Kết quả kiểm tra chỉ tiêu an toàn của vacxin vô hoạt PCV2 khi tiêm thử nghiệm trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định chỉ tiêu an toàn và hàm lượng kháng thể ở lợn được tiêm vacxin vô hoạt porcine circovirus type 2 sản xuất thử nghiệm từ chủng phân lập tại việt nam (Trang 45 - 53)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Kết quả đánh giá chất lƣợng vacxin vô hoạt pcv2 thử nghiệm

4.2.1. Kết quả kiểm tra chỉ tiêu an toàn của vacxin vô hoạt PCV2 khi tiêm thử nghiệm trên

Chúng tôi dùng 3 lô thí nghiệm. Lô tiêm vacxin vô hoạt PCV2 thử nghiệm gồm 10 lợn, lô tiêm vacxin thƣơng mại gồm 10 lợn và lô đối chứng gồm 7 lợn. Tiến hành theo dõi các chỉ tiêu thân nhiệt, tăng trọng, triệu chứng, bệnh tích đại thể và vi thể của lợn từ thời điểm bắt đầu tiêm vacxin D0 đến D84 sau khi tiêm.

4.2.1. Kết quả kiểm tra chỉ tiêu an toàn của vacxin vô hoạt PCV2 khi tiêm thử nghiệm trên lợn thử nghiệm trên lợn

Đánh giá chỉ tiêu an toàn của vacxin vô hoạt PCV2 dựa trên kết quả nghiên cứu sự tăng trọng của lợn, triệu chứng và bệnh tích đại thể và vi thể của lợn đƣợc tiêm vacxin.

4.2.1.1. Kết quả nghiên cứu sự tăng trọng của lợn được tiêm vacxin

Theo dõi khối lƣợng của lợn thí nghiệm đƣợc thực hiện tại cùng thời điểm trong ngày, trƣớc khi cho ăn, bắt đầu từ ngày tiêm (D0, lợn đƣợc 3 tuần tuổi) đến ngày thứ 84 sau khi tiêm (D84, lợn đƣợc 15 tuần tuổi). Kết quả theo dõi khối lƣợng của từng nhóm lợn đƣợc trình bày ở bảng 4.4 đến 4.6.

Bảng 4.4. Khối lƣợng của lợn sau tiêm vacxin thƣơng mại CircoFLEX

Số tai Khối lƣợng (kg) D0 D14 D28 D42 D56 D70 D84 RT4.1 5 6 9 12 19 24 35 RT4.2 4,5 6 14 13 18 29 43 RT4.3 4 5,5 11 16 17 33 31 RT4.4 5 7 10 17 16 33 48 RT4.5 5 8 9 18 27 33 62 RT4.6 4 7,5 11 17 23 41 51 RT4.7 6 5 7 17 25 35 48 RT4.8 5 4 12 17 26 29 43 RT4.9 6 7 7 17 24 37 46 RT4.10 5 7 10 17 30 32 44 Trung bình 4,95 6,30 10,00 16,10 22,50 32,60 45,10 Độ lệch chuẩn 0,69 1,23 2,16 1,97 4,74 4,67 8,49

Kết quả trình bày ở bảng 4.4 cho biết lợn ở lô tiêm vacxin thƣơng mại CircoFLEX tăng về khối lƣợng qua các thời điểm lấy mẫu: khối lƣợng trung bình từ 4,95 kg (D0, 3 tuần tuổi) tăng lên 45,10 kg (D84, 15 tuần tuổi). Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy càng về giai đoạn sau (D56 đến D84) độ lệch chuẩn về khối lƣợng của lợn có sự dao động lớn, chứng tỏ càng về giai đoạn sau, sự biến động về khối lƣợng của lợn càng lớn.

Bảng 4.5. Khối lƣợng của lợn sau tiêm vacxin thử nghiệm CircoVNUA

Số tai Khối lƣợng (kg) D0 D14 D28 D42 D56 D70 D84 R2.1 4,5 6 10 13 19 24 36 R2.2 4,5 7 14 13 21 25 45 R2.3 5 7 11 13 27 37 46 R2.4 5 6 10 13 27 27 49 R2.5 4 7 10 15 25 29 55 R2.6 5,5 7 12 19 19 28 53 R2.7 5,5 6,5 8 22 23 35 47 R2.8 5 8 8 16 20 29 40 R2.9 5 7 8 17 27 36 36 R2.10 4,5 7,5 10 17 25 41 36 Trung bình 4,85 6,90 10,10 15,80 23,30 31,10 44,30 Độ lệch chuẩn 0,47 0,61 1,91 3,05 3,33 5,72 7,06

