Thực trạng công tác lập báo cáo ĐTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm định và đánh giá tác động môi trường tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa giai đoạn 2011 2016 (Trang 52 - 60)

4.1.2 .Công tác quản lý môitrường

4.2. Thực trạng công tác lập, thẩm định, hậu thẩm định báo cáo ĐTM của khu

4.2.2. Thực trạng công tác lập báo cáo ĐTM

Đánh giá tác động môi trường là công cụ dự báo, phòng ngừa trong quản lý môi trường, đồng thời cũng là công cụ phục vụ quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường. Căn cứ trên kết quả lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cơ quan quản lý Nhà nước chấp thuận đầu tư dự án, chấp thuận

với các điều kiện kèm theo hoặc không chấp thuận thực hiện dự án.(tổng quan về

ĐTM tập huấn 2015 của tổng cục môi trường)

Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường là trách nhiệm của chủ dự án, trường hợp chủ dự án không đủ năng lực để thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường thì có thể sử dụng dịch vụ tư vấn của các đơn vị có đủ năng lực và được phép hành nghề dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường.

Chủ dự án vẫn là đối tượng chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin, số liệu, các cam kết trong hồ sơ, tài liệu về đánh giá tác động môi trường, việc thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành trên thực tế.

Kết quả đánh giá về năng lực của các đơn vị tư vấn thường xuyên lập báo cáo ĐTM trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thông qua đánh giá của các chuyên gia được thể hiện ở bảng 4.2

Bảng 4.2. Kết quả đánh giá về công tác lập báo cáo ĐTM

STT Tiêu chí đánh giá Mức quan trọng Mức tuân thủ Mức thực hiện Điểm đánh giá Điểm tối đa cần đạt Tỷ lệ đạt (%)

1 Năng lực của đơn vị lập

báo cáo ĐTM 3.2 2.8 4.5 40.32 60 67.20 2

Nội dung về xuất xứ dự án, mối quan hệ của dự án với các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội

4 2.6 3.5 36.40 60 60.67 3 Phương pháp lập báo

cáo ĐTM 3.8 2.6 3.5 34.58 60 57.63

4

Mô tả về khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án; quy mô, công nghệ sản xuất, quy trình tương tự liên quan đến dự án

4 2.9 3.5 40.60 60 67.67

5

Nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ dự án; tiến độ thực hiện dự án

3 2.7 3.8 30.78 60 51.30

6 Mô tả về điều kiện tự

nhiên 3.4 2.5 3.8 32.30 60 53.83 7

Mô tả về điều kiện kinh tế - xã hội khu vực thực hiện dự án 3.5 2.5 3.7 32.38 60 53.96 8 Đánh giá, dự báo các tác động môi trường giai đoạn chuẩn bị của dự án

9

Đánh giá, dự báo các tác động môi trường giai đoạn xây dựng của dự án

3.5 2.9 3.9 39.59 60 65.98

10

Đánh giá, dự báo các tác động môi trường giai đoạn vận hành của dự án

4 2.9 3.9 45.24 60 75.40

11

Đánh giá, dự báo các tác động gây nên bởi các sự cố, rủi ro của dự án

4 2.9 3.7 42.92 60 71.53

12

Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá

3.5 2.7 3.3 31.19 60 51.98

13

Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn chuẩn bị

4 2.9 3.5 40.60 60 67.67

14

Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn xây dựng

3.5 3.2 3.5 39.20 60 65.33

15

Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn vận hành

4 3 4 48.00 60 80.00

16

Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án

4 2.9 3.5 40.60 60 67.67 17 Chương trình quản lý,

giám sát môi trường 3.2 3 3,5 32.48 60 54.13 18 Tham vấn cộng đồng nơi thực hiện dự án; 3.5 2.7 3.9 36.86 60 61.43 19 Kết luận, kiến nghị và cam kết 4 2.4 3.4 32.64 60 54.40 Tổng cộng 715.27 1140 Tỷ lệ đánh giá (%) 62.74

Nhận xét:

Nhìn chung sau khi Luật BVMT 2014 có hiệu lực thi hành, một số tiêu chí đã được khắc phục, năng lực của đơn vị tư vấn cũng như chất lượng báo cáo ĐTM được nâng cao hơn.

