Thực trạng về công tác hậu thẩm định báo cáo ĐTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm định và đánh giá tác động môi trường tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa giai đoạn 2011 2016 (Trang 63 - 67)

4.1.2 .Công tác quản lý môitrường

4.3.3. Thực trạng về công tác hậu thẩm định báo cáo ĐTM

Bảng 4.4. Kết quả đánh giá về công tác hậu thẩm định báo cáo ĐTM đối với ban quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN, giai đoạn 2011đến 2016

STT Tiêu chí đánh giá quan Mức trọng Mức tuân thủ Mức thực hiện Điểm đánh giá Điểm tối đa cần đạt Tỷ lệ đạt (%) 1

Giám sát việc niêm yết công khai kế hoạch quản lý môi trường sau khi báo cáo ĐTM được phê duyệt tại trụ sở UBND cấp xã nơi thực hiện dự án

3 3 3 27 60 45

2 Giám sát nội dung kế hoạch quản lý môi trường 3 3 3 27 60 45 3

Giám sát việc thực hiện xây dựng các công trình bảo vệ

môi trường theo tiến độ đề ra 4 3 3 36 60 60 4

Giám sát việc thực hiện công tác vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường trước khi hoạt động chính thức

4 3 4 48 60 80.00

5

Giám sát việc thực hiện quan trắc giám sát MT theo báo cáo ĐTM đã được phê duyệt

4 3 4 48 60 80.00

6

Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ xác nhận hoàn thành các công trình BVMT trước khi dự án đi vào hoạt động chính thức

4 3 4.5 54 60 90.00

7 Xác nhận hồ sơ xin xác nhận hoàn thành các công trình BVMT

4 3 4.5 54 60 90

Tổng cộng 294 420

Mức tỷ lệ đánh giá (%) 70.0

(Nguồn: Kết quả tổng hợp từ phiếu phỏng vấn các chuyên gia)

Nhận xét:

Nhìn chung, công tác hậu thẩm định ĐTM của cơ quan quản lý nhà nước từ năm 2011 đến 2016 được chú trọng, đặc biệt giám sát việc vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường trước khi hoạt động chính thức thực hiện tốt hơn. Tuy nhiên, công tác giám sát việc niêm yết công khai kế hoạch quản lý môi trường sau khi báo cáo ĐTM được phê duyệt tại BQLKKT và nơi thực hiện dự án; giám sát nội dung kế hoạch quản lý môi trường, giám sát giai đoạn

thi công xây dựng và giám sát việc thực hiện xây dựng các công trình bảo vệ môi trường theo tiến độ đề ra thực hiện vẫn chưa tốt.

4.3.3.2. Công tác hậu thẩm định báo cáo ĐTM đối với chủ dự án

Bảng 4.5. Kết quả đánh giá về công tác hậu thẩm định báo cáp ĐTM đối với Chủ dự án, giai đoạn 2011 đến 2016

STT Tiêu chí đánh giá quan Mức trọng Mức tuân thủ Mức thực hiện Điểm đánh giá Điểm tối đa cần đạt Tỷ lệ đạt (%) 1

Thực hiện Niêm yết công khai kế hoạch quản lý môi trường sau khi báo cáo ĐTM được phê duyệt tại trụ sở UBND cấp xã nơi thực hiện dự án

3 2.2 3.5 23.10 60 38.50

2

Lập Kế hoạch quản lý môi trường gửi UBND xã/phường nơi tổ chức tham vấn trong quá trình lập ĐTM

3 2.2 3.5 23.10 60 38.50

3 Thực hiện xây dựng các công trình bảo vệ môi trường theo tiến độ đề ra

4 3 3.0 42.00 60 60.00

4

Thực hiện vận hành thử nghiệm các công trình BVMT trước khi hoạt động chính thức

4 2.5 3.2 32.00 60 53.33

5 Thực hiện quan trắc giám sát môi trường theo báo cáo ĐTM đã được phê duyệt

4 2.8 4 44.80 60 74.67 6 Hiệu quả hệ thống xử lý môi trường của đơn vị 4 2.5 4 40.00 60 66.67

7

Lập hồ sơ đề nghị kiểm tra xác nhận việc thực hiện công trình, biện pháp BVMT trước khi đưa dự án vào vận hàn chính thức

