Phần 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.4. Phương pháp đánh giá về công tác thẩm định ĐTM
Việc xây dựng các tiêu chí đánh giá về công tác thẩm định ĐTM dựa theo những phương pháp từ tài liệu tham khảo của Owen và Roger, hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, 2009. Để xây dựng các tiêu chí đánh giá nhằm xác định mức độ của một mô hình quản lý môi trường cho phù hợp
với mức độ của Luận văn thì chuẩn mực các tiêu chí được xây dựng trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác ĐTM, tài liệu tham khảo và tham khảo qua ý kiến của những chuyên gia trong lĩnh vực quản lý môi trường. Công tác quản lý môi trường sẽ được tính theo công thức dưới đây:
QL= TH x QT x TT
Trong đó:
QL: Đánh giá về công tác quản lý môi trường
TH: Điểm đánh giá thực hiện của tiêu chí (Từ 1 đến 5 điểm) QT: Mức độ quan trọng của tiêu chí
TT: Mức độ tuân thủ của tiêu chí Các bước thực hiện như sau:
Bước 1:Dựa trên các văn bản hướng dẫn trong nghị định, thông tư hiện
hành để xây dựng các Bộ tiêu chí đánh giá (Bộ tiêu chí đánh giá công tác lập báo cáo ĐTM - đối với cơ quan tư vấn; Bộ Tiêu chí đánh giá công tác thẩm định ĐTM, Bộ Tiêu chí đánh giá công tác hậu ĐTM - đối với cơ quan quản lý nhà nước; Bộ Tiêu chí đánh giá công tác hậu ĐTM - đối với chủ đầu tư); (phụ lục 1).
Bước 2: Xác định mức độ quan trọng của từng Bộ tiêu chí và tính toán trọng
số của mức độ quan trọng các tiêu chí theo Phiếu điều tra của 15 chuyên gia.
Bước 3: Xác định mức độ tuân thủ của từng tiêu chí trên cơ sở tổng hợp
phiếu điều tra của 15 chuyên gia.
Bước 4: Xin ý kiến bằng việc chấm điểm từng tiêu chí đánh giá cho từng
giai đoạn.
Bước 5: Áp dụng công thức tính toán tỷ lệ đạt của từng tiêu chí và so sánh
tỷ lệ đó giữa các giai đoạn, thể hiện qua bảng biểu và sơ đồ. 3.2.5. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá
Xây dựng các tiêu chí đánh giá chủ yếu căn cứ vào các văn bản pháp lý liên quan đến công tác thẩm định và ĐTM gồm: Bộ tiêu chí để đánh giá về chất lượng báo cáo ĐTM và năng lực đơn vị tư vấn; Bộ tiêu chí liên quan đến công tác thẩm định ĐTM; Bộ tiêu chí liên quan đến công tác hậu thẩm định ĐTM đối với Cơ
quan quản lý nhà nước; Bộ Tiêu chí liên quan đến công tác hậu ĐTM đối với Chủ đầu tư.
Thực tế về nội dung và cấu trúc của báo cáo ĐTM và các quy định khác trong công tác thẩm định và ĐTM về cơ bản không khác nhau nhiều giữa luật bảo vệ môi trường năm 2005 và 2014. Vì vậy, các bộ tiêu chí đánh giá của 2 giai đoạn được lập cùng một mẫu.
3.2.5.1. Bộ tiêu chí đánh giá công tác lập báo cáo ĐTM
Chất lượng báo cáo ĐTM của Dự án phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của đơn vị tư vấn lập báo cáo ĐTM và mức độ quan trọng của từng mục trong nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường. Do đó, tiêu chí để đánh giá chất lượng lập báo cáo ĐTM được dựa vào cấu trúc báo cáo ĐTM quy định tại Phụ lục 2.5. Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 và Phụ lục 2.3 - Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, năng lực của đơn vị tư vấn (thông qua phỏng vấn các chuyên gia tham gia hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM).