- Năng lực của các cơ quan tư vấn được rà soát kỹ hơn, ngoài điều kiện có cán bộ chuyên môn về môi trường còn phải có cán bộ có trình độ chuyên môn phù hợp với loại hình của dự án; các phiếu phân tích hiện trạng môi trường nền yêu cầu phải do đơn vị phân tích được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ qua trắc môi trường. Tuy nhiên, chưa thực hiện được yêu cầu đối với cán bộ lập báo cáo phải có chứng chỉ tư vấn ĐTM đúng chuyên ngành do đến thời điểm hiện tại Bộ TN&MT chưa tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ.

- Về chất lượng các báo cáo ĐTM:

+ Nội dung về xuất xứ dự án, mối quan hệ của dự án với các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội được các đơn vị tư vấn chú ý hơn, xuất xứ của dự án rõ ràng hơn. Tuy nhiên, mối quan hệ của dự án với các quy hoạch phát triển KTXH của địa phương vẫn ít được chú ý hoặc viết không phù hợp.

+ Phương pháp lập báo cáo ĐTM có tiến bộ nhưng không nhiều

+ Mô tả về khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án; quy mô, công nghệ sản xuất, quy trình tương tự liên quan đến dự án không thay đổi nhiều.

+ Mô tả về điều kiện tự nhiên: Điều kiện khí tượng thủy văn đã có chuỗi số liệu những năm gần nhất, hầu hết các báo cáo thực hiện đủ các nội dung về hiện trạng các thành phần môi trường nước, không khí.

+ Mô tả về điều kiện kinh tế - xã hội khu vực thực hiện dự án: Không khắc phục được nhiều các hạn chế.

+ Đánh giá, dự báo các tác động môi trường giai đoạn chuẩn bị của dự án: Các báo cáo ĐTM đánh giá được các tác động do hoạt động san lấp, GPMB, mức độ tác động của giai đoạn này đến môi trường và xã hội.

+ Đánh giá, dự báo các tác động môi trường giai đoạn xây dựng dự án: Cơ bản các báo cáo đã nhận diện đầy đủ các nguồn tác động liên quan đến chất thải và không liên quan đến chất thải trong giai đoạn thi công xây dựng, từ đó đánh

giá, dự báo các tác động thông qua việc tính toán tải lượng và nồng độ của tất cả các thông số chất thải đặc trưng cho dự án và so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.

+ Đánh giá, dự báo các tác động môi trường giai đoạn vận hành của dự án: Giai đoạn này, các tác giả chú ý hơn các nguồn gây tác động, đối tượng bị tác động, phạm vi, mức độ tác động khi dự án đi vào vận hành. Tuy nhiên, các tác động không liên quan đến chất thải thường không cụ thể.

+ Đánh giá, dự báo các tác động gây nên bởi các sự cố, rủi ro của dự án: 80% báo cáo ĐTM đều đánh giá, dự báo các rủi ro, sự cố có thể xảy ra trong các giai đoạn của dự án. Một số báo cáo chỉ nêu được các nguồn xảy ra sự cố, chưa đánh giá đầy đủ các tác động khi xảy ra sự cố.

+ Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá: Các tác giả lập báo cáo hầu như không chú trọng nhiều đến nội dung này, các tồn tại ít được khắc phục.

+ Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn chuẩn bị: Các báo cáo đã đưa ra các giải pháp giảm thiểu cụ thể hơn, khả thi hơn nhưng hầu hết chưa đánh giá được hiệu quả của giải pháp.

+ Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn xây dựng: Các báo cáo đề xuất các biện pháp trong giai đoạn xây dựng khá đầy đủ, tuy nhiên còn nặng về lý thuyết, tính khả thi không cao.

+ Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn vận hành: 70% báo cáo đưa ra tương đối đầy đủ các biện pháp giảm thiểu tương ứng với các tác động. Tuy nhiên, có nhiều biện pháp còn thiếu cụ thể, khó khăn cho chủ dự án khi triển khai thực hiện.

+ Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án: Các biện pháp phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố cho các giai đoạn tương đối đầy đủ, tuy nhiên tính khả thi chưa cao.

+ Chương trình quản lý, giám sát môi trường: Giai đoạn này, nhiều đơn vị tư vấn không nghiên cứu kỹ chương trình quản lý, giám sát môi trường theo quy định tại Phụ lục 2.3 - Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT. Do đó, nhiều dự án không yêu cầu phải giám sát môi trường xung quanh nhưng đơn vị tư vấn vẫn đề xuất chủ dự án thực hiện, điều này ít nhiều gây khó khăn cho chủ dự án.

+ Tham vấn cộng đồng nơi thực hiện dự án: Giai đoạn này, để tránh tình trạng xin ý kiến tham vấn cộng đồng mang tính thủ tục, hình thức, tại Điều 12, Nghị định 18/2015/NN-CP quy định việc thực hiện tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án được tiến hành dưới hình thức họp cộng đồng dân cư do chủ dự án và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án đồng chủ trì với sự tham gia của những người đại diện cho Ủy ban mặt trận Tổ quốc cấp xã, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ dân phố, thôn, bản được Ủy ban nhân dân cấp xã triệu tập. Ý kiến của các đại biểu tham dự cuộc họp phải được thể hiện đầy đủ, trung thực trong biên bản họp cộng đồng. Vì vậy, các đơn vị tư vấn đã cập nhật quy định này để thực hiện. Tuy nhiên, nội dung tham vấn của các dự án vẫn chưa được đầy đủ.

+ Kết luận, kiến nghị và cam kết: Hầu hết các báo cáo ĐTM nêu khá đầy đủ phần cam kết. Phần kết luận và kiến nghị còn một số nội dung không đủ theo quy định.

Nguyên nhân chủ yếu là Chủ dự án thuê tư vấn không đủ năng lực chuyên môn hoặc năng lực chuyên môn kém; có cơ quan tư vấn đủ năng lực, nhưng vì chạy theo tiến độ của dự án dẫn đến làm ẩu, ảnh hưởng đến chất lượng; có đơn vị tư vấn trang thiết bị, trình độ chuyên môn còn yếu, các hướng dẫn kỹ thuật về ĐTM chưa được tiếp thu đầy đủ, ít chịu học tập, nghiên cứu đến công nghệ sản xuất của dự án và các vấn đề môi trường liên quan, nhiều khi không nắm vững bản chất của vấn đề nên khi đưa ra đánh giá, dự báo không đúng, dẫn đến biện pháp giảm thiểu không phù hợp, tính khả thi thấp.

- Bản chất của công tác ĐTM là tìm hiểu, dự báo các tác động môi trường và tác động xã hội tiêu cực, đề xuất giải pháp ngăn ngừa, hạn chế các tác động này khi dự án được thực hiện, đảm bảo dự án không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn thúc đẩy phát triển an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, một bộ phận chủ đầu tư chưa nhận thức được ý nghĩa của công tác này. Họ thường coi yêu cầu lập báo cáo ĐTM như là một thủ tục trong quá trình chuẩn bị hoặc thực hiện dự án. Thậm chí nhiều người còn cho rằng ĐTM như một lực cản của hoạt động phát triển sản xuất và đầu tư. Vì vậy, khi được yêu cầu lập báo cáo ĐTM, họ chỉ làm lấy lệ, chú trọng làm cho đủ thủ tục để dự án được thông qua mà không quan tâm đến những tác động và nguy cơ môi trường thực sự.

- Hiện tượng các chuyên gia tư vấn thường được “khoán” làm một báo cáo ĐTM cho phù hợp với quy định của pháp luật còn xảy ra. Vì vậy, việc tuân thủ quy trình và yêu cầu chất lượng báo cáo ĐTM bị làm ngơ hoặc xem nhẹ. Tư tưởng của các cơ quan tư vấn có tính “ỷ lại” cho hội đồng thẩm định còn phổ biến.