Kết quả ở bảng 4.5 cho thấy lợn ở lô tiêm vacxin thử nghiệm CircoVNUA chế từ các chủng PCV2 phân lập đƣợc ở Việt Nam có sự tăng về khối lƣợng qua các thời điểm lấy mẫu: khối lƣợng trung bình từ 4,85 kg (D0, 3 tuần tuổi) tăng lên 44,30 kg (D84, 15 tuần tuổi). Về giai đoạn sau (D70, D84) độ lệch chuẩn về khối lƣợng của lợn có sự dao động lớn (5,72 kg ÷ 7,06 kg), chứng tỏ sự biến động về khối lƣợng của lợn càng lớn. Nếu so sánh với độ lệch chuẩn của nhóm lợn đƣợc tiêm vacxin thƣơng mại CircoFLEX, chúng tôi thấy sự biến động ở lô lợn tiêm vacxin thử nghiệm là thấp hơn.

Kết quả theo dõi khối lƣợng của lợn lô đối chứng (không tiêm vacxin) đƣợc trình bày ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Khối lƣợng của lợn đối chứng

Số tai Khối lƣợng (kg) D0 D14 D28 D42 D56 D70 D84 RTD02.1 4 5 11 6 18 20 39 RTD02.2 5 7 11 8 13 25 44 RTD02.3 5 8 13 11 22 30 35 RTD02.4 5 7 12 17 25 30 30 RTD02.5 5,5 7 8 12 25 32 42 RTD02.6 5 8 8 12 22 35 43 RTD02.7 6 5,5 12 12 20 33 59 Trung bình 5,07 6,79 10,71 11,14 20,71 29,29 41,71 Độ lệch chuẩn 0,61 1,15 1,98 3,48 4,23 5,15 9,09

Kết quả trình bày ở bảng 4.6 cho thấy lợn ở lô đối chứng có sự tăng về khối lƣợng qua các thời điểm lấy mẫu: khối lƣợng trung bình từ 5,07 kg (D0, 3 tuần tuổi) tăng lên 41,71 kg (D84, 15 tuần tuổi). Về giá trị trung bình tại thời điểm 15 tuần tuổi, chúng tôi nhận thấy lợn ở lô đối chứng nặng 41,71 kg, trong khi đó ở các lô tiêm vacxin khối lƣợng của lợn trong khoảng 44,30 kg đến 45,10 kg. Cũng giống nhƣ nhận xét ở bảng 3.5 và bảng 3.6, chúng tôi cũng nhận thấy càng về giai đoạn sau (D56 đến D84) độ lệch chuẩn về khối lƣợng của lợn có sự dao động lớn, trong phạm vi từ 4,23 kg đến 9,09 kg. Điều này chứng tỏ có sự biến động lớn về khối lƣợng giữa các cá thể thuộc lô đối chứng. Số liệu trình bày đƣợc biểu diễn ở hình 4.4.

Hình 4.4. Diễn biến tăng khối lƣợng của lợn sau tiêm vacxin

Kết quả ở hình 4.4 cho thấy, tại thời điểm tiêm vacxin (D0) và đến thời điểm D28, sự sai khác về khối lƣợng giữa 3 nhóm lợn là rất nhỏ. Từ D42 đến D84, sự sai khác bắt đầu trở nên rõ rệt. Tuy nhiên, kết quả phân tích phƣơng sai một nhân tố cho thấy sự sai khác giữa 3 lô thí nghiệm là không có ý nghĩa thống kê (Fthực nghiệm = 0,37 < Flý thuyết = 3,44). Kết quả tính toán sự sai khác đƣợc trình bày ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Mức sai khác về khối lƣợng giữa các công thức thí nghiệm

Thời điểm

Mức chênh lệch (kg) giữa công thức thí nghiệm

*CircoFLEX/ **CircoVNUA *CircoFLEX/ **Đối chứng *CircoVNUA/ **Đối chứng D0 0,10 -0,12 -0,22 D14 -0,60 -0,49 0,11 D28 -0,10 -0,71 -0,61 D42 0,30 4,96 4,66 D56 -0,80 1,79 2,59 D70 1,50 3,31 1,81 D84 0,80 3,39 2,59

Ghi chú: giá trị sai khác mang dấu “-” xảy ra khi lợn ở công thức so sánh (*) có khối lượng nhỏ hơn khối lượng của lợn ở công thức được so sánh (**)

Kết quả trình bày ở bảng 4.7 cho thấy, từ ngày D0 – D28, sự sai khác về khối lƣợng giữa 3 nhóm là < 1 kg (0,10 kg ÷ 0,71 kg). Tuy nhiên, sau ngày D42 đến ngày D84, ở lô tiêm vacxin đều có khối lƣợng lớn hơn lô đối chứng từ 1,79

kg ÷ 4,96 kg (CircoFLEX so với đối chứng) và từ 1,81 kg ÷ 4,66 kg (CircoVNUA so với đối chứng). Sự sai khác về khối lƣợng giữa 2 lô tiêm vacxin (CircoFLEX so với CircoVNUA) dao động từ 0,30 kg ÷ 1,50 kg.

