Kết quả khảo sát sự đa hình với gen Ph3 của các chỉ thị phân tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định chỉ thị phân tử liên kết chặt với gen ph3 và khảo nghiệm các tổ hợp lai cà chua mang gen ph3 vụ xuân hè tại gia lâm hà nội (Trang 45 - 48)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Kết quả khảo sát sự đa hình với gen Ph3 của các chỉ thị phân tử

THỊ PHÂN TỬ

Khảo sát sự đa hình của 5 chỉ thị phân tử được biết có liên kết với gen Ph3

là: TOM236, SSR383, SSR69, LB3 và SCU602F3R3. 16 mẫu dòng/giống dùng để xác định sự đa hình của 5 chỉ thị phân tử bao gồm 9 mẫu giống có chứa gen kháng bệnh Ph3 là L3708, CLN2037B, 08TP73-10-4, 08TP85-2-3-10-1-1-1-6-3, 08TP85-2-3-10-1-1-1-7-2, 08TP85-2-3-5-1-1-1-10, 08TP85-2-3-5-1-6-2-4, (08TP76 X 08TP65)5-3-7-3-3-1-1 và Hồng đào; 7 mẫu giống không chứa gen kháng Ph3, nhiễm bệnh sương mai là Anna, Savior, 08TP03-15-3-1, AVTO- 9803-5, 11FAV-10-3, 08TP86B-4-5-8-6-5-1 và PT18. Kết quả khảo sát được trình bày trong bảng 4.1.

Bảng 4.1. Đặc điểm các chỉ thị phân tử thể hiện tính đa hình với gen Ph3

Tên chỉ thị Trình tự Tm (0C) Kích thước (bp) Kháng Nhiễm TOM236 5’-GTTTTTTCAACATCAAAGAGCT-3’ 45 155 185 3’-GGATAGGTTTCGTTAGTGAACT-5’ SSR383 5’-ATTGTACAAAGACCCGTGGC-3’ 64 230 188 3’-GTTGCACACTGGATCAATGC-5’ SSR69 5’-TTGGCTGGATTATTCCTGTTG-3’ 64 127 145 3’-GCATTTGATAGAAGGCCAGC-5’

LB3 5’-GGT GAT CTG CAA ATA GAC TTG GG-3’ 55 249 482 3’-AAG GTC TAA AGA AGG CCC GTG C-5’

SCU602F3R3 5’-ACAAACTAAATGTACAAGTG-3’

3’-ATGATATATCTTCTCGGGA-5’ 55 400 450

Sản phẩm điện di sau khi thực hiện PCR bảng 4.1 cho thấy: với chỉ thị TOM 236 cho sản phẩm là vạch băng kháng có kích thước 155 bp trên các mẫu giống chứa gen kháng Ph3, kháng bệnh sương mai, và băng nhiễm có kích thước

185 bp trên các mẫu giống không chứa gen Ph3, nhiễm bệnh sương mai. Tương tự như vậy với các chỉ thị SSR383 (kháng 230 bp, nhiễm 188 bp, hình 4.2.), SSR69 (kháng 127 bp, nhiễm 145 bp, hình 4.3.), LB3 (kháng 249 bp, nhiễm 482 bp, hình 4.4.), SCU602F3R3 (kháng 400 bp, nhiễm 450 bp, hình 4.5.). Kết quả này khẳng định gen Ph3 định vị trên nhiễm sắc thể số 9, khu vực vai dài. Chungwonse et al. (1998) khi nghiên cứu lập bản đồ gen Ph3 và Zhu et al.

(2006) khi nghiên cứu xác định chỉ thị SSR liên kết với gen kháng bệnh sương mai trên cà chua cũng có kết quả tương tự như đánh giá của chúng tôi.

Hình 4.1. Ảnh điện di sản phẩm PCR của chỉ thị TOM 236

Ghi chú: Giếng 1, 2, 3, 4 và 5 có vạch băng dài 155 bp lần lượt là của mẫu giống L3708, CLN2037B,

08TP85-2-3-10-1-1-1-6-3, 08TP85-2-3-10-1-1-1-7-2 và 08TP85-2-3-5-1-6-2-4, chứa gen kháng Ph3 và

kháng bệnh; Giếng 6,7,8 và 9 có vạch băng dài 185 bp, lần lượt của các mẫu giống: Anna, Savior,

AVTO-9803-5 và PT18 không chứa gen kháng Ph3 và nhiễm bệnh; Giếng 10 (đối chứng nước cất).