- Nội dung các báo cáo ĐTM cho thấy phần đánh giá tác động xã hội thường quá ngắn gọn, chung chung, thiếu cơ sở khoa học, ít thuyết phục, không có chiều sâu, có những báo cáo coppy lại từ các báo cáo ĐTM khác, thậm chí cả các lỗi sai như nhau hoặc không thay đổi địa danh cho đúng với dự án của mình.

- Theo thông lệ quốc tế, chi phí để lập một báo cáo ĐTM thường chiếm từ 1 đến 3% so với tổng kinh phí của một dự án. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, ở Việt Nam nói chung, KKT nói riêng có những dự án đầu tư trị giá đến hàng tỷ đồng, nhưng chi phí thực hiện ĐTM thậm chí chỉ vài chục triệu đồng. Đây là điều không hợp lý vì với mức chi như vậy khó có thể đáp ứng một loạt các yêu cầu khảo sát, đo đạc nghiêm túc và cập nhật các chỉ tiêu môi trường ở các khu vực dự án cụ thể.

- Yêu cầu tham vấn cộng đồng trong hoạt động ĐTM, thông tin minh bạch với cộng đồng về dự án và kết quả ĐTM đã được đề cập đến trong các văn bản pháp luật về ĐTM, đặc biệt trong Luật BVMT 2014. Tuy nhiên, khi thực hiện, các chuyên gia tư vấn ĐTM thường không hỏi ý kiến người dân mà chủ yếu hỏi cán bộ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và UBND xã vì cho rằng đây là những tổ chức đại diện cho dân, khi đó chỉ có người ký biết nội dung, còn lại khu vực dân cư chịu tác động không biết gì, dẫn đến tình trạng khi dự án đi vào hoạt động bị người dân phản đối.

- Sự tham gia của cộng đồng trong quá trình ĐTM còn hạn chế: Trong quá trình lập báo cáo ĐTM, phần lớn các chủ dự án và cơ quan tư vấn có tham vấn ý kiến cộng đồng, nhất là đối với các dự án có liên quan đến vấn đề giải phóng mặt bằng, tái định cư. Tuy nhiên, hầu hết việc tham vấn này mới chỉ được tiến hành bằng hình thức phiếu điều tra xã hội học hoặc phỏng vấn trực tiếp, mặt khác, việc tham vấn mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu nguyện vọng hay phản ứng của cộng đồng dân cư về dự án. Việc tham vấn cộng đồng nhằm mục đích khai thác các kiến thức bản địa hầu như chưa được tiến hành. Nguyên nhân chính là do các chủ dự án chưa có sự đầu tư thoả đáng về thời gian và kinh phí cho việc này,

mặt khác, chưa có quy định một cách rõ ràng và cụ thể đối với loại hình hoạt động này.

* Những tồn tại, hạn chế trong công tác lập báo cáo ĐTM

- Thực tế tại tỉnh Thanh Hóa cho thấy, có những báo cáo ĐTM phải sửa lại

nhiều lần mới được thông qua và phê duyệt,Nguyên nhân chủ yếu là Chủ dự án

thuê tư vấn không đủ năng lực chuyên môn hoặc năng lực chuyên môn kém; có cơ quan tư vấn đủ năng lực, nhưng vì chạy theo tiến độ của dự án dẫn đến làm ẩu, ảnh hưởng đến chất lượng; có đơn vị tư vấn trang thiết bị, trình độ chuyên môn còn yếu, các hướng dẫn kỹ thuật về ĐTM chưa được tiếp thu đầy đủ, ít chịu học tập, nghiên cứu đến công nghệ sản xuất của dự án và các vấn đề môi trường liên quan, nhiều khi không nắm vững bản chất của vấn đề nên khi đưa ra đánh giá, dự báo không đúng, dẫn đến biện pháp giảm thiểu không phù hợp, tính khả thi thấp.

- Bản chất của công tác ĐTM là tìm hiểu, dự báo các tác động môi trường và tác động xã hội tiêu cực, đề xuất giải pháp ngăn ngừa, hạn chế các tác động này khi dự án được thực hiện, đảm bảo dự án không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn thúc đẩy phát triển an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm định và đánh giá tác động môi trường tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa giai đoạn 2011 2016 (Trang 52 - 60)