Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 78 - 86)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của thị xã Phú Thọ

4.2.2. Yếu tố chủ quan

4.2.2.1. Trình độ của cán bộ quản lý chi thường xuyên và cán bộ đơn vị sử dụng ngân sách thị xã Phú Thọ

Trình độ quản lý là nhân tố chủ chốt quyết định quản lý hiệu quả hay không? Muốn hoàn thành tốt công việc quản lý của mình thì đội ngũ cán bộ quản lý phải có năng lực trình độ chuyên môn. Người cán bộ trình độ chuyên môn giỏi, năng lực làm việc tốt sẽ có nhiều thuận lợi trong công tác quản lý của mình đặc biệt là trong khi dân trí ngày càng cao như hiện nay. Hiện nay các cán bộ phòng Tài chính - Kế hoạch và kế toán các đơn vị có trình độ cụ thể như sau:

Bảng 4.10. Trình độ các cán bộ quản lý nhà nước về chi thường xuyên ngân sách nhà nước thị xã Phú Thọ

Chỉ tiêu

Cán bộ Phòng Tài chính

– Kế hoạch Kế toán các đơn vị sử dụng ngân sách Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Tổng số 12 100,00 80 100,00 - Thạc sĩ 2 16,67 0 0,00 - Đại học 8 66,67 21 26,25 - Cao đẳng 2 16,67 50 62,5 - Trung cấp 0 0,00 9 11,25

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch thị xã Phú Thọ, (2017) Qua điều tra cho thấy trình độ của cán bộ quản lý về chi thường xuyên NSNN trên địa bàn thị xã đa phần là cán bộ có trình độ từ đại học trở lên, chỉ có 02 cán bộ trình độ cao đẳng. Tuy nhiên trình độ của kế toán các đơn vị chưa được cao. Chưa có đồng chí kế toán ở đơn vị nào có trình độ thạc sĩ, trình độ đại học mới chỉ có 26.25%, cao đẳng chiểm tới 62.5%, còn lại là trung cấp chiếm 11,25%. Với điều kiện khoa học - công nghệ phát triển như hiện nay quản lý chi ngân sách thị xã Phú Thọ cần có đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, sáng tạo sử dụng thành thạo tin học để có thể thực hiện tốt công việc quản lý nhà nước. Điều này đòi hỏi các đồng chí kế toán ở các đơn vị sử dụng NS thị xã cần phải được đào tạo thêm để nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của việc lập dự toán, báo cáo quyết toán chi thường xuyên ngân sách.

4.2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý chi thường xuyên ngân sách thị xã Phú Thọ

Cơ cấu tổ chức và cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý chi NSNN trên địa bàn thị xã Phú Thọ:

- HĐND thị xã: HĐND thị xã gồm có Chủ tịch Hội đồng, Phó chủ tịch Hội đồng, Thường trực Hội đồng và 33 Đại biểu HĐND, tất cả đều có trình độ đại học và trên đại học. HĐND thị xã thực hiện quyết định dự toán, quyết định phân bổ dự toán NSNN cấp thị xã, phê chuẩn quyết toán NSNN cấp thị xã, quyết định các chủ trương, biện pháp để thực hiện ngân sách thị xã, quyết định điều chỉnh, bổ sung ngân sách cấp thị xã trong các trường hợp cần thiết, giám sát việc thực hiện ngân sách đã được HĐND quyết định.

Sơ đồ 4.1. Hệ thống tổ chức thực hiện quản lý chi ngân sách thị xã Phú Thọ

Nguồn: UBND thị xã Phú Thọ, (2017) - UBND thị xã: UBND thị xã gồm Chủ tịch UBND thị xã, 02 Phó chủ tịch UBND thị xã (1 phó Chủ tịch phụ trách lĩnh vực kinh tế, 1 phó Chủ tịch phụ trách lĩnh vực văn xã) và 6 thành viên UBND thị xã, tất cả đều có trình độ đại học và trên đại học. UBND thị xã tổ chức quản lý thống nhất ngân sách thị xã và các hoạt động tài chính khác của thị xã, gồm: lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách cấp thị xã, điều hành dự toán, quyết toán ngân sách cấp thị xã.

