Kết quả quản lý nhà nước về chất lượng cán bộ, công chức cấp xã huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện kim bôi, tỉnh hòa bình (Trang 62 - 71)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.5.Kết quả quản lý nhà nước về chất lượng cán bộ, công chức cấp xã huyện

4.1. Thực trạng quản lý nhà nước về chất lượng cán bộ, công chức cấp xã

4.1.5.Kết quả quản lý nhà nước về chất lượng cán bộ, công chức cấp xã huyện

huyện Kim Bôi

4.1.5.1.Về kiến thức

Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018, kiến thức của cán bộ, công chức cấp xã của huyện Kim Bôi đã được nâng cao đáng kể. Tuy nhiên tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ trung cấp và sơ cấp còn cao, nguyên nhân là do hệ quả trước đây để lại, một số chức danh bán chuyên trách, hợp đồng nên ưu tiên tuyển dụng một số đối tượng con em địa phương không có chuyên môn, nghiệp vụ. Kể từ khi Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ra đời bổ sung thêm một số chức danh công chức chuyên môn nên ưu tiên xét tuyển dụng các đối tượng này vào biên chế. Sau đó đội ngũ công chức này mới đi học các khóa đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ.

Bảng 4.10. Thực trạng kiến thức cán bộ, công chức cấp xã huyện Kim Bôi từ năm 2016 đến năm 2018 STT Trình độ Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2018 so với năm 2016 1 Trình độ học vấn 12/12 (%) 100 100 100 100 2 Trình độ chuyên môn

2.1 Sau đại học 0 1 1 Tăng 01 người 2.2 Đại học 72 71 92 Tăng 20 người 2.3 Cao đẳng 28 38 38 Tăng 10 người 2.4 Trung cấp 347 348 392 Tăng 45 người 2.5 Sơ cấp 102 102 65 Giảm 37 người 3 Trình độ lý luận chính trị

3.1 Cao cấp 0 2 2 Tăng 02 người 3.2 Trung cấp 180 240 240 Tăng 60 người 3.3 Sơ cấp 117 145 145 Tăng 28 người 4 Quản lý nhà nước 23 67 67 Tăng 44 người

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Kim Bôi (2018) Từ kết quả Bảng 4.10 cho thấy số lượng cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn năm 2016: Sau đại học là 0, đại học là 72; năm 2017: Sau đại học

là 1 và đại học là 71; đến năm 2018 số lượng công chức có trình độ chuyên môn sau đại học 01 và trình độ chuyên môn đại học tăng về số lượng là 92, giá trị tăng tuyệt đối so với năm 2016 là 20, tỷ lệ tăng tương đối là 127,8%. Số lượng cán bộ trình độ cao đẳng năm 2018 tăng so với năm 2016 là 10 người, số lượng cán bộ trình độ trung cấp có sự thay đổi qua các năm, năm 2016 là 347 thì đến năm 2018 là 392 nguyên nhân là do các cán bộ, công chức có trình độ sơ cấp được cử đi đào tạo. Cán bộ trình độ sơ cấp cũng giảm dần qua các năm từ 102 năm 2016 xuống còn 65 năm 2018.

Có được sự thay đổi trình độ cán bộ, công chức cấp xã trong giai đoạn 2016- 2018 như trên là do được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện trong công tác đào tạo, tuyển dụng theo Quyết định số 2181/2014/QĐ- UBND ngày 26/12/2014 của UBND tỉnh Hòa Bình về chính sách thu hút người có trình độ đại học trở lên về công tác tại xã. Quyết định số 10/2016/QĐ-UBND ngày 12/4/2016 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc ban hành quy chế đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh.

+ So với tiêu chuẩn quy định: Đến thời điểm 2018, theo quy định tiêu

chuẩn tại Quyết định số 04/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ về việc ban hành tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn thì số lượng công chức chuyên môn cấp xã đều đạt tiêu chuẩn theo quy định.

+ Tuy nhiên số lượng cán bộ, công chức trình độ chuyên môn sau đại học qua các năm từ năm 2016 đến năm 2018 còn hạn chế, trình độ trung cấp còn nhiều. Khi mà huyện Kim Bôi đang phấn đấu trở thành huyện có tốc độ tăng trưởng ở mức khá của tỉnh thì yêu cầu về trình độ chuyên môn của cán bộ công chức phải ngày càng được nâng cao hơn nữa để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của huyện.