3 1.7 2 10.20 60 17.00

8 Hồ sơ xin xác nhận hoàn thành các công trình BVMT 3 1.7 2 10.20 60 17.00

Tổng cộng 219.4 480

Mức tỷ lệ đánh giá (%) 45.71

Nhận xét:

Giai đoạn 2011 đến 2016 so với giai đoạn 2006-2010, công tác hậu thẩm định đối với chủ dự án được chú ý hơn. Nhiều chủ dự án đã coi trọng hơn công tác BVMT, thực hiện chương trình giám sát môi trường đầy đủ hơn, hiệu quả xử lý môi trường cao hơn. Tuy nhiên, các trách nhiệm còn lại trong công tác hậu thẩm định ĐTM đối với chủ dự án không được cải thiện nhiều, một số thủ tục hồ sơ như: Niêm yết công khai kế hoạch quản lý môi trường sau khi báo cáo ĐTM được phê duyệt tại trụ sở UBND cấp xã nơi thực hiện dự án; Lập Kế hoạch quản lý môi trường gửi UBND xã/phường nơi tổ chức tham vấn trong quá trình lập ĐTM; Thực hiện vận hành thử nghiệm các công trình BVMT trước khi hoạt động chính thức; Lập hồ sơ đề nghị kiểm tra xác nhận việc thực hiện công trình, biện pháp BVMT trước khi đưa dự án vào vận hàn chính thức…vẫn chưa được các chủ dự án chú ý thực hiện theo quy định. Giai đoạn này công tác hậu thẩm định ĐTM, không phải tất cả các dự án sau khi được phê duyệt báo cáo ĐTM được phê duyệt phải lập hồ sơ xác nhận hoàn thành công trình BVMT mà chỉ có những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm cao mới phải thực hiện thủ tục này, mặc dù vậy nhưng tỷ lệ các cơ sở hoàn thành công trình BVMT vẫn còn rất hạn chế.

4.3.3.3. Những tồn tại, hạn chế trong công tác hậu thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

- Hoạt động sau thẩm định còn yếu: Hoạt động sau thẩm định báo cáo ĐTM của các chủ dự án, của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và các cơ quan liên quan khác còn yếu. Cơ quan quản lý không có đủ nhân lực, trang thiết bị và thời gian để giám sát môi trường trong quá trình xây dựng, do địa bàn của BQLKKT rộng, số cơ sở tương đối nhiều với số lượng cán bộ quản lý môi trường chỉ 6 người, hằng năm chỉ thực hiện kiểm tra, giám sát môi trường đối với các cơ sở đã đi vào hoạt động trung bình 70 cơ sở/năm (chưa kể kiểm tra theo vụ việc, sự kiện). Chưa có đủ quyền để cưỡng chế việc thực thi các yêu cầu được ghi trong quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM.

- Nhiều chủ dự án vẫn xem báo cáo, ĐTM vẫn chỉ xem là một thủ tục nhằm hợp thức hóa quá trình thẩm định và phê duyệt các dự án, hoạt động đầu tư. Bản thân quy định luật pháp hiện hành về ĐTM cũng thực sự chưa chặt chẽ. Nhiều hậu quả nghiêm trọng về môi trường và xã hội đã xảy ra do các yêu cầu về

ĐTM bị làm ngơ hoặc không được thực hiện nghiêm chỉnh. Vấn đề này đang trở thành vấn đề nóng, chủ đề tranh luận của các nhà khoa học, nhà quản lý và quần chúng nhân dân.

- Nhận thức về BVMT của doanh nghiệp chưa đầy đủ, ý thức BVMT còn thấp. Nhiều dự án đã triển khai đi vào hoạt động nhưng vẫn không lập báo cáo ĐTM.

- Việc kiểm tra sau ĐTM còn khó khăn do một số chủ dự án không coi trọng các nội dung của báo cáo ĐTM, đẫn đến không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nội dung đã nêu trong báo cáo ĐTM đã phê duyệt.

- Sự phối hợp giữa các ngành chức năng và địa phương trong lĩnh vực bảo vệ môi trường chưa đồng bộ và chưa xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm.

4.4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT BÁO CÁO ĐTM CỦA BQL KKT NGHI SƠN VÀ CÁC KCN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm định và đánh giá tác động môi trường tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa giai đoạn 2011 2016 (Trang 63 - 67)