- Phòng TCKH: là cơ quan tham mưu giúp UBND thị xã trong việc lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách cấp thị xã, điều hành dự toán, quyết toán ngân sách cấp thị xã và tham mưu quản lý Nhà nước về tài chính, ngân sách trên địa bàn thị xã. Phòng TCKH có 12 cán bộ, công chức, gồm: Trưởng phòng, 03 Phó trưởng phòng, 01 kế toán ngân sách thị xã, 01 cán bộ quản lý ngân sách các đơn vị HCSN cấp thị xã, 04 cán bộ quản lý ngân sách xã, phường, 02 phụ trách công tác kế hoạch phát KTXH và quyết toán vốn đầu tư

HĐND thị xã Phú Thọ

UBND thị xã Phú Thọ

Phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã

các dự án hoàn thành.

- KBNN thị xã: là cơ quan kiểm soát các hoạt động chi NSNN theo quy định luật NSNN. KBNN thị xã gồm có: Giám đốc; 01 Phó giám đốc, 9 cán bộ, trong đó có 02 cán bộ quản lý thanh toán vốn đầu tư, tất cả đều có trình độ đại học và trên đại học.

- Các đơn vị dự toán, gồm: 10 xã, phường, 11 trường Mầm non, 13 trường Tiểu học, 12 trường THCS, 14 đơn vị HCSN cấp thị xã. Mỗi đơn vị dự toán đều có 01 kế toán, có trình độ trung cấp, cao đẳng hoặc đại học.

4.2.2.3. Ý thức chấp hành của các đơn vị

Môi trường pháp lý là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới quản lý chi thường xuyên NSNN ở địa phương. Cán bộ quản lý và kế toán tài chính chấp hành các văn bản quy định trong công tác quản lý điều hành ngân sách sẽ giảm thiểu được những sai phạm, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn NSNN.

Ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ quản lý và kế toán tài chính trong công tác quản lý NSNN thể hiện ở việc thực triển khai thực hiện nghiêm túc qui chế dân chủ ở cơ sở, thực hiện đầy đủ theo quy định tại Luật tiết kiệm chống lãng phí, sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí NSNN cấp nâng cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan.

a. Chấp hành của các đơn vị trong khâu lập dự toán

Để đánh giá ý thức chấp hành của các đơn vị trong khâu lập dự toán chi thường xuyên NSNN thị xã Phú Thọ, tác giả đã khảo sát bằng bảng hỏi đối với 60 cán bộ quản lý và cán bộ tại đơn vị sử dụng ngân sách. Kết quả được thể hiện ở bảng sau:

Theo số liệu ở bảng trên ta thấy rằng việc quản lý lập dự toán chi thường xuyên NSNN thị xã Phú Thọ chưa được tốt. Một số đơn vị lập dự toán chưa đúng theo quy trình, sử dụng biểu mẫu lập dự toán chưa đúng theo quy định hiện hành, tiến độ lập dự toán còn chậm. Dự toán của một số đơn vị sử dụng ngân sách thị xã đưa lên đôi khi còn chưa chính xác, việc phối hợp giữa các cơ quan đơn vị trong việc lập dự toán chưa được tốt, điều này làm cho công tác lập dự toán chi thường xuyên NSNN thị xã Phú Thọ còn gặp nhiều khó khăn và dự toán được lập ra chưa sát với nhu cầu chi thường xuyên NSNN trên địa bàn. Nguyên nhân chủ yếu là do:

Bảng 4.11. Ý kiến đánh giá về quản lý lập dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước thị xã Phú Thọ giai đoạn 2015 – 2017