Bảng 3.1. Bộ tiêu chí đánh giá năng lực đơn vị tư vấn
STT Tiêu chí đánh giá
1 Có cán bộ thực hiện ĐTM có trình độ đại học trở
2 Có cán bộ có chứng chỉ tư vấn ĐTM đúng chuyên ngành
3 Có cán bộ chuyên ngành liên quan đến dự án với trình độ đại học trở lên
4
Có phòng thí nghiệm, các thiết bị kiểm chuẩn được xác nhận đủ điều kiện thực hiện đo đạc, lấy mẫu, xử lý, phân tích mẫu về môi trường phục vụ việc đánh giá tác động môi trường của dự án; trường hợp không có phòng thí nghiệm, các thiết bị kiểm chuẩn đáp ứng yêu cầu, phải có hợp đồng thuê đơn vị có đủ năng lực.
3.2.5.2. Bộ tiêu chí đánh giá công tác thẩm định báo cáo ĐTM
Bộ Tiêu chí đánh giá công tác thẩm định báo cáo ĐTM được xây dựng trên cơ sở Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011, Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011; Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 và Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
3.2.5.3. Bộ tiêu chí đánh giá công tác hậu ĐTM - Đối với cơ quan quản lý
Căn cứ Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011, Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011; Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 và Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3.2.5.4. Tiêu chí đánh giá công tác hậu ĐTM - Đối với Chủ dự án
Bảng 3.2. Bộ tiêu chí đánh giá công tác hậu ĐTM - Đối với chủ dự án
STT Tiêu chí đánh giá
1 Thực hiện Niêm yết công khai kế hoạch quản lý môi trường sau khi báo cáo ĐTM được phê duyệt tại trụ sở UBND cấp xã nơi thực hiện dự án
2 lập Kế hoạch quản lý môi trường gửi UBND xã/phường nơi tổ chức tham vấn trong quá trình lập ĐTM
3 Thực hiện xây dựng các công trình bảo vệ môi trường theo báo cáo ĐTM đã được phê duyệt
4 Thực hiện công tác vận hành thử nghiệm các công trình BVMT trước khi hoạt động chính thức
5 Thực hiện quan trắc giám sát môi trường theo báo cáo ĐTM đã được phê duyệt
6 Hiệu quả hệ thống xử lý môi trường của đơn vị
7 Lập hồ sơ đề nghị kiểm tra xác nhận việc thực hiện công trình, biện pháp BVMT trước khi đưa dự án vào vận hàn chính thức
8 Hồ sơ xin xác nhận hoàn thành các công trình BVMT
3.2.6. Xây dựng mức độ quan trọng
Để đánh giá được mức độ quan trọng của các Bộ tiêu chí đánh giá, mỗi phiếu điều tra được gửi đến 15 chuyên gia được lựa chọn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Sở TN&MT, Sở Xây dựng, Hội Khoa học thủy lợi Thanh Hóa, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Sở Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh - Cơ sở Thanh Hóa; Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị, Hội Bảo vệ môi trường Thanh Hóa, Hội các ngành sinh học,
hóa học Thanh Hóa, các chuyên gia đánh giá qua hình thức chấm điểm cho các tiêu chí. Mức độ quan trọng của các tiêu chí được đánh giá như sau:
- Tiêu chí rất quan trọng: Được đánh giá trọng số 4 điểm - Tiêu chí quan trọng: Được đánh giá trọng số 3 điểm - Tiêu chí quan trọng vừa phải: Được đánh trọng số 2 điểm - Tiêu chí không quan trọng: Được đánh trọng số 1 điểm
Từ các kết quả phỏng vấn lấy ý kiến của 15 chuyên gia, căn cứ vào tổng số điểm của tiêu chí để xác định các mức độ quan trọng.
3.2.7. Xác định mức độ tuân thủ của từng hoạt động
Để đánh giá được mức độ tuân thủ đối với các Bộ tiêu chí đánh giá, mỗi phiếu điều tra được gửi đến 15 chuyên gia thường tham gia các hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM, với các câu hỏi đơn giản về mức độ tuân thủ của các tiêu chí được đánh giá (tuân thủ, chỉ tuân thủ một số yêu cầu, không tuân thủ).
Các chuyên gia được lựa chọn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Sở TN&MT, Sở Xây dựng, Hội Khoa học thủy lợi Thanh Hóa, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Sở Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh - Cơ sở Thanh Hóa; Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị, Hội Bảo vệ môi trường Thanh Hóa, Hội các ngành sinh học, hóa học Thanh Hóa là người tham gia quá trình thẩm định, quản lý công tác ĐTM trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và cũng là chuyên gia đánh giá mức độ tuân thủ. Mức độ tuân thủ của từng hoạt động được phân thành 3 loại như sau:
- Tuân thủ tốt được đánh trọng số 3 điểm: Tất cả các yêu cầu đều được tuân thủ.
