Kiểm tra, giám sát quá trình quản lý nhà nước về chất lượng cán bộ, công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện kim bôi, tỉnh hòa bình (Trang 59 - 62)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.4.Kiểm tra, giám sát quá trình quản lý nhà nước về chất lượng cán bộ, công

4.1. Thực trạng quản lý nhà nước về chất lượng cán bộ, công chức cấp xã

4.1.4.Kiểm tra, giám sát quá trình quản lý nhà nước về chất lượng cán bộ, công

công chức cấp xã huyện Kim Bôi

- Trong những năm qua UBND huyện Kim Bôi đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các cơ quan nhà nước và chính quyền cấp xã. Chấn chỉnh phong cách làm việc, khắc phục tình trạng quan liêu, xa dân của đội ngũ cán bộ chính quyền xã, phường, thị trấn. Tập trung củng cố chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh, đảm bảo đầy đủ chế độ, chính sách để cán bộ cấp xã yên tâm công tác có hiệu quả. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực, chất lượng và hiệu quả công tác của cán bộ, công chức.

- Tuy nhiên, công tác kiểm tra, giám sát chưa được thực hiện thường xuyên, chưa nắm bắt được tình hình thực tế tại địa phương, vẫn còn tình trạng nể nang trong quá trình kiểm tra. Tình trạng cán bộ, công chức xã sách nhiễu, phiền hà nhân dân vẫn còn, thái độ phục vụ nhân dân chưa đúng mực, thực hiện các nhiệm vụ, yêu cầu công việc chưa đảm bảo chất lượng …Do đó, công tác kiểm tra, giám sát cần thực hiện khách quan, trên tinh thần trách nhiệm, góp ý để cán bộ, công chức xã ngày càng hoàn thiện hơn nữa.

Công tác kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức là một công tác cần thiết trong quá trình hoạt động công vụ nhằm tăng cường chức năng pháp chế, răn đe, hướng người cán bộ, công chức thực sự trở thành người công bộc của nhân dân, trung thành với Đảng, tận tụy với nhân dân, thanh tra, kiểm tra giúp phát hiện mặt xấu, mặt tốt của chủ trương, chính sách, ngăn chặn khuyết điểm, biểu dương ưu điểm của cán bộ, công chức. Tuy nhiên, công tác thanh tra công vụ chưa được quan tâm đúng mức, lực lượng công chức làm thanh tra công vụ mỏng nên khó kiểm soát được hành vi vi phạm công vụ của công chức.

Việc thanh tra, kiểm tra công vụ, kiểm tra việc thực hiện các nội quy, quy định của cơ quan không được làm thường xuyên, thiếu nghiêm túc, còn nể nang,

xuề xòa. Quy chế làm việc của các đơn vị chưa được mọi người tôn trọng, và được thực hiện một cách tùy tiện. Chính sự lỏng lẻo trong quản lý đối với việc thực hiện quy chế làm việc, chế độ trách nhiệm dẫn đến thái độ, ý thức phục vụ nhân dân, ý thức tổ chức kỷ luật của cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Kim Bôi còn hạn chế, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác của đội ngũ công chức trong quá trình thực thi công vụ.

+ Khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức:

Thứ nhất, về khen thưởng: Công tác thi đua, khen thưởng là công cụ trực

tiếp tác động đến động lực làm việc của cán bộ, công chức trong nền công vụ. Nhà nước ta đã có một hệ thống văn bản về công tác thi đua, khen thưởng như Luật thi đua khen thưởng, Nghị định số 91/2017/NĐ - CP, ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật thi đua, khen thưởng...