TT Nội dung Số lượng

(người) Tỷ lệ (%)

1 Quy trình lập dự toán 190 100,00

- Đúng quy trình 114 60,00

- Bình thường 66 34,74

- Chưa đúng quy trình 10 5,26

2 Biểu mẫu lập dự toán 190 100,00

- Đúng biểu mẫu theo quy định 98 51,58

- Bình thường 89 46,84

- Chưa đúng theo quy định 3 1,58

3 Tiến độ lập dự toán 190 100,00

- Nhanh 60 31,58

- Kịp thời 114 60,00

- Chậm 16 8,42

4 Dự toán các đơn vị sử dụng NS thị xã đưa lên 190 100,00

- Chính xác 38 20,00

- Bình thường 108 56,84

- Chưa chính xác 44 23,16

5 Sự phối hợp giữa các cơ quan đơn vị trong

việc lập dự toán 190 100,00

- Tốt 25 13,16

- Bình thường 73 38,42

- Chưa tốt 92 48,42

6 Chất lượng dự toán chi ngân sách thị xã hàng

năm 190 100,00

- Rất tốt, sát với thực tế 0 0,00

- Bình thường 82 43,16

- Chưa sát với thực tế 108 56,84

- Trình độ xây dựng dự toán của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách còn yếu vì nhiều cán bộ làm công tác kế toán tại các cơ quan , đơn vị không được đào tạo bài bản. Trong quá trình lập dự toán, một số đơn vị thường lấy số dự toán giao năm trước nhân với một tỷ lệ nhất định để lập dự toán năm sau mà chưa căn cứ vào định mức phân bổ ngân sách ổn định trong từng thời kỳ; chưa căn cứ vào việc điều chỉnh giảm hay bổ sung nhiệm vụ chi; vào việc thay đổi chính sách về tiền lương, định mức chi tiêu của Nhà nước. Số liệu dự toán được các đơn vị xây dựng không chính xác, thường cao hơn so với định mức phân bổ ngân sách theo quy định mà không giải trình được nguyên nhân.

- Trong thực tế công tác lập và thảo luận dự toán còn mang nặng tính hình thức, thiếu dân chủ, áp đặt một chiều từ trên xuống, do vậy một số cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách còn có tư tưởng đề phòng dự toán sẽ bị cơ quan tài chính cắt giảm bớt nên đã lập dự toán cao hơn so với định mức vànhu cầu chi thực tế.

- Đối với Thị xã việc xây dựng ngân sách trung và dài hạn rất khó thực hiện được vì nó phụ thuộc vào phân cấp ngân sách trong từng thời kỳ ổn định ngân sách và định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Hậu quả là hạn chế trong việc xác định thứ tự ưu tiên, cơ cấu, chiến lược.

- Sự phối hợp giữa các đơn vị có liên quan trong lập dự toán chưa tốt trong khi đó thời gian chuẩn bị cho công tác lập dự toán rất ngắn, thông thường là 1 tháng chính vì vậy mà hiệu quả công tác lập dự toán chưa đạt được yêu cầu đề ra. - Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến công tác quản lý chi ngân sách, trong thời gian qua, liên tục được bổ sung, sửa đổi. Điều đó đã gây khó khăn trong công tác quản lý NSNN nói chung và lĩnh vực quản lý chi thường xuyên NSNN nói riêng.

b. Chấp hành trong khâu thực hiện dự toán của các đơn vị

Theo số liệu ở bảng trên việc chấp hành chi thường xuyên NSNN được HĐND, UBND thị xã phê chuẩn từ đầu năm chưa tốt. Việc bố trí, phân định các khoản chi thường xuyên ở một số đơn vị chưa hợp lý. Vẫn còn hiện tượng lãng phí ở một số đơn vị, một số khoản chi. Sự phối hợp giữa các cơ quan đơn vị trong việc chấp hành chi thường xuyên NSNN thị xã chưa tốt. Nhiều đơn vị phải điều chỉnh dự toán, chi vượt dự toán. Một số đơn vị nợ chi thường xuyên hoặc chi sai nguyên tắc, không đúng quy định.

