Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của thị xã Phú Thọ
4.2.1. Yếu tố khách quan
4.2.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội
Quản lý chi thường xuyên ngân sách chịu ảnh hưởng của điều kiện kinh tế xã hội và mức thu nhập của người dân. Mặt khác tại địa phương có trình độ dân trí cao thì ý thức tuân thủ pháp luật và các chính của sách Nhà nước của các tổ chức, cá nhân được nâng cao; năng lực sử dụng NSNN tại các tổ chức và cá nhân thụ hưởng NSNN được cải thiện thì việc sử dụng NSNN sẽ có hiệu quả. Trong bối cảnh chung còn nhiều khó khăn, thách thức, khối lượng công việc nhiều, yêu cầu cao và cấp bách, song Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Phú Thọ có nhiều cố gắng, nỗ lực khắc phục khó khăn, quyết tâm cao tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Các ngành kinh tế như Thương mại - dịch vụ có tốc độ phát triển khá; Hạ tầng dịch vụ có nhiều khởi sắc; Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp, xây dựng duy trì tốc độ phát triển ổn định; Thu hút đầu tư đạt kết quả khá; việc đưa khu công nghiệp Phú Hà đi vào hoạt động từ năm 2016 đã làm cho ngân sách thị xã tăng lên đáng kể, quản lý đầu tư công chặt chẽ hơn; Nông nghiệp tiếp tục được quan tâm đầu tư nâng cao thu nhập cho người dân; xây dựng nông thôn mới đạt kết quả toàn diện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá, vì vậy sẽ tạo đà cho thị xã Phú Thọ phát triển chính trị, văn hóa, kinh tế xã hội, tăng nguồn thu.
4.2.1.2. Cơ chế chính sách và quy định của Nhà nước về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Hàng năm phải ban hành kịp thời Quy chế quản lý điều hành ngân sách huyện, cần cụ thể hóa làm rõ các quy định của cấp trên, nhất là quy trình phân bổ, giao dự toán, điều hành dự toán và quyết toán thu, chi ngân sách phải đúng
luật NSNN, Nghị định 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư 342/2016/TT- BTC của Bộ Tài chính, về phân công, phân cấp và quản lý điều hành NSNN.
Khi ban hành các cơ chế chính sách phát triển KT - XH từ nguồn vốn ngân sách thị xã, phải căn cứ khả năng ngân sách để cơ chế chính sách có tính khả thi, trở thành đòn bẩy khuyến khích, xã hội hóa, phát huy được các nguồn lực để thúc đẩy phát triển KT - XH trên địa bàn thị xã, ưu tiên các lĩnh vực theo định hướng phát triển KT - XH.Khi ban hành cơ chế chính sách cần ưu tiên đối ứng, lồng nghép với các cơ chế chính sách của tỉnh, để vừa tranh thủ được kinh phí từ cấp trên phục vụ cho đầu tư - sản xuất, phát triển KT - XH trên địa bàn thị xã đúng với định hướng của tỉnh vàthông qua cơ chế chính sách nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân thi đua lao động, đầu tư - sản xuất, góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH thị xã.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, trong quá trình quản lý điều hành chi ngân sách cần ban hành kịp thời các Chỉ thịvề tăng cường quản lý ngân sách, yêu cầu các đơn vị thực hiện tốt các nội dung quan trọng, như đẩy mạnh thực hiện giao khoán kinh phí, thực hiện cải cách thủ tục hành chính, áp dụng các tiêu chuẩn ISO 9001-2008, công khai minh bạch, tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí...
Các chính sách chỉ đạo, hướng dẫn về ngân sách giúp cho công tác quản lý ngân sách được hoạt động tốt hơn, chính xác, kịp thời theo đúng quy định của Luật ngân sách. Chính sách hợp lý, đúng đắn sẽ thúc đẩy công tác quản lý ngân sách được hiệu quả. Ngược lại, sẽ làm cho suy giảm hiệu quả công tác quản lý ngân sách.
Hệ thống NSNN của nước ta có một đặc điểm khác biệt so với nhiều nước trên thế giới. Đó là tính " lồng ghép": NSNN gồm ngân sách trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương. Các cấp ngân sách hợp chung thành hệ thống NSNN. Ngân sách cấp dưới là bộ phận hợp thành của ngân sách cấp trên, nhưng lại có các khoản thu Ngân sách cấp trên hợp thành ngân sách cấp dưới.
Ngân sách xã được "lồng" vào ngân sách cấp huyện. Ngân sách cấp huyện được "lồng" vào ngân sách cấp tỉnh. Ngân sách cấp tỉnh được "lồng" vào NSNN. Tính lồng ghép này tạo điều kiện quản lý ngân sách tập trung của cấp trên đối với cấp dưới, nhưng nó cũng hạn chế tính độc lập của ngân sách cấp dưới và quan trọng hơn là nó tạo sự phức tạp trong quản lý ngân sách và sự thiếu phân định
trách nhiệm rõ ràng. Ngân sách cấp dưới vừa phải phụ thuộc vào ngân sách cấp trên, vừa không chịu trách nhiệm đến cùng với các hoạt động của mình trong hệ thống ngân sách lồng ghép, trong khi đó ngân sách cấp trên cũng không thể quản lý được chặt chẽ ngân sách cấp dưới và cũng không chịu trách nhiệm hoàn toàn về sai lầm của cấp dưới. Mặt khác do tính chất lồng ghép của hệ thống NSNN mà nhiều chỉ tiêu thu, chi của ngân sách cấp dưới do cấp trên ấn định. Điều này đã không khuyến khích cấp dưới tự cân đối thu, chi, lập dự toán ngân sách tích cực mà thường có xu hướng lập dự toán thu thấp, dự toán chi cao để được nhận trợ cấp nhiều hơn.
Việc phân cấp quản lý kinh tế xã hội, phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho cấp huyện, thị hiện nay của HĐND tỉnh Phú Thọ là chưa phù hợp với thực tế yêu cầu của địa phương, phân cấp nguồn thu ngân sách thị xã được hưởng theo phân cấp thấp, chủ yếu các huyện phải dựa vào thu bổ sung cân đối của ngân sách cấp trên. Mặt khác, phân cấp quản lý kinh tế - xã hội cho cấp huyện, thị rộng, trong khi đó giao dự toán nguồn thu tiền sử dụng đất cho NShuyện nhưng trong quá trình tổ chức thực hiện lại không thu được.
Việc phân cấp nhiệm vụ chi thường xuyên ngân sách còn có nội dung thiếu khoa học, việc xác định nhiệm vụ chi của mỗi cấp chính quyền còn chưa phân định rõ nội dung. Việc phân cấp không rõ ràng được thể hiện trong Luật ngân sách nhà nước khi phân cấp nhiệm vụ chi của các cấp chính quyền. Việc giao cùng một nhiệm vụ chi cho nhiều cấp chính quyền cũng có thể làm suy giảm tính thống nhất trong quản lý cũng như khả năng giải trình của mỗi cấp trong quá trình này.
Các định mức chi thường xuyên của Nhà nước còn có nội dung không phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, điều này dẫn đến tình trạng có nội dung thực hiện trên thực tế nhưng lại không thể thực hiện theo định mức chi được, dẫn đến tình trạng một số nội dung đơn vị phải hợp thức hoá sang nội dung khác. Điều đó tạo ra một thông lệ xấu là các cơ quan, đơn vị và cá nhân sử dụng kinh phí luôn phải "khai man", không khuyến khích sự trung thực và tuân thủ pháp luật, đồng thời tạo cơ hội cho những động cơ không tốt vì lợi ích cá nhân.