- Tuân thủ trung bình được đánh trọng số 2 điểm: Chỉ tuân thủ một số yêu cầu.
- Tuân thủ kém được đánh trọng số 1 điểm: Hầu hết các yêu cầu không tuân thủ.
Từ các kết quả khảo sát ý kiến của 15 chuyên gia, căn cứ vào tổng số điểm của tiêu chí để xác định các mức độ tuân thủ.
3.2.8. Xác định mức độ thực hiện các tiêu chí
05 điểm: Đạt 4 chuẩn mực; 04 điểm: Đạt 3 chuẩn mực; 03 điểm: Đạt 2 chuẩn mực 02 điểm: Đạt 01 chuẩn mực
01 điểm: Không đạt các chuẩn mực nêu trên
- Đối với việc đánh giá công tác lập, thẩm định ĐTM: Điểm đánh giá được xác định trên cơ sở các chuẩn mực đề xuất và theo dõi quá trình lập, thẩm định ĐTM từ năm2011 đến 2016 trong KKT Nghi Sơn.
- Đối với việc đánh giá công tác hậu thẩm định: Điểm đánh giá được xác định trên cơ sở rà soát các chuẩn mực mà chủ dự án và cơ quan quản lý thực hiện thông qua kết quả phiếu điều tra.
Các số liệu từ các phương pháp trên được tổng hợp và phân tích số liệu bằng phần mền EXCEL.
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. GIỚI THIỆU VỀ BAN QUẢN LÝ KKT NGHI SƠN VÀ CÁC KCN, CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
4.1.1. Giới thiệu về BQLKKT và các KCN
Ngày 17/7/2006 Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 965/QĐ-TTg thành lập Ban quản lý KKT Nghi Sơn tỉnh Thanh Hóa và sát nhập Ban quản lý các KCN tỉnh Thanh Hóa vào Ban quản lý KKT Nghi Sơn thực hiện chức năng quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN trên địa bàn tỉnhThanh Hóa.
Thực hiện theo Quyết định số 983/QĐ-TTg ngày 01/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn đổi tên thành Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các KCN, tỉnh Thanh Hóa (Ban).
Cơ cấu tổ chức bao gồm có một trưởng ban và có ba phó ban. Có 8 phòng chuyên môn nghiệp vụ là văn phòng Ban Quản lý, phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Quản lý đầu tư, phòng Quản ly doanh nghiệp, phòng Quản lý tài nguyên môi trường, phòng Quản lý quy hoạch và xây dựng, phòng Quản lý lao động, phòng Hỗ trợ và giám sát hoạt động đầu tư và các văn phòng đại diện tại các khu công nghiệp.
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa khu công nghiệp đầu tiên được thành lập theo Quyết định số 186/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Lễ Môn, nằm cách Thành phố Thanh Hóa 5 km về phía đông, cạnh quốc lộ 47 nối liền Thành phố Thanh Hóa với thị xã Sầm Sơn, diện tích quy hoạch 87,61 ha, đến năm 2011 tỉnh Thanh Hóa có tổng 4 KCN ( KCN Lễ môn, KCN Hoàng long, KCN Bỉm sơn, KKT Nghi Sơn). Đến năm 2016 tỉnh Thanh Hóa có thêm 3 KCN ( KCN Đình hương – Tây bắc ga, KCN Lam sơn-Sao vàng, KCN Bãi Trành, ), tính đến năm 2016 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có tổng 8 khu công nghiệp và 1 khu kinh tế thuộc sự quản lý của BQLKKTNS và các KCN tỉnh Thanh Hóa được quy định tại Điều 37, Điều 38 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 và Điều 29 Quy chế hoạt động của Khu kinh tế Nghi Sơn ban hành kèm theo Quyết định số 102/2006/QĐ- TTg ngày 15/5/2006.