Theo dõi về mức độ đồng đều của lợn về khối lƣợng, chúng tôi chia các cá thể thành 2 nhóm: nhóm chậm lớn và nhóm bình thƣờng. Kết quả tổng hợp đƣợc trình bày ở bảng 4.8

Bảng 4.8. Kết quả theo dõi mức đồng đều về khối lƣợng

Thời điểm Lợn chậm lớn* (con) Lợn bình thƣờng (con) Circo FLEX Circo VNUA Đối chứng Circo FLEX Circo VNUA Đối chứng D0 0/10 0/10 0/7 10/10 10/10 7/7 D14 1/10 0/10 1/7 9/10 10/10 6/7 D28 2/10 0/10 2/7 8/10 10/10 5/7 D42 1/10 0/10 2/7 9/10 10/10 5/7 D56 1/10 0/10 1/7 9/10 10/10 6/7 D70 1/10 0/10 1/7 9/10 10/10 6/7 D84 1/10 0/10 1/7 9/10 10/10 6/7

Ghi chú: nhóm lợn chậm lớn (*) tại mỗi thời điểm cân là nhóm lợn có khối lượng nhỏ hơn 75% khối lượng trung bình của nhóm tại thời điểm đó

Kết quả trình bày ở bảng 4.8 cho thấy có từ 1-2 cá thể đƣợc đánh giá là chậm lớn ở nhóm lợn đƣợc tiêm vacxin CircoFLEX và nhóm đối chứng (không tiêm vacxin). Ở lô tiêm vacxin thử nghiệm, không có lợn nào đƣợc đánh giá là chậm lớn trong suốt quá trình theo dõi. Tại thời điểm 15 tuần tuổi, lợn đƣợc đánh giá chậm lớn ở lô vacxin CircoFLEX là 31,0 kg (trung bình nhóm là 45,1 kg), ở lô đối chứng là 30,0 kg (trung bình nhóm là 41,71 kg).

Nhƣ vậy, với các kết quả trình bày chúng tôi thấy rằng về giá trị trung bình, lợn đƣợc tiêm vacxin thử nghiệm có khối lƣợng cao hơn so với lợn không đƣợc tiêm vacxin. Tuy nhiên, sự sai khác này là không có ý nghĩa thống kê. Không có cá thể nào đƣợc đánh giá là chậm lớn ở lô tiêm vacxin CircoVNUA thử nghiệm.

4.2.1.2. Kết quả nghiên cứu triệu chứng, bệnh tích đại thể và vi thể của lợn được tiêm vacxin

Đồng thời với theo dõi khối lƣợng, chúng tôi tiến hành theo dõi biểu hiện lâm sàng của lợn trƣớc/ trong/ sau tiêm vacxin. Chúng tôi theo dõi lợn trong vòng 1 tuần trƣớc khi tiêm vacxin và không quan sát đƣợc những bất thƣờng của lợn về

các tình trạng: hô hấp, tiêu hóa, thân nhiệt. Lợn không có các triệu chứng nào bất thƣờng, thân nhiệt của lợn cũng ổn định dao động từ 39,3 ± 0,3 oC - là nhiệt độ thân nhiệt của lợn khỏe mạnh bình thƣờng. Trong quá trình tiêm vacxin, không có bất cứ lợn nào có biểu hiện sốc. Sau khi tiêm vacxin, lợn con hoàn toàn nhanh nhẹn, ăn uống bình thƣờng, không có biểu hiện bất thƣờng về tiêu hóa, hô hấp. Đặc biệt, chúng tôi không quan sát đƣợc bất kỳ cá thể nào có biểu hiện gầy còm.

Chúng tôi tiến hành mổ khám toàn bộ lợn đƣợc tiêm vacxin thƣơng mại (CircoFLEX), vacxin thử nghiệm CircoVNUA và lợn đối chứng. Do hạch lympho là cơ quan thƣờng có biến đổi nhất trong trƣờng hợp lợn mắc bệnh do PCV2 gây ra, nên chúng tôi tập trung trình bày kết quả kiểm tra biến đổi đại thể ở hạch lympho của lợn gây nhiễm PCV2, đƣợc trình bày ở hình 4.5.

