Xuất một số định hƣớng và giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 85)

TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC NINH

4.2.1. Định hƣớng và mục tiêu phát triển kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh

4.2.1.1. Định hướng chung

Trƣớc dự báo nền kinh tế năm 2016 có những nhân tố thuận lợi nhƣng cũng nhiều thách thức, BIDV Bắc Ninh tiếp tục phát huy vai trò là NHTM lớn trên địa bàn, tiên phong trong thực hiện có hiệu quả các giải pháp tiền tệ, hoạt động ngân hàng góp phần phát triển kinh tế - xã hội theo chủ trƣơng, định hƣớng của Chính phủ, của NHNN, của Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh, trọng tâm là triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, hỗ trợ thị trƣờng, đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, phát triển bền vững, hiệu quả cũng nhƣ năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng thông qua phát triển dịch vụ ngân hàng đa dạng, tiện ích và hiện đại. BIDV Bắc Ninh xác định mục tiêu tổng quát trong năm 2016 là:

- Giảm chi phí, quyết liệt thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng, lãi treo, hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu chênh lệch thu chi để nâng thu nhập cho cán bộ tại chi nhánh.

- Tăng trƣởng quy mô tín dụng bền vững, an toàn, ƣu tiên phát triển tín dụng bán lẻ, tín dụng cho các lĩnh vực ƣu tiên, thực hiện cho vay đồng tài trợ một số dự án có hiệu quả nhằm tăng quy mô và hiệu quả hoạt động; Tiếp tục kiểm soát có hiệu quả và nâng cao chất lƣợng tín dụng.

- Tăng trƣởng quy mô huy động vốn, đảm bảo nguồn vốn ổn định, hiệu quả bằng việc chú trọng phát triển huy động vốn dân cƣ, huy động vốn không kỳ hạn.

- Cơ cấu lại nền khách hàng doanh nghiệp. Bên cạnh việc duy trì và tăng cƣờng hợp tác với các khách hàng truyền thống, khách hàng lớn, tích cực mở rộng quan hệ với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp làng nghề truyền thống hoạt động có hiệu quả, có tiềm năng.

- Duy trì và phát huy hơn nữa đà tăng trƣởng của hoạt động ngân hàng bán lẻ, chiếm lĩnh tối đa thị trƣờng bán lẻ trên địa bàn.

- Nâng cao chất lƣợng hoạt động dịch vụ, tăng thu dịch vụ: tăng cƣờng tiếp thị, tƣ vấn và chăm sóc khách hàng, bán chéo sản phẩm dịch vụ, tăng cƣờng phát triển các dịch vụ có hàm lƣợng công nghệ cao (Thẻ, E-Banking..), các dịch vụ đem lại hiệu quả thu dịch vụ (thanh toán, bảo lãnh, tài trợ thƣơng mại,…), tăng cƣờng đào tạo, chuẩn hóa phong cách, tác phong giao dịch, kỹ năng tƣ vấn sản phẩm dịch vụ cho cán bộ, củng cố thƣơng hiệu BIDV trên địa bàn.

- Phấn đấu đến 31/12/2016 đạt đƣợc các chỉ tiêu kinh doanh cơ bản nhƣ sau:

+ Huy động vốn cuối kỳ đạt 3.500 tỷ đồng;

+ Dư nợ tín dụng cuối kỳ đạt 3.650 tỷ đồng, trong đó dư nợ tín dụng bán lẻ cuối kỳ đạt 1.400 tỷ đồng;

+ Kiểm soát tỷ lệ nợ xấu ở mức < 1%, tỷ lệ nợ nhóm 2 ở mức <2 %; + Thu dịch vụ ròng đạt 23 tỷ đồng;

+ Thu nợ ngoại bảng đạt 70 tỷ đồng;

+ NIM huy động vốn đạt 1,8%, NIM tín dụng đạt 2%; + Chênh lệch thu chi đạt từ 155 đến 160 tỷ đồng.

(Ghi chú: NIM là tỷ lệ thu nhập lãi cận biên. Dùng chỉ tiêu này để đánh giá hiệu quả thu nhập ròng qua việc mua bán vốn với Trụ sở chính để cho vay và huy động vốn).