Bảng 4.1. Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
STT Tên các khu công nghiệp Năm thành lập Số quyết định thành lập Diện tích(ha) Tỷ lệ lấp đầy 1 Khu KT Nghi Sơn 2006 102/2006/QĐ-TTg 106.000 70% 2 KCN Lệ Môn 1998 186/QĐ-TTg 87.61 100% 3 KCN Đình Hương
- Tây Bắc Ga 2013 913/QĐ-UBND 173.03 90% 4 KCN Hoàng Long
(giai đoạn 1) 2004 3357/QĐ-UBND 30,4 100% 5 KCN Bỉm Sơn 2005 1471/QĐ-UBND 566 30,5% 6 KCN Lam Sơn -
Sao Vàng 2016 1285/QĐ-UBND 537,3 - 7 KCN Bãi Trành 2013 4602/QĐ-UBND 179,03 60%
Nguồn: Ban quản lý khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp
4.1.2.Công tác quản lý môi trường
4.1.2.1. Tổ chức quản lý Nhà nước về môi trường từ tỉnh đến cơ sở
- Cấp tỉnh: Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực môi trường được giao cho Chi cục Bảo vệ môi trường và một số đơn vị chuyên môn thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường như: Thanh tra, Phòng Tài nguyên nước, Quỹ BVMT, Trung tâm quan trắc và BVMT, Đoàn Mỏ- Địa chất với 50 biên chế. Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường - Công an tỉnh thực hiện chức năng phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh phòng chống tội phạm về tài nguyên, môi trường và an toàn thực phẩm với 62 cán bộ, chiến sỹ; lực lượng Công an các huyện cũng đã thành lập bộ phận môi trường thuộc đội Kinh tế - Môi trường. Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn với 06 biên chế, thực hiện chức năng quản lý tài nguyên và môi trường trong địa bàn Khu kinh tế Nghi Sơn và các KCN của tỉnh;
Ngoài ra, các Sở, ban, ngành của tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về BVMT.
- Cấp huyện: Đến nay, 27/27 huyện, thị, thành phố đã có phòng Tài nguyên và Môi trường với 4-6 công chức. 637 xã, phường, thị trấn đều có công chức địa chính môi trường.
Nhìn chung, bộ máy tổ chức về quản lý Nhà nước về BVMT của tỉnh trong những năm gần đây đang dần được hoàn thiện cả về số lượng và chất lượng.
4.1.2.2 Công tác thanh tra, kiểm tra
- Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật BVMT đối với các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn đã được tăng cường. Từ năm 2011-2016 đã tiến hành thanh, kiểm tra gần 500 đơn vị, qua công tác thanh, kiểm tra đã xử lý và kiến nghị xử lý vi phạm hành chính về BVMT đối với 220 đơn vị với tổng số tiền phạt gần 5 tỷ đồng.
4.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP, THẨM ĐỊNH, HẬU THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐTM CỦA KHU KINH TẾ NGHI SƠN VÀ CÁC KCN GIAI BÁO CÁO ĐTM CỦA KHU KINH TẾ NGHI SƠN VÀ CÁC KCN GIAI
ĐOẠN2011-2016
4.2.1. Thực trạng công tác lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM của BQL đối với các dự án đầu tư vào KKTNS và các KCN trong giai đoạn 2011-2016 đối với các dự án đầu tư vào KKTNS và các KCN trong giai đoạn 2011-2016
4.2.1.1. Khu kinh tế Nghi Sơn
- Ngày 10/10/2007, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng KKT Nghi Sơn tại Quyết định số 1364/QĐ-TTg.
-Đến nay, tất cả các khu chức năng đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2000, trong đó các khu quan trọng như:
a. Cảng Nghi Sơn:
Được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 1401/QĐ-BGTVT ngày 26/5/2010. Tổng diện tích quy hoạch là 2.020 ha, trong đó vùng đất là 916,8 ha, vùng nước là 1.103,2 ha. Cảng Nghi Sơn được quy hoạch bao gồm các khu bến tổng hợp, container và bến chuyên dùng có khả năng tiếp nhận tàu 30.000 - 50.000 DWT, năng lực xếp dỡ 80 triệu tấn/năm.
b. Các KCN:
- Khu liên hợp lọc hoá dầu: Diện tích quy hoạch 504 ha; trong đó 394 ha