+ Để ngày càng nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn, đòi hỏi phải có sự nỗ của toàn bộ hệ thống chính trị của huyện, sự quan tâm hỗ trợ của tỉnh và sự phấn đấu cố gắng của cán bộ, công chức cấp xã trong việc học tập bồi dưỡng để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của nền hành chính cơ sở, của sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

- Tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ lý luận đạt chuẩn (từ sơ cấp trở lên) từ năm 2016 đến năm 2018 chiếm khoảng 66% tổng số cán bộ, công chức xã. Giá trị tuyệt đối tăng 90 cán bộ, công chức đạt chuẩn trình độ lý luận chính trị.

Số lượng tăng thêm này còn ít so với tỉ lệ gần 34% tổng số cán bộ công chức chưa đạt chuẩn về lý luận chính trị. Đối tượng chủ yếu được cử đi đào tạo là những người cán bộ, công chức quan trọng, nằm trong quy hoạch trở thành cán bộ chủ chốt ở địa phương như Trưởng công an xã, tài chính – kế toán, văn phòng – thống kế,....

Trong thời gian tới ngoài những người này cần phải có thêm các vị trí cán bộ, công chức xã khác tham gia học tập, cố gắng đạt chuẩn về lý luận chính trị từ sơ cấp để đáp ứng nhu cầu công việc ngày càng cao trong thời gian tới. Từ đó xây dựng cán bộ, công chức xã có năng lực, được đào tạo đạt chuẩn, đảm bảo kế cận trong thời gian tới.

- Tỷ lệ cán bộ, công chức đạt chuẩn về trình độ quản lý nhà nước vẫn còn thấp, trong 3 năm từ năm 2016 đến năm 2018 tỷ lệ này dao động từ 4,28% đến 11,39%, số lượng cán bộ, công chức có đào tạo về quản lý nhà nước trong giai đoạn này là 67 người. Việc bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước rất quan trọng đối với cán bộ, công chức, bởi vì sau khi được bầu hoặc tuyển dụng vào làm việc thì cán bộ, công chức phải trải qua lớp bồi dưỡng kỹ năng quản lý nhà nước để làm quen với công việc sẽ đảm nhiệm trong cơ quan nhà nước ở địa phương, đồng thời tích lũy các kỹ năng để đáp ứng yêu cầu của cải cách hành chính và bổ nhiệm ngạch sau khi hết thời gian tập sự đối với công chức.

4.1.5.2.Về kỹ năng

- Kỹ năng ngoại ngữ, tin học:

Qua số liệu Bảng 4.11 ta thấy: Số lượng cán bộ, công chức đạt chuẩn ngoại ngữ và tin học tăng qua các năm từ năm 2016 đến năm 2018, Số lượng cán bộ, công chức đạt chuẩn về ngoại ngữ năm 2016 là 42 thì đến năm 2018 con số này 70 tăng thêm 28 cán bộ đạt chuẩn ngoại ngữ, Tuy nhiên tỷ lệ cán bộ, công chức đạt chuẩn về ngoại ngữ chỉ chiểm 11,9% tổng số cán bộ, công chức xã, chủ yếu số lượng tăng thêm là những công chức xã được tuyển dụng mới; Tỷ lệ này còn thấp một phần do tính chất công việc ít sử dụng ngoại ngữ. Số lượng cán bộ, công chức đạt chuẩn về tin học năm 2016 là 189 thì đến năm 2018 con số này là 379, chiếm tỷ lệ 64,46%. Sự tăng lên về số lượng cán bộ công chức đạt chuẩn về tin học giúp đáp ứng được nhu cầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước. Tuy nhiên cán bộ, công chức xã cần phải không ngừng nâng cao trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu công việc được giao.

Bảng 4.11. Thực trạng kỹ năm tin học và kỹ năng ngoại ngữ của cán bộ, công chức cấp xã huyện Kim Bôi tính đến thời điểm 30/12/2018

TT Kỹ

năng

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Năm 2018 so với năm 2016 Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) 1 Ngoại ngữ 42 7,7 57 10,2 70 11,9 Tăng 28 người = 166,7% 2 Tin học 189 34,4 268 47,9 379 64,5 Tăng 190 người = 200,5% Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Kim Bôi (2018)