4.2.1.2. Định hướng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh

Xã hội hiện đại với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, giao dịch thƣơng mại kéo theo sự gia tăng của dịch vụ thanh toán trực tuyến trên các thiết bị điện tử. Nắm bắt nhu cầu này, thời gian gần đây, các ngân hàng thƣơng mại, các tổ chức trung gian thanh toán rất tích cực triển khai dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

Thị trƣờng thanh toán điện tử ở Việt Nam có tiềm năng vô cùng lớn. Năm 2015, số lƣợng khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử tăng hơn 50%. Đây là tín hiệu tích cực khi ngƣời dân đang quen dần với thói quen thanh toán không dùng tiền mặt. Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nƣớc, năm 2016 tiếp tục là năm phát triển mạnh mẽ xu hƣớng này. Tuy nhiên, để thực hiện tốt đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt của Thủ tƣớng Chính phủ, không chỉ cần phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ thanh toán mà bản thân mỗi cá nhân cũng cần chủ động thay đổi thói quen thanh toán, tiên phong vì lợi ích xã hội.

Trong điều kiện hiện nay, giao dịch thanh toán bằng tiền mặt diễn ra khá nhiều, kèm theo các giao dịch về tiền mặt là chi phí in ấn và vận chuyển, kiểm đếm...gây nên chi phí lớn cho Ngân hàng. Trong khi nƣớc ta đang trong thời kỳ thiếu vốn phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nƣớc thì vấn đề đặt cho Ngân hàng là phải thu hút tối đa lƣợng tiền nhàn rỗi đang trôi nổi ngoài lƣu thông. Để làm đƣợc những điều đó thì Ngân hàng cần phải mở rộng công tác thanh toán không dùng tiền mặt, giảm thiểu số lƣợng tiền giao dịch từ đó tận dụng tối đa nguồn vốn trong thanh toán phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế.

Nền kinh tế nƣớc ta đang trên đà phát triển, cùng với quá trình phát triển đó thì Ngân hàng phải có những bƣớc tiến mới cho phù hợp. Bên cạnh những khách hàng truyền thống của Ngân hàng là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân mở tài khoản, gửi tiền...thời gian gần đây Ngân hàng đã hƣớng tới thu hút khách hàng bằng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cƣ, thử nghiệm một số công cụ thanh toán hiện đại

Bên cạnh những công cụ truyền thống thì việc tiếp tục triển khai thực hiện mở tài khoản cá nhân. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế hàng đầu Việt Nam và trên thực tế cho thấy rằng: Nguồn vốn nhàn rỗi có thể khai thác đƣợc trong dân cƣ còn khá tiềm tàng và lâu dài. Mở tài khoản cá nhân sẽ tạo điều kiện cho việc thanh toán không dùng tiền mặt, áp dụng công cụ thanh toán không dùng tiền mặt,

áp dụng các công cụ thanh toán hiện đaị. Bên cạnh đó thì phát triển tài khoản cá nhân sẽ làm tăng khả năng thu nạp vốn nhàn rỗi trong tầng lớp dân cƣ. Tuy nhiên việc chuyển đổi nhận thức từ thói quen lâu nay của dân chúng chỉ thích sử dùng tiền mặt làm công cụ thanh toán, việc mở tài khoản cá nhân để giao dịch, thanh toán tại ngân hàng bằng các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt, nhất thiết phải có thời gian để dân cƣ tiếp cận, làm quen dần và thấy đƣợc những tiện ích mới do thanh toán không dùng tiền mặt mang lại nhƣ an toàn, nhanh chóng, thuận lợi ...Vì vậy, BIDV Bắc Ninh cần có biện pháp khuyến khích mọi ngƣời mở tài khoản cá nhân tại ngân hàng để tập hợp những khoản tiền nhàn rỗi trong dân cƣ. Tạo thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng trong hoạt động giao dịch, mua bán thanh toán, thu hút khách hàng và nâng cao uy tín của chi nhánh ngân hàng. Mặt khác, ngân hàng phải thanh toán và hoàn thiện các hình thức thanh toán cho phù hợp nhƣ séc, thẻ...để phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế. Phát triển hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, công nghệ thanh toán đã trở thành định hƣớng chiến lƣợc chung, với sự tiếp cận ban đầu đã đạt đƣợc nhiều thành tích đáng trân trọng, đang đƣợc tiếp tục cụ thể hoá bằng các chƣơng trình có khả năng thực thi theo kinh nghiệm của quốc tế. Ngày nay với việc dần hoàn thiện và đƣa vào sử dụng rộng rãi các chƣơng trình thanh toán mới kết hợp với công nghệ tin học đã đem lại khá nhiều thành công trong công tác thanh toán. Từ đó phát triển mạnh mẽ các dịch vụ ngân hàng hiện đại phục vụ các tầng lớp dân cƣ.

