Các công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 44)

Phạm Thị Tuyết “Phân tích kết quả dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc

Ninh”, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, năm 2016

Khoá luận hệ thống hoá và làm rõ thêm những lý luận cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt của các NHTM, các tiêu chí đánh giá hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt và các nguyên nhân ảnh hƣởng đến hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt của các NHTM trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng hiện nay. Khoá luận đã phân tích, đánh giá thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV Bắc Ninh, nêu lên đƣợc những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế cũng nhƣ là những nguyên nhân khách quan, chủ quan ảnh hƣởng đến hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt. Từ đó đề xuất những giải pháp thiết thực, có cơ sở khoa học nhằm nâng cao hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV Bắc Ninh.

Luận văn thạc sĩ “Giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và PT nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Nam Định”

của tác giả Đỗ Thị Đức Hoà (2015). Luận văn đã hệ thống hoá và làm rõ thêm những lý luận cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt của các NHTM, các sản phẩm dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt và các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác thanh toán không dùng tiền mặt của các NHTM trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng hiện nay. Trên cơ sở kinh nghiệm về TTKDTM của Thái Lan, Châu Âu đã rút ra đƣợc các bài học kinh nghiệm về TTKDTM tại Việt Nam. Từ đó luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng NNo và PTNT Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Nam Định. Từ đó đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp để hoàn thiện hoạt động này.

Luận văn thạc sỹ “Các giải pháp huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu

tư và Phát triển Bắc Ninh” của tác giả Đào Thị Kim Phƣợng, năm 2015. Luận

văn đã nghiên cứu tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh trên cơ sở đánh giá thực trạng tình hình kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Bắc Ninh trên một số mặt, đặc biệt là hoạt động huy động vốn.

Các công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập tới nhiều vấn đề xung quanh hoạt động của các NHTM, hoạt động của Ngân hàng Nhà nƣớc trên một số lĩnh vực chuyên biệt nhƣ huy động vốn, thanh toán không dùng tiền mặt. Tuy nhiên, chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của các NHTM. Vì vậy, đề tài mà tác giả nghiên cứu là mới, không bị trùng lắp.

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN BẮC NINH

3.1.1. Khái quát một số đặc điểm của tỉnh Bắc Ninh ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh ngân hàng động kinh doanh ngân hàng

Bắc Ninh là một tỉnh mới đƣợc tái lập vào đầu năm 1997, đến nay đã đƣợc 19 năm, cùng với sự đi lên của đất nƣớc, kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều khởi sắc. Bắc Ninh có diện tích tự nhiên là 803,93 km2, với dân số khoảng trên 1 triệu ngƣời, chiếm 0,24% diện tích tự nhiên và 1,23% dân số cả nƣớc, là một tỉnh nhỏ nhƣng lại đông dân.

Về phƣơng diện kinh tế - xã hội, Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) cách thủ đô Hà Nội chƣa đầy 30km. Bắc Ninh còn nằm trên trục đƣờng sắt xuyên Việt, đoạn Hà Nội - Lạng Sơn - Hữu Nghị Quan nối với tuyến đƣờng sắt liên vận quốc tế Việt Nam - Trung Quốc, có mạng lƣới sông ngòi nối liền với các tỉnh lân cận và cảng Hải Phòng, Cái Lân… Vị trí địa lý của Bắc Ninh là một trong những thuận lợi để giao lƣu, trao đổi với bên ngoài tạo ra nhiều cơ hội lớn cho việc phát triển kinh tế xã hội và phát huy triệt để tiềm năng của tỉnh.

Bên cạnh đó là địa phƣơng có số lƣợng làng nghề truyền thống vào loại nhiều nhất toàn quốc, chuyên sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống xuất khẩu, là nơi hội tụ nhiều tiềm năng đáng kể về tự nhiên và xã hội. Nhất là kể từ khi đƣợc thủ tƣớng chính phủ phê duyệt cho phép thành lập các khu công nghiệp (KCN) tập trung đó là KCN Quế Võ, Tiên Sơn, Đại Đồng – Hoàn Sơn, Yên Phong… cùng với sự ra đời hàng loạt các cụm công nghiệp làng nghề truyền thống nhƣ sắt Đa Hội, mộc Đồng Kỵ, giấy Phong Khê… đã dần làm thay đổi bộ mặt của địa phƣơng. Đầu năm 2006, thị xã Bắc Ninh đã chính thức trở thành thành phố Bắc Ninh, mở ra những vận hội mới cho đầu tƣ và phát triển.

