đủ chỉ tiêu số lượng được giao, gây lãng
phí sau đào tạo, làm cho người học thiếu hứng thú với việc học tập. Vì vậy, vấn đề bồi dưỡng công chức cấp xã đã có đầu tư về tổ chức, kinh phí nhưng hiệu quả đào tạo còn thấp.
Qua Bảng số liệu cho thấy cơ sở vật chất và số lượng giảng viên tại Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện Kim Bôi còn ít so với nhu cầu bồi dưỡng của cán bộ, công chức huyện nói chung, cán bộ, công chức cấp xã nói riêng với 03 phòng học và 03 giảng viên thuộc biên chế còn lại là giảng viên kiêm nhiệm các giảng viên về trình độ cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ giảng dạy, cụ thể về trình độ chuyên môn nghiệp vụ tất cả đều có trinh độ Đại học, về lý luận chính trị có 09 giảng viên có trình độ Cao cấp, 01 có trình độ Trung cấp.