4.2.2. Giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh

Trong những năm gần đây, công tác thanh toán không dùng tiền mặt trong Ngân hàng có nhiều thay đổi theo chiều hƣớng tích cực. Cùng với việc đƣa ra các hình thức thanh toán mới vào thực nghiệm nhƣ séc cá nhân, thẻ thanh toán... thì Ngân hàng còn chú trọng đến việc hoàn thiện và phát triển các hình thức thanh toán truyền thống. Công tác thanh toán không dùng tiền mặt đang đƣợc tiếp tục phát huy và giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Để đổi mới và hoàn thiện hơn nữa các hình thức thanh toán, khắc phục những tồn tại trong công tác thanh toán không dùng tiền mặt, và để tăng thu nhập cho Ngân hàng tôi xin mạnh dạn đƣa ra một số giải pháp nhằm góp phần mở rộng và hoàn thiện thêm hình thức thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng.

4.2.2.1. Hoàn thiện các dịch vụ thanh toán hiện có, đa dạng hóa các sản phẩm thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển các sản phẩm mới

 Cải tiến quy trình nghiệp vụ theo hƣớng đơn giản, thuận tiện cho khách hàng khi giao dịch thanh toán

Rà soát lại các quy trình nghiệp vụ, tiến hành loại bỏ những thủ tục không cần thiết, những quy trình không hiệu quả gây khó khăn trong quá trình tác nghiệp của cán bộ nhân viên và mất thời gian của khách hàng.

Kiểm tra lại các mẫu biểu nhƣ giấy đề nghị mở tài khoản, giấy để nghị phát hành thẻ, giấy rút tiền, giấy nộp tiền, giấy yêu cầu gửi tiền tiết kiệm... để cải tiến theo hƣớng đơn giản hóa, tránh gây nhầm lẫn cho khách hàng khi điền các thông tin đề nghị cung cấp dịch vụ.

 Hoàn thiện và nâng cao các dịch vụ thanh toán hiện có

Rà soát tình hình sử dụng sản phẩm dịch của khách hàng, phấn đấu một khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ của BIDV.

Tăng cƣờng bán chéo sản phẩm để tăng quy mô sử dụng dịch vụ của khách hàng hiện hữu, đặc biệt là các sản phẩm có hàm lƣợng công nghệ cao, các sản phẩm mang lại hiệu quả thu phí: Internetbanking, Mobilebanking, dịch vụ thẻ, bảo hiểm, bảo lãnh, thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, dịch vụ thu hộ,...

Định kỳ hàng quý, thực hiện rà soát, đánh giá tổng thể các dòng sản phẩm dịch vụ để có điều chỉnh phù hợp, trƣờng hợp cần thiết kiến nghị với TSC có những chính sách phù hợp đối với từng dòng sản phẩm.

Đối với sản phẩm thẻ: Cung cấp cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ thẻ đa dạng, phong phú, ứng dụng công nghệ tiên tiến. Mặt khác, liên tục cập nhật các tiện ích mới về thẻ nhằm đáp ứng linh hoạt các nhu cầu của khách hàng, cụ thể nhƣ sau:

+ Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ thẻ: Phát triển các sản phẩm dịch vụ thẻ mới đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng, ví dụ nhƣ các sản phẩm thẻ liên kết, thẻ rút tiền ngoại tệ…

+ Phát triển hơn nữa các tiện ích dịch vụ thẻ trên hệ thống ATM, POS nhƣ thanh toán hóa đơn, thanh toán tiền trả trƣớc, chuyển tiền liên ngân hàng…

+ Phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin BIDV để khắc phục các sự cố liên quan đến máy ATM (lỗi giao dịch hủy, kẹt thẻ…) nhằm bảo đảm việc vận

hành liên tục, không gây gián đoạn cho việc sử dụng dịch vụ thanh toán của khách hàng.

+ Nghiên cứu các công nghệ thẻ tiên tiến để cải tiến sản phẩm dịch vụ thẻ, đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng và giảm thiểu các rủi ro cho ngân hàng và khách hàng.

+ Kết hợp các hình thức bán chéo sản phẩm thẻ với các sản phẩm bán lẻ khác (có chính sách ƣu đãi, hỗ trợ đối với khách hàng) nhằm tăng hiệu quả hoạt động và thu hút khách hàng.