- Về kỹ năng Giải quyết công việc: Việc đánh giá thực trạng kỹ năng

được thực hiện thông qua hình thức phỏng vấn đối với lãnh đạo UBND huyện, lãnh đạo và chuyên viên Ban Tổ chức Huyện ủy, Phòng Nội vụ, lãnh đạo UBND một số xã là những người có chức năng chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, đánh giá về cán bộ, công chức cấp xã cụ thể: (Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi; Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy; Trưởng Phòng Nội vụ; Chuyên viên Ban Tổ chức Huyện ủy; Chuyên viên Phòng Nội vụ; Chủ tịch UBND xã Tú Sơn; Bí thư Đảng ủy xã Nật Sơn; Chủ tịch UBND thị trấn Bo; Chủ tịch UBND xã Mỵ

Hòa; Chủ tịch UBND xã Kim Bôi). Để thuận tiện trong việc phỏng vấn và để

có cái nhìn khách quan trong việc đánh giá tác giả đã xây dựng thành 4 mức bao gồm (1) Rất tốt; (2) Tốt; (3) Còn hạn chế; (4) Không tốt

Qua bảng 4.12 ta thấy: Số người được phỏng vấn có ý chiến cho rằng kỹ năng giải quyết công việc của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã không tốt và còn hạn chế rất cao chiếm tỷ lệ 30% đây là một điều đáng lo ngại và rất cần sự quan tâm của các cơ quan làm công tác tổ chức trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Bên cạnh đó về kỹ năng giao tiếp cũng là một báo động, từ góc độ người quản lý và người sử dụng lao động thì tỷ lệ 50% ý kiến đánh giá còn hạn chế và không tốt là một điều đáng sy nghĩ, cán bộ công chức cấp xã là người hằng ngày tiếp xúc với nhân dân với các tổ chức cá nhân vậy mà kỹ năng giao tiếp lại ít được quan tâm đến vậy.

Bảng 4.12. Ý kiến đánh giá về kỹ năng giải quyết công việc và kỹ năng giao tiếp của cán bộ, công chức cấp xã trong khoảng thời gian tháng 5/2018 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TT Kỹ năng Mức (1) Rất tốt Mức (2) Tốt Mức (3) Còn hạn chế Mức (4) Không tốt Số lượng (n=10) Tỷ lệ (%) Số lượng (n=10 Tỷ lệ (%) Số lượng (n=10 Tỷ lệ (%) Số lượng (n=10 Tỷ lệ (%) 1 Kỹ năng giải

quyết công việc 3 30 4 40 2 20 1 10 2 Kỹ năng giao

tiếp 0 0 5 50 3 30 2 20 Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Kim Bôi (2018) Nhìn chung, cán bộ, công chức trẻ dưới 30 tuổi cấp xã ở huyện Kim Bôi tuy năng động, nhiệt tình nhưng thiếu kinh nghiệm thực tiễn, tinh thần học hỏi chưa cao nên trong công tác chuyên môn còn nhiều thiếu sót, xử lý công việc chưa chính xác, làm mất nhiều thời gian của nhân dân và cán bộ cấp trên, gây ra nhiều khâu trì trệ, còn số cán bộ, công chức cấp xã trên 50 tuổi thì có nhiều kinh nghiệm trong công tác, tuy nhiên bên cạnh đó đội ngũ này lại có một sức ỳ khá lớn, chậm tiếp thu những kiến thức chuyên môn mới, làm việc một cách máy móc, thiếu sáng tạo, kỹ năng tin học chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, kỹ năng giao tiếp chưa được chú trọng, chưa đáp ứng được yêu cầu, cụ thể về kỹ năng ngoại ngữ có 88,1% cán bộ, công chức cấp xã chưa có; kỹ năng tin học có 35,5% chưa có; kỹ năng giải quyết công việc có 30% ý kiến đánh giá còn hạn chế và không tốt; kỹ năng giao tiếp có 50% ý kiến đánh giá còn hạn chế và không tốt.

4.1.5.3.Về phẩm chất chính trị, đạo đức

- Về phẩm chất chính trị: Với 477 người vào Đảng chiếm tỷ lệ 81,12% (trên tổng số 588 cán bộ, công chức); với người chưa vào Đảng là 111 chiếm tỷ lệ 18,88%. Đây là một tỷ lệ rất cao, đáp ứng được vị trí, chức danh của người cán bộ cơ sở, thể hiện được sự nỗ lực, cố gắng rèn luyện, công tác cũng như sự nhận thức, giác ngộ lý tưởng cách mạng đúng đắn của cán bộ, công chức xã.