Từ những đặc điểm trên đã tạo ra những thời cơ và thách thức cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng:

Thời cơ:

Bắc Ninh là một tỉnh có vị trí địa lý và môi trƣờng kinh tế thuận lợi, đƣợc đánh giá là một tỉnh có nhiều tiềm năng và thế mạnh trong việc phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội; là một trọng điểm kinh tế quan trọng, một vùng kinh tế động lực của đất nƣớc. Bên cạnh đó việc mở rộng đầu tƣ vào các KCN, làng nghề theo định hƣớng của tỉnh đã là một trong những cơ hội cho các doanh nghiệp và tổ chức tài chính ngân hàng cùng tham gia để mở rộng thị phần hoạt động của đơn vị mình trên địa bàn. Hiện nay tỉnh Bắc Ninh có nhiều KCN nhƣ: KCN Tiên Sơn, KCN Quế Võ, KCN Yên Phong, KCN VSIP và một số cụm công nghiệp nằm quanh thành phố Bắc Ninh vì vậy việc thu hút đầu tƣ từ các doanh nghiệp trong nƣớc và doanh nghiệp nƣớc ngoài rất thuận lợi. Từ đó cũng là điều kiện thuận lợi để các ngân hàng có thể tiếp cận và gia tăng khách hàng quan hệ tại ngân hàng.

Khó khăn và thách thức:

Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh vẫn còn bộc lộ những khó khăn và thách thức, đó là điểm xuất phát về kinh tế và cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội còn thấp, trình độ dân cƣ chƣa cao, các doanh nghiệp địa phƣơng tuy phát triển nhanh về số lƣợng nhƣng quy mô còn nhỏ, cơ cấu doanh nghiệp chƣa hợp lý, trình độ công nghệ còn thấp các sản phẩm sản xuất chƣa có tính cạnh tranh cao, chƣa tạo đƣợc thƣơng hiệu riêng.

Năm 2014 kinh tế của tỉnh Bắc Ninh tuy đã có những khởi sắc nhƣng vẫn ảnh hƣởng bởi môi trƣờng kinh doanh, bởi năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh vẫn còn thấp phần lớn phụ thuộc vào các doanh nghiệp FDI nên tổng sản phẩm (GRDP) chỉ tăng 0,2% so với năm 2013 (mức tăng trƣởng thấp nhất trong nhiều năm gần đây), GTSX công nghiệp chỉ đạt 78,5% KH năm, giảm 4,9% so năm trƣớc (trong đó, khu vực FDI giảm đến 5,5%) (BIDV Bắc Ninh, 2014)

Bên cạnh đó là sự cạnh tranh của các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác trên địa bàn trong quá trình hoạt động kinh doanh. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 25 ngân hàng và rất nhiều Quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động trải khắp tỉnh thành phố. BIDV Bắc Ninh nhận thức rõ điều này khi mà trình độ công nghệ, sản phẩm dịch vụ tiên tiến của các ngân hàng khác sẽ là đối thủ cạnh tranh trong mọi mặt hoạt động của các ngân hàng.

nƣớc, nhất là việc tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp còn chậm, từ đó dẫn đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp không ổn định.

3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam-BIDV) đƣợc thành lập theo quyết định số 177/TTg ngày 26 tháng 04 năm 1957 của Thủ tƣớng Chính phủ, tổ chức và hoạt động theo Quyết định số 54/QĐ- HĐQT ngày 12/08/2002 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam và đƣợc Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam chuẩn y tại Quyết định số 936/2002/QĐ-NHNN ngày 03/09/2002.

Trải qua hơn 55 năm hoạt động và trƣởng thành, qua những giai đoạn phát triển của đất nƣớc với những nhiệm vụ khác nhau tên gọi của ngân hàng cũng khác nhau qua các thời kỳ: Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/04/1957; Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng Việt Nam từ ngày 26/06/1981; Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990; Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam từ ngày 01/05/2012. Từ khi thành lập đến nay hoạt động của Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam luôn gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế đất nƣớc qua từng thời kỳ. Với việc cung ứng vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản, ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam đã góp phần đƣa vào sử dụng nhiều công trình lớn, làm tăng năng lực sản xuất của nhiều ngành kinh tế.

Là ngân hàng thƣơng mại duy nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam 4 năm liên tục (2007-2010) giữ vị tri hàng đầu Việt Nam ICT Index (chỉ số sẵn sàng cho ứng dụng công nghệ thông tin); BIDV cũng nằm trong top CIO tiêu biểu khu vực Đông Nam Á.

Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam đã định hình dần mô hình tổ chức theo hƣớng Tập đoàn tài chính. Mạng lƣới tổ chức hoạt động rộng khắp trên toàn quốc và đã bƣớc đầu hoạt động đầu tƣ sang thị trƣờng nƣớc ngoài nhƣ Lào, Campuchia...

BIDV đã vinh dự đƣợc Đảng và Nhà nƣớc trao tặng nhiều danh hiệu và phần thƣởng cao quý: Huân chƣơng độc lập hạng nhất, Huân chƣơng lao động hạng nhất, Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Huân chƣơng Hồ Chí Minh... Đặc biệt, tháng 2/2012 BIDV đã tiến hành thành công IPO lần đầu tiên ra công chúng, tiến tới trở thành NHTMCP mang tầm vóc mới, góp phần vào sự phát triển kinh

tế xã hội của đất nƣớc.

Chi nhánh Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Bắc Ninh đƣợc thành lập từ ngày 26/12/1996 theo quyết định số 265 của chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, đƣợc tách ra từ Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Hà Bắc, cùng với sự tái lập của tỉnh Bắc Ninh. Là một chi nhánh mới đƣợc thành lập, nhƣng sau hơn 19 năm hoạt động, không ngừng phấn đấu nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng, Chi nhánh đã đạt đƣợc những kết quả rất khả quan, chứng tỏ đƣợc vị thế của mình trong sự phát triển chung của tỉnh.