Đối với dịch vụ POS: Hiện tại, mạng lƣới POS của BIDV vẫn còn hạn chế so với các ngân hàng thƣơng mại khác nhƣ NHTM CP Ngoại thƣơng hay NHTM CP Công thƣơng… Tuy nhiên thị trƣờng đối với các POS di động nhƣ các hãng taxi, các hình thức bán hàng, giao hàng tại nhà, các dịch vụ của chính phủ nhƣ thu tiền điện, nƣớc… vẫn còn rất rộng mở nên cơ hội giành cho BIDV là rất lớn. Hƣớng triển khai mở rộng và thực hiện các biện pháp để phát triển dịch vụ POS của BIDV Bắc Ninh nhƣ sau:

+ Hoàn thiện và duy trì thƣờng xuyên cơ chế động lực khuyến khích cán bộ, gắn công tác phát triển mạng lƣới POS với quyền lợi của từng cán bộ tại BIDV Bắc Ninh .

+ Tăng cƣờng công tác hỗ trợ các đơn vị chấp nhận thẻ nhƣ thành lập đƣờng dây nóng - hotline dành cho đơn vị chấp nhận thẻ, miễn phí cuộc gọi đến; thiết kế và cung cấp miễn phí cẩm nang giao dịch thuận tiện, hỗ trợ trực tiếp tại các đơn vị chấp nhận thẻ khi cần cài đặt lại máy; thƣờng xuyên kiểm tra, bảo dƣỡng máy và cung cấp các công cụ hỗ trợ mới.

+ Tổ chức các chƣơng trình ƣu đãi, chăm sóc khách hàng (nhƣ rút thăm trúng thƣởng…) nhằm thúc đẩy doanh số giao dịch tại đơn vị chấp nhận thẻ.

+ Tổ chức các chƣơng trình đào tạo và đào tạo lại cho đơn vị chấp nhận thẻ.

 Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, xây dựng và phát triển các sản phẩm mới.

+ Nâng cấp hệ thống ngân hàng cốt lõi (corebanking), triển khai dự án nâng cấp SIBS trong đó có thể cung cấp ngay các kênh thanh toán dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ nhƣ Ví điện tử, Dịch vụ thanh toán, Dịch vụ thu hộ,...

+ Phát triển mạng lƣới ATM là một nội dung quan trọng nhằm phát triển và mở rộng mạng lƣới ngân hàng tự động (Autobank), triển khai kế hoạch đƣa

Autobank thực sự trở thành một Ngân hàng tự phục vụ cung cấp đầy đủ hệ thống các dịch vụ của ngân hàng từ rút tiền, chuyển khoản, thực hiện các giao dịch thanh toán liên ngân hàng…

+ Thực hiện kết nối thanh toán thẻ của nhiều tổ chức quốc tế nhằm trang bị một hệ thống nền tảng cốt lõi cho việc xử lý thanh toán thẻ, tạo một nền tảng ổn định vững chắc cho hoạt động kinh doanh thẻ trong giai đoạn tới.

+ Internet Banking và Mobile Banking là các công cụ giúp ngân hàng mở rộng mạng lƣới kênh phân phối sản phẩm. Với các ƣu điểm nhƣ tại chỗ, mọi lúc mọi nơi phục vụ 24/24, nhanh chóng và bảo mật, hệ thống Internet Banking và Mobile Banking là không thể thiếu đối với xây dựng một hệ thống thanh toán ngân hàng hiện đại. Do vậy, BIDV Bắc Ninh giao dịch cần đầu tƣ phát triển hệ thống Internet banking, Mobile banking để mở rộng hơn nữa tiện ích của sản phẩm thanh toán.

+ Chi nhánh có thể đề xuất phối hợp với Hội sở chính tổ chức các cuộc thi sáng tạo sản phẩm dịch vụ nhằm tìm ra các sản phẩm mang tính đột phá mới mang tính cạnh tranh cao, mạnh dạn nghiên cứu và đƣa vào thử nghiệm các sản phẩm dịch vụ mới, tiến hành triển khai sâu rộng các sản phẩm có kết quả tốt ra thị trƣờng.

4.2.2.2. Phát triển công nghệ phục vụ hoạt động thanh toán

- Mở thêm nhiều địa điểm đặt máy ATM. Giải pháp này tuy cần một lƣợng đầu tƣ ban đầu lớn song tác dụng và hiệu quả của nó sẽ đƣợc phát huy trong thời gian dài, đặc biệt sẽ rất mạnh khi uy tín của ngân hàng lên cao. Đồng thời nó cũng làm tăng them uy tín của ngân hàng nói chung và trong thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng khi ngân hàng thỏa mãn đƣợc nhu cầu rút tiền của khách hàng. Mặt khác, việc làm này còn tạo thói quen và ý thức cho ngƣời dân trong việc sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Song song với việc mở thêm nhiều điểm đặt máy ATM là việc làm sao để các máy ATM có thể phục vụ khách hàng 24/24 giờ trong ngày. Từ đó, nâng cao khả năng phục vụ khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)