động kinh doanh ngân hàng
Bắc Ninh là một tỉnh mới đƣợc tái lập vào đầu năm 1997, đến nay đã đƣợc 19 năm, cùng với sự đi lên của đất nƣớc, kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều khởi sắc. Bắc Ninh có diện tích tự nhiên là 803,93 km2, với dân số khoảng trên 1 triệu ngƣời, chiếm 0,24% diện tích tự nhiên và 1,23% dân số cả nƣớc, là một tỉnh nhỏ nhƣng lại đông dân.
Về phƣơng diện kinh tế - xã hội, Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) cách thủ đô Hà Nội chƣa đầy 30km. Bắc Ninh còn nằm trên trục đƣờng sắt xuyên Việt, đoạn Hà Nội - Lạng Sơn - Hữu Nghị Quan nối với tuyến đƣờng sắt liên vận quốc tế Việt Nam - Trung Quốc, có mạng lƣới sông ngòi nối liền với các tỉnh lân cận và cảng Hải Phòng, Cái Lân… Vị trí địa lý của Bắc Ninh là một trong những thuận lợi để giao lƣu, trao đổi với bên ngoài tạo ra nhiều cơ hội lớn cho việc phát triển kinh tế xã hội và phát huy triệt để tiềm năng của tỉnh.
Bên cạnh đó là địa phƣơng có số lƣợng làng nghề truyền thống vào loại nhiều nhất toàn quốc, chuyên sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống xuất khẩu, là nơi hội tụ nhiều tiềm năng đáng kể về tự nhiên và xã hội. Nhất là kể từ khi đƣợc thủ tƣớng chính phủ phê duyệt cho phép thành lập các khu công nghiệp (KCN) tập trung đó là KCN Quế Võ, Tiên Sơn, Đại Đồng – Hoàn Sơn, Yên Phong… cùng với sự ra đời hàng loạt các cụm công nghiệp làng nghề truyền thống nhƣ sắt Đa Hội, mộc Đồng Kỵ, giấy Phong Khê… đã dần làm thay đổi bộ mặt của địa phƣơng. Đầu năm 2006, thị xã Bắc Ninh đã chính thức trở thành thành phố Bắc Ninh, mở ra những vận hội mới cho đầu tƣ và phát triển.
Từ những đặc điểm trên đã tạo ra những thời cơ và thách thức cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng:
Thời cơ:
Bắc Ninh là một tỉnh có vị trí địa lý và môi trƣờng kinh tế thuận lợi, đƣợc đánh giá là một tỉnh có nhiều tiềm năng và thế mạnh trong việc phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội; là một trọng điểm kinh tế quan trọng, một vùng kinh tế động lực của đất nƣớc. Bên cạnh đó việc mở rộng đầu tƣ vào các KCN, làng nghề theo định hƣớng của tỉnh đã là một trong những cơ hội cho các doanh nghiệp và tổ chức tài chính ngân hàng cùng tham gia để mở rộng thị phần hoạt động của đơn vị mình trên địa bàn. Hiện nay tỉnh Bắc Ninh có nhiều KCN nhƣ: KCN Tiên Sơn, KCN Quế Võ, KCN Yên Phong, KCN VSIP và một số cụm công nghiệp nằm quanh thành phố Bắc Ninh vì vậy việc thu hút đầu tƣ từ các doanh nghiệp trong nƣớc và doanh nghiệp nƣớc ngoài rất thuận lợi. Từ đó cũng là điều kiện thuận lợi để các ngân hàng có thể tiếp cận và gia tăng khách hàng quan hệ tại ngân hàng.
Khó khăn và thách thức:
Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh vẫn còn bộc lộ những khó khăn và thách thức, đó là điểm xuất phát về kinh tế và cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội còn thấp, trình độ dân cƣ chƣa cao, các doanh nghiệp địa phƣơng tuy phát triển nhanh về số lƣợng nhƣng quy mô còn nhỏ, cơ cấu doanh nghiệp chƣa hợp lý, trình độ công nghệ còn thấp các sản phẩm sản xuất chƣa có tính cạnh tranh cao, chƣa tạo đƣợc thƣơng hiệu riêng.
Năm 2014 kinh tế của tỉnh Bắc Ninh tuy đã có những khởi sắc nhƣng vẫn ảnh hƣởng bởi môi trƣờng kinh doanh, bởi năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh vẫn còn thấp phần lớn phụ thuộc vào các doanh nghiệp FDI nên tổng sản phẩm (GRDP) chỉ tăng 0,2% so với năm 2013 (mức tăng trƣởng thấp nhất trong nhiều năm gần đây), GTSX công nghiệp chỉ đạt 78,5% KH năm, giảm 4,9% so năm trƣớc (trong đó, khu vực FDI giảm đến 5,5%) (BIDV Bắc Ninh, 2014)
Bên cạnh đó là sự cạnh tranh của các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác trên địa bàn trong quá trình hoạt động kinh doanh. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 25 ngân hàng và rất nhiều Quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động trải khắp tỉnh thành phố. BIDV Bắc Ninh nhận thức rõ điều này khi mà trình độ công nghệ, sản phẩm dịch vụ tiên tiến của các ngân hàng khác sẽ là đối thủ cạnh tranh trong mọi mặt hoạt động của các ngân hàng.
nƣớc, nhất là việc tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp còn chậm, từ đó dẫn đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp không ổn định.