3.1.3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh

Cùng với sự đổi mới và phát triển không ngừng của hệ thống BIDV nói chung, BIDV Bắc Ninh cũng không ngừng đổi mới và kiện toàn bộ máy lãnh đạo các cấp cũng nhƣ cơ cấu tổ chức của chi nhánh. BIDV Bắc Ninh đã thực hiện thành công đề án chuyển đổi mô hình tổ chức giai đoạn 2007-2010 theo mô hình TA2.

Cơ cấu tổ chức của BIDV Bắc Ninh đƣợc thực hiện theo Quy chế Tổ chức và hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam về quy chế tổ chức hoạt động, chức năng nhiệm vụ của các phòng tại trụ sở BIDV Bắc Ninh. Theo đó, cơ cấu tổ chức của BIDV Bắc Ninh bao gồm: Ban Giám đốc; 4 khối nghiệp vụ với 10 phòng nghiệp vụ và các phòng Giao dịch trực thuộc. Có thể hiểu rõ hơn về cơ cấu tổ chức của Chi nhánh theo sơ đồ 3.1.

Với trụ sở chính đặt tại số 01 - Nguyễn Đăng Đạo - Suối Hoa - Bắc Ninh, BIDV Bắc Ninh là đơn vị trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, hạch toán độc lập, có bảng cân đối tài khoản riêng, con dấu riêng và trực tiếp giao dịch với khách hàng. Hoạt động từ năm 1997 đến nay, BIDV Bắc Ninh có chức năng thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng trong phạm vi chức năng đƣợc BIDV ủy quyền hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ chủ yếu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, áp dụng các thể thức thích hợp để huy động vốn bằng đồng vốn Việt Nam và ngoại tệ nhàn rỗi của mọi tầng lớp dân cƣ để cho vay ngắn hạn và dài hạn với các thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ, tập trung vốn lớn để phục vụ cho các doanh nghiệp đổi mới trang thiết bị, phát triển sản xuất kinh tế trên địa bàn. Bên cạnh đó, BIDV Bắc Ninh còn cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, thanh toán quốc tế, ngoại tệ, thanh toán chuyển tiền điện tử,…

Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức của BIDV Bắc Ninh

Nguồn: Báo cáo thƣờng niên của BIDV Bắc Ninh

BAN GIÁM ĐỐC Khối quan hệ khách hàng QLKH doanh nghiệp QLKH cá nhân Khối Tác nghiệp Phòng Quản trị tín dụng Phòng GDKH cá nhân Phòng GDKH doanh nghiệp

Phòng QL&DV kho quỹ

Khối Quản lý rủi ro

Khối Quản lý nội bộ

Khối trực thuộc Phòng Quản lý rủi ro Phòng Tài chính kế toán Phòng Kế hoạch tổng hợp Phòng Tổ chức hành chính 10 phòng giao dịch: Tiên Sơn, Yên Phong, Thuận Thành, Quế Võ, Tiên Du, Gia Bình, Ngô Gia Tự, Lý Thƣờng Kiệt, Trần Hƣng Đạo, Nguyễn Trãi

3.1.4. Các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh

 Dịch vụ nhận tiền gửi

- Nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ

- Tiền gửi không kỳ hạn - Tiền gửi có kỳ hạn

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi

 Dịch vụ tín dụng

- Đối với khách hàng cá nhân - Đối với khách hàng doanh nghiệp - Dịch vụ thanh toán trong nƣớc

- Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho tổ chức cá nhân - Chuyển tiền điện tử

- Thu hộ, chi hộ - Chi trả lƣơng hộ

- Dịch vụ kinh doanh đối ngoại - Mua bán trao đổi các loại ngoại tệ - Cầm cố giấy tờ có giá

 Các dịch vụ khác - Bảo lãnh

- Dịch vụ ATM

- Dịch vụ chuyển tiền nhanh

3.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh

Giai đoạn 2007 – 2016 với những diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới và trong nƣớc đã đặt ngân hàng và các tổ chức tín dụng vào một môi trƣờng hoạt động đầy khó khăn, thử thách. Sau giai đoạn tăng trƣởng cao và ổn định, cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu bắt đầu từ năm 2007 và bùng phát mạnh vào năm 2008 kéo theo sự đổ vỡ của hàng loạt hệ thống ngân hàng định chế tài chính trên thế giới. Cùng với diễn biến phức tạp của nền kinh tế, hoạt động hệ thống ngân hàng nói chung và BIDV Bắc Ninh nói riêng cũng chịu ảnh hƣởng nhất định về tính thanh khoản, sự cạnh tranh, về thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm

phát, ổn định giá trị đồng tiền. Chi nhánh đã tập trung thực hiện tốt công tác quản trị điều hành hoạt động kinh doanh, chấp hành nghiêm túc chính sách tiền tệ của quốc gia, tuân thủ nghiêm túc các chỉ đạo của chính phủ, ngân hàng nhà nƣớc và Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, hoạt động kinh doanh của BIDV Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)