Bảng 4.8. Thực trạng về công tác khen thưởng đối với cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Kim Bôi từ năm 2016 - 2018

STT

Danh hiệu thi đua, hình thức

khen thưởng

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tổng số CB, CC cấp xã Tỷ lệ (%) Tổng số CB, CC cấp xã Tỷ lệ (%) Tổng số CB, CC cấp xã Tỷ lệ (%) 1 Danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở 50 10 20,0 66 21 31,8 69 22 31,9 2 Danh hiệu LĐTT 577 411 71,2 622 507 81,5 571 439 76,9 3 Giấy khen, Bằng khen 224 194 86,6 242 198 81,8 261 212 81,2 Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Kim Bôi (2018)

Công tác khen thưởng còn chậm đổi mới, còn mang bệnh thành tích, khen thưởng tràn lan, chưa thực chất, ít tác dụng, chưa thực sự trở thành động lực khuyến khích sự phấn đấu vươn lên của cán bộ, công chức. Mặt khác việc khen thưởng tràn lan làm mất sự công bằng trong việc ghi nhận công lao đóng góp của cán bộ, công chức xứng đáng được khen thưởng dẫn đến làm mất ý chí phấn đấu.

Thứ hai, về kỷ luật: Là yếu tố không thể thiếu trong việc duy trì nề nếp làm

việc, kỷ cương trật tự xã hội. Với ý nghĩa quan trọng như vậy, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 112/2011/NĐ - CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ

Quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức xã, phường, thị trấn, nhằm hệ thống hóa lại các quy định chung liên quan đến việc xem xét xử lý kỷ luật cán bộ, công chức.

Bảng 4.9. Tình hình kỷ luật đối với cán bộ, công chức cấp xã huyện Kim Bôi từ năm 2016 – 2018

STT Hình thức kỷ luật Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1 Khiển trách 0 2 1

2 Cảnh cáo 0 0 0

3 Hạ bậc lương 0 0 0

4 Giáng chức 0 0 0

5 Cách chức 0 0 0

6 Buộc thôi việc 0 0 1

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Kim Bôi (2018) Công tác kỷ luật là quá trình áp dụng pháp luật mà đối tượng hướng tới là con người trong đơn vị, nên hoạt động này cần chính xác, rõ rang và minh bạch, kết quả của một quyết định kỷ luật phải đúng người đúng tội và phù hợp với quy định của pháp luật. Nhìn chung, công tác xử lý kỷ luật vẫn còn lung túng trong việc áp dụng các văn bản pháp luật để thực hiện trình tự, thủ tục kỷ luật. Thủ tục hành chính trong công tác xử lý kỷ luật chưa được quy định rõ; Bên cạnh đó hành vi vi phạm của cán bộ, công chức rất tinh vi nên khó phát hiện, nếu phát hiện cũng khó xử lý.

Mặc dù chính sách cán bộ đã có đổi mới, nhưng nhìn chung hệ thống chính sách còn nhiều bất cập. Chính sách tiền lương chậm đổi mới mà chưa thực sự là đòn bẩy khuyến khích cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ, đạt hiệu quả công tác cao, vấn đề tham nhũng hiện vẫn còn xuất hiện ở cán bộ, công chức, điều này có thể là do nguyên nhân xuất phát từ việc thu nhập quá thấp, không đảm bảo cuộc sống, nhiều cán bộ, công chức tìm nguồn thu nhập ở bên ngoài là chính.

Những cán bộ, công chức có tri thức có phát huy được hay không còn phụ thuộc vào việc bố trí sử dụng, trong đó vấn đề đánh giá cán bộ đúng, có hình thức trả lương hợp lý là một trong những vấn đề cơ bản và then chốt. Chế độ chính sách không khuyến khích, thu hút được người tài, người năng động, sáng tạo, người làm việc có chất lượng hiệu quả, còn chủ nghĩa bình quân, cào bằng, thậm chí còn nâng đỡ người yếu kém.

Tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn ở huyện Kim Bôi chưa được bố trí một cách khoa học, hợp lý, tiện lợi cho hoạt động công vụ và phục vụ nhân dân, chưa đảm bảo tính chất nghiêm minh của một cơ quan nhà nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện kim bôi, tỉnh hòa bình (Trang 59 - 62)