- Về đạo đức lối sống:

Cán bộ, công chức cấp xã là một trong những lực lượng nòng cốt của chính quyền cấp xã. Vì vậy, yêu cầu của cán bộ, công chức cấp xã phải có phẩm chất đạo đức và lối sống tốt. Điều này được thể hiện ở thái độ cần kiệm, liêm

chính, chí công vô tư, nhiệt tình với công việc, tận tụy với nhân dân, có ý thức tổ chức kỷ luật công tác tốt. Người cán bộ cần phải trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân và được nhân dân tín nhiệm.

Bảng 4.13. Thực trạng công chức là đảng viên năm 2018

TT Đối tượng Số lượng cán bộ,

công chức Tỷ lệ (%) 1 Đảng viên 477 81,12 2 Chưa vào Đảng 111 18,88 Tổng số 588 100,00

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Kim Bôi (2018) Đánh giá chung, huyện vẫn còn tồn tại một bộ phận cán bộ, công chức yếu kém về phẩm chất, đạo đức chưa gương mẫu trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối Đảng và pháp luật của Nhà nước. Một bộ phận cán bộ, công chức cấp xã khi triển khai thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao còn chậm, ỷ lại, chưa chủ động trong việc thực thi nhiệm vụ, chưa làm tròn trách nhiệm của người cán bộ, công chức, ỷ lại vào cấp trên, vẫn còn tình trạng chờ văn bản giao việc hoặc đôn đốc mới triển khai thực hiện, công tác tham mưu còn kém, hiệu quả chưa cao, việc phối hợp giữa các cấp, các bộ phận trong thực thi công vụ còn chưa chặt chẽ; trong giải quyết công việc một bộ phận cán bộ, công chức còn có biểu hiện gây khó khăn, phiền hà cho tổ chức, công dân. Nhiều cán bộ, công chức còn vi phạm nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, chưa chấp hành tốt các quy định và hương ước của nơi cư trú, một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức còn sa sút về phẩm chất, đạo đức, tham gia vào các tệ nạn xã hội như đánh bạc, lô đề, cá độ bóng đá….., tham nhũng, quan liêu, hạch sách, hách dịch, cửa quyền, thiếu ý thức trách nhiệm và tinh thần phục vụ, “vô cảm” trước những yêu cầu bức xúc chính đáng của nhân dân, của xã hội

4.1.5.4.Về sức khỏe

Sức khỏe là điều kiện để tham gia công vụ vì vậy cán bộ, công chức cấp xã là người có đầy đủ sức khỏe. Tuy nhiên Sức khỏe không chỉ đơn thuần liên quan đến ốm đau, bệnh tật mà trong đó còn bao hàm cả khía cạnh tâm lý, tinh thần; do đối tượng nghi cứu của luận văn chỉ tập trung vào nghiên cứu quản lý nhà nước về nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã nên tác giả không đi sâu vào vấn đề sức khẻo

4.1.5.5.Về hiệu quả thực hiện công việc

Hàng năm trên cơ sở hướng dẫn đánh giá xếp loại cán bộ, công chức, viên chức của Phòng Nội vụ huyện Kim Bôi, các xã đã tổ chức hội nghị đánh giá, phân loại đối với cán bộ, công chức cấp xã và tổng hợp kết quả, phân loại hoàn thành nhiệm vụ đối với cán bộ, công chức cấp xã, đề nghị Chủ tịch UBND huyện khen thưởng (với các mức đánh giá: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ nhưng năng lực còn hạn chế, không hoàn thành nhiệm vụ).

Bảng 4.14. Kết quả đánh giá, phân loại cán bộ, công chức từ năm 2016-2018

Năm

Mức độ phân loại đánh giá Hoàn thành xuất sắc Hoàn thành tốt Hoàn thành/ hoàn thành nhưng còn hạn chế Không hoàn thành Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 2016 34 6,33 491 91,43 10 1,86 2 0,37 2018 19 3,23 565 96,09 3 0,51 1 0,17

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Kim Bôi (2018) Qua bảng 4.14 ta thấy kết quả phân loại, đánh giá cán bộ, công chức cấp xã, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2018 là 19 người (chiếm tỷ lệ 3,23%) giảm 15 người (giảm3,1%) so với năm 2016 nguyên nhân là do việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức được thực hiện chặt chẽ đúng với thực tế (Căn cứ vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ với các tiêu chí đánh giá cụ thể); hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2018 là 565 người, tăng 5,47% so với năm 2016; hoàn thành nhiệm vụ/hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực giảm từ 10 người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện kim bôi, tỉnh hòa bình (Trang 62 - 71)