Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của thị xã Phú Thọ
4.1.3. Đánh giá quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của thị xã Phú Thọ
Phú Thọ
4.1.3.1. Kết quả đạt được
Qua phân tích thực trạng chi thường xuyên và quản lý chi thường xuyên, có thể đánh giá công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách thị xã Phú Thọ đã đạt được một số kết quả như sau:
a. Tính hiệu lực
Công tác lập dự toán chi NSNN của thị xã Phú Thọ cơ bản đảm bảo đúng trình tự theo quy định của Luật NSNN, bám sát nghị quyết của HĐND thị xã và trên cơ sở tình hình kinh tế - xã hội của địa phương. Dự toán chi thường xuyên NSNN của thị xã Phú Thọ được lập căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thị xã và tình hình thực hiện ngân sách của các năm trước; các chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức cụ thể về chi ngân sách của Nhà nước, công tác lập, phân bổ, giao dự toán chi ngân sách đã dần có những chuyển biến rõ rệt.
Qua bảng số liệu 4.8 nhận thấy tổng chi thường xuyên ngân sách thị xã đều được thực hiện cao hơn kế hoạch đề ra. Hầu hết các khoản chi thường xuyên đều được thực hiện đạt và cao hơn kế hoạch đề ra. Các khoản chi thường xuyên cơ bản đều được thực hiện nghiêm túc, kịp thời, đảm bảo chi đúng mục đích, đúng kế hoạch, chi đủ đáp ứng các nhiệm vụ chi thường xuyên của thị xã đã chứng tỏ công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách thị xã Phú Thọ giai đoạn 2015 – 2017 có tính hiệu lực cao.
b. Tính hiệu quả
Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước thị xã ngày càng được minh bạch, công khai, được thể hiện cao trong khâu lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách. Quản lý chi thường xuyên ngân sách thị xã đảm bảo cho việc thực hiện các nhiệm vụ trong điều kiện tiết kiệm, không gây thất thoát, lãng phí. Nhất là các đơn vị được giao quyền tự chủ kinh phí về công tác tài chính và thực hành tiết kiệm và chống lãng phí đã có những chuyển biến rõ rệt, thực hiện tốt quy chế chi tiêu nội bộ, đảm bảo công khai dân chủ. Duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan nhà nước, tổ chức đảng, đoàn thể, các đơn vị sự nghiệp của. Đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân.
Quản lý kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên ngân sách thị xã qua KBNN đã được quan tâm, chú trọng. Việc KBNN của thị xã Phú Thọ kiên quyết từ chối thanh toán đối với các khoản chi sai mục đích, không đúng tiêu chuẩn, định mức, hồ sơ, chứng từ thanh toán không hợp pháp, hợp lệ đã góp phần tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong quản lý và sử dụng ngân sách của các đơn vị dự toán.
c. Tính phù hợp
Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước thị xã phù hợp với đường lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phù hợp với thực tiễn tình hình đặc thù của thị xã nhằm đáp ứng được nhiệm vụ chính trị phát triển kinh tế xã hội của nhất là trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Quy mô chi thường xuyên ngân sách nhà nước thị xã không ngừng tăng lên, cơ cấu phân bổ và sử dụng các khoản chi đã được điều chỉnh và thay đổi dần theo hướng hợp lý hơn.
d. Tính bền vững
Chi thường xuyên NSNN của thị xã ngày càng tăng về quy mô và mở rộng trên tất cả các lĩnh vực, đáp ứng kịp thời các khoản chi thường xuyên và các nhu cầu chi đột xuất như thiên tai, bão lụt cũng như các trường hợp trợ cấp đột xuất khác, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội đã đề ra. Các đơn vị được giao quyền tự chủ tài chính đã nâng cao tinh thần trách nhiệm trong sử dụng ngân sách, chủ động áp dụng các biện pháp nhằm sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả kinh phí được giao, hạn chế thất thoát lãng phí trong chi tiêu ngân sách. Tác động tích cực từ quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước thị xã đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng là lâu dài và ổn định. Cân bằng lợi ích giữa các đơn vị dự toán ngân sách. Không ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên, sinh thái, xã hội.
4.1.3.2. Những hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, quản lý chi thường xuyên ngân sách của thị xã Phú Thọ còn bộc lộ những hạn chế, cần phải khắc phục.
Thứ nhất, Chất lượng dự toán do các đơn vị được lập chưa cao, ít tính thuyết phục. Công tác lập dự toán chi thường xuyên từ ngân sách thị xã chưa đánh giá hết được các yếu tố tác động đến quá trình chi thường xuyên ngân sách thị xã làm cho giá trị thực hiện có những năm lớn hơn nhiều so với kế hoạch đề ra, gây khó khăn trong việc quản lý và điều hành ngân sách hàng năm .
Thứ hai, Đối với chi quản lý hành chính việc phân bổ dự toán của thị xã Phú Thọ thời gian qua còn mang tính bình quân, chủ yếu dựa vào định mức phân bổ cố định theo số lượng biên chế, lao động thực tế có tại đơn vị, hiệu quả việc khoán biên chế còn hạn chế. Chính vì vậy, quản lý chi NSNN chưa gắn với mục tiêu, chưa khuyến khích đơn vị sử dụng tiết kiệm NSNN
Thứ ba, Việc chấp hành dự toán chi ngân sách đã được HĐND, UBND thị xã phê chuẩn từ đầu năm chưa tốt. Việc giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách chưa sát với nhiệm vụ chi của đơn vị dự toán nên trong quá trình chấp hành dự toán còn phải bổ sung, điều chỉnh dự toán, thể hiện sự hạn chế trong quản lý chi tiêu ngân sách và cơ chế xin - cho vẫn còn tồn tại
Thứ tư, công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành dự toán của cơ quan quản lý cấp trên, của Phòng Tài chính - Kế hoạch và các cơ quan được UBND thị xã giao nhiệm vụ, đối với đơn vị sử dụng ngân sách chưa được coi trọng đúng
mức, chưa được thực hiện thường xuyên, còn mang nặng tính hình thức. Các trường hợp vi phạm trong quản lý chi ngân sách như lập và nộp báo cáo không đúng quy định, chi sai mục đích, vượt tiêu chuẩn định mức... chưa có chế tài xử phạt cụ thể, chủ yếu xử lý bằng các biện pháp hành chính. Điều này dẫn tới việc vi phạm trong quản lý và sử dụng lãng phí ngân sách vẫn xảy ra và chưa được giải quyết dứt điểm .
4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA THỊ XÃ PHÚ THỌ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA THỊ XÃ PHÚ THỌ