Các nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định chỉ thị phân tử liên kết chặt với gen ph3 và khảo nghiệm các tổ hợp lai cà chua mang gen ph3 vụ xuân hè tại gia lâm hà nội (Trang 34 - 36)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.4. Tình hình nghiên cứu về tính kháng bệnh sương mai và chọn tạo giống cà

2.4.2. Các nghiên cứu trong nước

Công tác chọn tạo giống rau của nước ta trải qua từng giai đoạn đã thay đổi về chất. Từ năm 1968- 1985 chủ yếu là thu thập, khảo nghiệm và tuyển chọn giống; từ năm 1986- 1995 tập trung tạo giống thuần (giống cà chua Hồng Lan, CS1); từ năm 1996- 2000 quan trọng nhất là đã tạo ra giống cà chua lai chịu nóng F1 đầu tiên HT7; từ năm 2001- 2005 tiếp tục tiến hành nghiên cứu các giống cà chua chất lượng cao, một số giống cà chua F1 đã được tạo ra. Nhiều giống được công nhận cho phép phát triển ra sản xuất là do kết quả tuyển chọn các giống cà chua nhập nội (CS1, VT3, PT18, XH5 từ nguồn giống cà chua F1 của trại nghiên cứu thuộc tập đoàn Syngenta ở Thái Lan), một số giống khác sử dụng phương pháp lai tạo truyền thống thông qua đánh giá biểu hiện kiểu hình của nguồn vật liệu ngoài đồng ruộng. Trong từng giai đoạn, các giống mới đã giữ vai trò nhất định trong sản xuất (Trần Khắc Thi, 2004).

Những năm qua trong nhiều chương trình, dự án chọn tạo giống rau, các cơ quan thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, trường Đại học đã đưa ra một số giống cà chua mới vào sản xuất như: Giống cà chua phục vụ chế biến PT18 (Viện Nghiên Cứu Rau Quả), giống C95, VT3 (Viện Cây Lương Thực và Cây Thực Phẩm), các giống cà chua lai F1: FM20, FM29, lai số 4, lai số 9 (Viện

Nghiên Cứu Rau Quả), HT21 (Đại học Nông nghiệp Hà Nội). So với các giống cà chua truyền thống (Ba lan, Hồng Lan), các giống mới tạo ra thể hiện vượt trội về năng suất và chất lượng. Điều đáng chú ý là hầu hết các giống được chọn tạo trên chưa hoặc ít chú ý đến tính kháng bệnh sương mai (Hà Nội, 2001-2003).

Trước thực trạng dịch bệnh đang phát triển mạnh mẽ, nghiên cứu phòng trừ bệnh sương mai ở nước ta chủ yếu tập trung vào tìm hiểu quy luật phát sinh, phát triển bệnh và đề ra các biện pháp phòng trừ (hóa học là chủ yếu) (Nguyễn Văn Viên và Đỗ Tấn Dũng, 2008). Sử dụng giống kháng bệnh là một hợp phần quan trọng trong quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), nhưng chọn tạo giống kháng bệnh nói chung và kháng bệnh sương mai trên cà chua nói riêng chưa được chú ý.

Ở nước ta, đã có một số nghiên cứu một số nghiên cứu sử dụng chỉ thị phân tử trong chọn giống cũng đã và đang được tiến hành ở một vài Viện nghiên cứu như Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện Lâm nghiệp, Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam, Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long, Viện nghiên cứu Rau quả (Báo cáo tổng kết đề tài KC06- 10NN, 2001- 2005).

Năm 2012, nước ta nhập khẩu khoảng 1.600 kg hạt giống cà chua (F1) với hai giống chính là Savior và Anna. Giống Savior được chọn tạo và thương mại bởi công ty Syngenta, sinh trưởng bán hữu hạn, thích hợp với vụ sớm ở khu vực sông Hồng, chống chịu bệnh xoăn vàng lá (mang gen Ty1), nhưng rất mẫn cảm với bệnh sương mai. Qua điều tra 200 hộ sản xuất ở miền Bắc và 120 hộ ở miền Nam, cho thấy giống này đạt năng suất lần lượt 36 tấn và 42 tấn/ha. Giống Anna do công ty Seminis phát triển và thương mại; chủ yếu được trồng ở Lâm đồng, sinh trưởng vô hạn cho năng suất cao (55 tấn/ha), dạng quả đẹp nhưng rất mẫn cảm với bệnh sương mai và xoăn vàng lá.

Nhận thức được vấn đề quan trọng của việc sử dụng giống chống chịu bệnh, bên cạnh các giống cà chua được đưa vào sản xuất, tại Viện Nghiên cứu Rau quả còn có trên 1000 dòng, giống cà chua đã xác định có các tính trạng quý: Kháng bệnh héo xanh vi khuẩn, kháng bệnh virus xoăn vàng lá, bệnh sương mai, chất lượng quả tốt. Tại đây đã chọn tạo được một số dòng cà chua mang gen Ph3

ưu tú dựa trên chỉ thị phân tử và thể hiện tính kháng bệnh sương mai ngoài đồng ruộng. Để tiếp tục tạo ra sản phẩm hoàn thiện phục vụ cho sản xuất, cần nghiên cứu thêm về chỉ thị phân tử để xác định chỉ thị phân tử liên kết chặt với gen kháng Ph3 và phát triển giống cà chua mang gen Ph3 kháng bệnh sương mai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định chỉ thị phân tử liên kết chặt với gen ph3 và khảo nghiệm các tổ hợp lai cà chua mang gen ph3 vụ xuân hè tại gia lâm hà nội (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)