Hình 4.5. Biến đổi bệnh lý đại thể ở hạch lympho

Kết quả thể hiện ở hình 4.5 cho thấy, hạch ngoại vi của các lợn mổ khám, thuộc về 3 nhóm đều không có biểu hiện tăng về kích thƣớc. Hình ảnh tƣơng tự cũng đƣợc quan sát ở hạch màng treo ruột, hạch cuống phổi (kết quả không trình bày). Kết quả kiểm tra biến đổi đại thể ở phổi đƣợc trình bày ở hình 4.6.

Hình 4.6. Biến đổi bệnh lý đại thể ở phổi

Kết quả mổ khám kiểm tra biến đổi đại thể ở phổi cho thấy:

(1) Về màu sắc: toàn bộ các thùy phổi, mặt lƣng và mặt bụng của phổi đều có màu hồng nhạt. Riêng phổi của lợn R2.1 chúng tôi thấy mặt lƣng của thùy tim và một phần nhỏ của thùy hoành có màu xám.

(2) Về đàn tính: khi cạo nhẹ sống dao lên bề mặt phổi thấy phổi bị xẹp và bề mặt phổi mất trạng thái láng bóng. Dùng tay cảm giác các thùy phổi không phát hiện thấy hiện tƣợng sƣng cứng. Cắt những miếng phổi nhỏ nhƣ hạt đậu

xám (R2.1) chúng tôi cũng có nhận xét tƣơng tự.

(3) Về mặt cắt của phổi: dùng dao cắt ngang lá phổi quan sát đƣợc màu của mặt cắt đồng nhất, có màu hồng nhạt.

(4) Về đƣờng dẫn khí: toàn bộ niêm mạc thanh quản, khí quản, nhánh phế quản lớn đều có màu trắng, không quan sát đƣợc dịch rỉ viêm. Dùng tay ép nhẹ vào tổ chức phổi, chỉ thấy bọt khí thoát ra ở những nhánh phế quản.

Nhƣ vậy, về mặt đại thể, toàn bộ phổi của lợn đƣợc tiêm vacxin PCV2 thử nghiệm (CircoVNUA), vacxin thƣơng mại (CircoFLEX) và lợn đối chứng đều bình thƣờng, không phát hiện thấy hiện tƣợng viêm hạch lympho và hiện tƣợng viêm phổi. Tổng hợp biến đổi bệnh lý đại thể ở lợn tiêm vacxin PCV2 thử nghiệm đƣợc trình bày ở bảng 4.9.

Bảng 4.9. Tổng hợp biến đổi bệnh lý đại thể ở lợn tiêm vacxin PCV2

TT Cơ quan Có biến đổi

1 Hạch bẹn nông - 2 Hạch dƣới hàm - 3 Hạch amidal - 4 Hạch cuống phổi - 5 Hạch màng treo ruột - 6 Hạch gan- dạ dày - 7 Thanh quản - 8 Khí quản - 9 Phế quản lớn - 10 Phổi - 11 Tim - 12 Gan - 13 Lách - 14 Thận - 15 Dạ dày - 16 Ruột non - 17 Manh tràng - 18 Kết tràng - 19 Trực tràng - 20 Bàng quang - 21 Não - 22 Cơ -

Ở các lợn mổ khám, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu biến đổi bệnh tích vi thể của hạch lympho. Kết quả đƣợc trình bày ở hình 4.7.

Hình 4.7. Biến đổi bệnh lý vi thể ở hạch lympho (100X)

Quan sát tiêu bản bệnh lý vi thể của hạch lympho, chúng tôi không quan sát đƣợc hiện tƣợng thoái hóa hạch lympho. Đặc biệt, trong toàn bộ các tiêu bản quan sát, chúng tôi không phát hiện thấy tế bào khổng lồ (biến đổi bệnh lý vi thể đặc trƣng ở hạch do PCV2 gây ra).

Nhƣ vậy, kết quả nghiên cứu bệnh lý đại thể và vi thể cho thấy vacxin thử nghiệm CircoVNUA là an toàn, không gây biến đổi bệnh lý đại thể và vi thể đặc trƣng của bệnh do PCV2 gây ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định chỉ tiêu an toàn và hàm lượng kháng thể ở lợn được tiêm vacxin vô hoạt porcine circovirus type 2 sản xuất thử nghiệm từ chủng phân lập tại việt nam (Trang 45 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)