Bảng 4.12. Ý kiến đánh giá về quản lý chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước thị xã Phú Thọ giai đoạn 2015 - 2017

TT Nội dung Số lượng

(người) Tỷ lệ (%) Số người điều tra 190 100,00

1 Việc bố trí, phân định các khoản chi thường xuyên

- Hợp lý 108 56,67

- Chưa hợp lý 82 43,33

2 Mức độ lãng phí trong chi thường xuyên NS

- Lãng phí 133 70,00

- Phù hợp 57 30,00

3 Việc chấp hành chi thường xuyên NS

- Phải điều chỉnh dự toán 146 76,67

- Chi vượt dự toán 111 58,33

- Nợ chi thường xuyên 44 23,33

- Chi sai nguyên tắc, không đúng quy định 38 20,00 4 Sự phối hợp giữa các cơ quan đơn vị trong việc

chấp hành chi thường xuyên NS

- Tốt 19 10,00

- Bình thường 73 38,33

- Chưa tốt 98 51,67

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, (2017)

4.2.2.4. Hệ thống thanh tra, kiểm tra

Mục đích của việc thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm soát là nhằm ngăn ngừa phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện tham nhũng lãng phí; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy các nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà nước, lợi ích hợp pháp của

các cơ quan đơn vị, tổ chức kinh tế và các cá nhân. Đây là một nhân tố có tác động và ảnh hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả của công tác quản lý nói chung và công tác quản lý chi thường xuyên NSNN nói riêng.

Bảng 4.13. Ý kiến đánh giá về thanh tra, kiểm tra chi thường xuyên ngân sách Nhà nước thị xã Phú Thọ giai đoạn 2015 - 2017

Đơn vị tính: %

TT Nội dung Số lượng

(người) Tỷ lệ %

1 Việc kiểm tra các đơn vị của Phòng Tài chính - Kế

hoạch 80 100,00

- Có kiểm tra 50 62,00

- Không kiểm tra 30 38,00

2 Hình thức kiểm tra 80 100,00

- Định kỳ 61 76,00

- Đột xuất 19 24,00

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, (2017) Theo số liệu ở bảng trên ta thấy rằng công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNN thị xã Phú Thọ đã được triển khai, tuy nhiên chưa triệt để. Phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã chưa kiểm tra việc lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán chi thường xuyên NSNN tại nhiều đơn vị. Và việc kiểm tra các đơn vị chủ yếu được thực hiện định kỳ. Các cuộc kiểm tra đột xuất rất ít khi được Phòng Tài chính - Kế hoạch thực hiện. Điều này làm cho hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra chưa cao. Do các đơn vị đã có sự chuẩn bị trước.

4.2.2.5. Công nghệ thông tin quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước trên địa bàn

Bên cạnh bộ máy quản lý được kiện toàn về chuyên môn, nghiệp vụ thì yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng quản lý chi ngân sách là cơ sở vật chất như: như máy móc, trang thiết bị làm việc, đồng bộ hóa phần mềm TABMIS giữa cơ quan tài chính, Kho bạc, Đơn vị sử dụng ngân sách .

Ngày nay việc sử dụng công nghệ thông tin trong công tác tài chính, kế toán là phổ biến và không thể thiếu được, nhất là việc áp dụng phần mềm quản lý tài chính giúp tiết kiệm được thời gian xử lý công việc, đảm bảo tính chính xác, nhanh chóng và thống nhất về mặt dữ liệu, tạo tiền đề cho những quy trình cải cách về mặt nghiệp vụ một cách hiệu quả.

Chính vì vậy việc áp dụng phần mềm quản lý tài chính ngân sách là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN tại địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 78 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)