Hình 4.2. Ảnh điện di sản phẩm PCR của chỉ thị SSR383

Ghi chú: Giếng 1 và 2 có vạch băng dài 230 bp là mẫu giống L3708 và CLN2037B, chứa gen kháng Ph3

vàkháng bệnh; Giếng 3,4 và 5 có vạch băng dài 188 bp, thuộc các cây của mẫu giống: Anna, Savior và

Ladder 1 2 3 4 127 bp 145 bp 150 bp 100 bp Hình 4.3. Ảnh điện di sản phẩm PCR của chỉ thị SSR69

Ghi chú: Giếng 1, 2 có vạch băng dài 127 bp là của mẫu giống L3708, và CLN2037B, chứa gen kháng

Ph3 vàkháng bệnh; Giếng 3 có vạch băng dài 145 bp, thuộc các cây của mẫu giống PT18, không mang

gen kháng Ph3 và nhiễm bệnh.

1 2 3 4 5 6 7 8 9

Hình 4. 4. Ảnh điện di sản phẩm PCR của chỉ thị LB3

Ghi chú: Giếng 4 đến 9 có vạch băng dài 249 bp là các mẫu giống lần lượt là L3708, CLN2037B, 08TP73-10-4, 08TP85-2-3-10-1-1-1-6-3, 08TP85-2-3-10-1-1-1-7-2 và 08TP85-2-3-5-1-1-1-10, chứa gen

kháng Ph3 vàkháng bệnh; Giếng 1- 3 có vạch băng dài 482 bp, thuộc mẫu giống: Anna, Savior và PT18,

không mang gen kháng Ph3 và nhiễm bệnh.

M 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17

Hình 4. 5. Ảnh điện di sản phẩm PCR của chỉ thị SCU602F3R3

Ghi chú: M thang chuẩn 100 bp; Giếng 1, 7, 14 có vạch băng dài 400 bp là của các mẫu giống

L3708, CLN2037B và 08TP73-10-4 chứa gen kháng Ph3, kháng bệnh; Giếng 2, 3, 9, 10, 12, 17 có băng

dài 450 bp là các mẫu dòng/giống Anna, Savior, 08TP03-15-3-1, AVTO-9803-5, 11FAV-10-3, 08TP86B-

4-5-8-6-5-1 và PT18, không mang gen kháng Ph3 và nhiễm bệnh; Các giếng 4,5,6,8, 11,13,15,16 có 2

băng 400 và 450 bp là mẫu giống Hồng đào chứa gen kháng Ph3 ở trạng thái dị hợp tử và kháng bệnh.

Kết quả cho thấy, cả năm chỉ thị được tiến hành khảo sát trên đều liên kết với gen Ph3 kháng bệnh sương mai nhờ cho sản phẩm PCR với vạch băng sáng và rõ. Năm chỉ thị nghiên cứu đều thuộc những chỉ thị nhân DNA dựa trên cơ sở PCR, phân biệt rõ được mẫu giống chứa gen kháng Ph3, kháng được bệnh và phân biệt được với các dòng không chứa gen Ph3, bị nhiễm bệnh. Như vậy, 5 chỉ thị khảo sát trên đều thể hiện tính đa hình với gen Ph3

giữa vật liệu thí nghiệm của đề tài. Điều này cũng phù hợp với kết quả của các nghiên cứu đi trước.

Tuy nhiên, ứng dụng chỉ thị nào trong chọn lọc gen Ph3 một cách chính xác thì cần phải xác định lại mức độ liên kết của từng chỉ thị với gen Ph3 được thể hiện thông qua điều tra kiểu gen bằng chỉ thị phân tử và kiểu hình bằng lây nhiễm nhân tạo các cây trong quần thể F2. của tổ hợp lai giữa mẫu giống kháng chứa gen Ph3 với mẫu giống nhiễm, không chứa gen Ph3.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định chỉ thị phân tử liên kết chặt với gen ph3 và khảo nghiệm các tổ hợp lai cà chua mang gen ph3 vụ xuân hè tại gia lâm hà nội (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)