Các nghiên cứu về công tác ĐTM và quy trình thẩm định tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm định và đánh giá tác động môi trường tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa giai đoạn 2011 2016 (Trang 27 - 39)

Phần 2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

2.3.2.Các nghiên cứu về công tác ĐTM và quy trình thẩm định tại Việt Nam

2.3. Tình hình nghiên cứu và thực hiện công tác đtm việt nam

2.3.2.Các nghiên cứu về công tác ĐTM và quy trình thẩm định tại Việt Nam

2.3.2.1. Các nghiên cứu về công tác ĐTM

- Hệ thống pháp luật về ĐTM của Việt Nam:

Quy định ĐTM của Việt Nam lần đầu tiên được đưa ra trong Luật Bảo vệ Môi trường năm 1993 và đến nay đã có những điều chỉnh đáng kể. Các chế tài về ĐTM lần đầu tiên được quy định tại Điều 17 và 18 của Luật BVMT ban hành ngày 27/12/1993, tiếp đó là Nghị định 175/1994/CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật BVMT 1993. Các quy định này yêu cầu tất cả các dự án trong nước và đầu tư nước ngoài ở Việt Nam đều là đối tượng phải thực hiện ĐTM.

Luật BVMT sửa đổi ban hành ngày 29/11/2005 đã dành riêng một chương quy định về công tác đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.

Nếu như bước tiến hành báo cáo ĐTM sơ bộ được coi là bắt buộc đối với các dự án trước khi có Luật BVMT 2005, thì sau khi luật này có hiệu lực, bước này đã bị xoá bỏ. Đến năm 2008, một bảng danh mục các đối tượng gồm 162 loại dự án khác nhau phải lập báo cáo ĐTM đã được quy định tại Nghị định 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 28/2/2008. Các dự án thuộc danh mục này sẽ phải thực hiện báo cáo ĐTM chi tiết; nếu không chỉ cần thực hiện cam kết BVMT. Đối tượng của quy định “ĐTM bổ sung” là các dự án mở rộng hoặc thay đổi công nghệ của các cơ sở đang sản xuất. Khái niệm này đã thay thế cho dạng báo cáo ĐTM của các cơ sở đang hoạt động trước đây. Đến năm 2015, bảng danh mục các đối tượng gồm 113 loại dự án khác nhau phải lập báo cáo ĐTM đã được quy định tại Nghị định 18/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 14/2/2015. Các dự án thuộc danh mục này sẽ phải thực hiện báo cáo ĐTM chi tiết; nếu thay đổi địa điểm hoặc nâng quy mô, công suất, công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo ĐTM đã được phê duyệt thì phải lập lại báo cáo ĐTM (không lập ĐTM bổ sung); các dự án còn lại có quy mô nhỏ hơn phải lập kế hoạch BVMT.

+ Số lượng những người tham gia lập báo cáo ĐTM đã tăng nhanh một cách tự phát, đáp ứng nhu cầu “thị trường” trong bối cảnh các hoạt động đầu tư nở rộ trên toàn quốc. Đội ngũ chuyên gia, tổ chức và dịch vụ tư vấn ĐTM trong và ngoài nhà nước đều dễ dàng tiếp cận. Gần 10 năm trước, hầu hết các dự án lớn đầu tư vào Việt Nam đều phải thuê chuyên gia nước ngoài thực hiện báo cáo ĐTM. Đến thời điểm hiện nay, rất nhiều cơ quan trong nước đã có thể đảm nhiệm được vai trò này và đưa ra nhiều báo cáo có chất lượng tốt. Tuy nhiên, yêu cầu về năng lực đảm bảo thực hiện ĐTM của lực lượng này vẫn còn bỏ ngỏ, chưa có chế tài pháp lý nào ràng buộc.

+ Cán bộ thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTMở cấp trung ương thuộc

Cục Thẩm định và ĐTM - Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT) và Bộ trưởng Bộ TN&MTchịu trách nhiệm phê duyệt. Ở cấp địa phương là Chi cục BVMT thuộc Sở TN&MT và Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm phê duyệt báo cáo ĐTM. Theo đánh giá của các chuyên gia, năng lực thẩm định báo cáo ĐTM đã được nâng cao đáng kể do có nhiều cán bộ được đào tạo, tập huấn ở trong nước và nước ngoài cũng như khả năng “học thông qua hành” từ thực tiễn công việc. Đến nay, lực lượng cán bộ này đã có thể tự đảm đương được việc tổ chức thẩm định các báo cáo ĐTM theo mức độ được phân cấp. Tuy nhiên, ở cấp tỉnh, đội ngũ cán bộ thẩm định ĐTM vẫn còn yếu và thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu đa dạng về kiến thức khoa học môi trường có liên quan đến nhiều ngành khác nhau.

- Một số chuyên đề nghiên cứu điển hình về ĐTM ở Việt Nam như :

+ Hỗ trợ hài hòa thủ tục đánh giá tác động môi trường theo tuyên bố Hà Nội về hiệu quả viện trợ (Phùng Chí Sỹ và các cộng sự, 2009).

+ Đánh giá tác động môi trường tại Việt Nam - Từ pháp luật đến thực tiễn (Trung tâm Con người và Thiên nhiên, 2010).

+ Đánh giá tác động môi trường trong quá trình ra quyết định đối với các dự án phát triển: Một số bất cập lớn trong thực tiễn thực hiện tại Việt Nam (Nguyễn Khắc Kinh, 2012).

+ Đối với quy mô địa phương (cấp tỉnh), hầu như chưa có các nghiên cứu cụ thể và toàn diện về vấn đề này, các báo cáo liên quan chủ yếu là tổng hợp về tình hình thực hiện công tác thẩm định báo cáo ĐTM, thống kê số lượng báo cáo ĐTM đã được thẩm định, một số bất cập và giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả công tác thẩm định và ĐTM.

2.3.2.2. Quy trình thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM

- Để có thể đánh giá được thực trạng công tác thẩm định và ĐTM tại các KCN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, cần phải nắm rõ quy trình thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM. Quy trình này có sự khác biệt theo chiều hướng hoàn thiện hơn giữa các thời điểm của luật bảo vệ môi trường.

a. Thời điểm Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 có hiệu lực

- Đối tượng và thời điểm lập báo cáo ĐTM: Theo quy định tại Thông tư số 1100/1997/TT-BHKCNMT ngày 20/8/1997 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường dự án được phân ra làm 3 loại: Dự án loại 1; loại 2 và loại 3.

Dự án loại 1: Thuộc đối tượng không phải thực hiện ĐTM nhưng trong Hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư phải có giải trình các yếu tố có thể tác động tiêu cực đến môi trường và đưa ra các giải pháp xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.

Dự án loại 2: Thuộc đối tượng phải thực hiện ĐTM theo 2 bước. Bước 1: ĐTM được thể hiện thành một phần hoặc một chương trong Báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án. Đây là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường xem xét trong quá trình thẩm định hồ sơ của Dự án. Sau khi được cấp phép đầu tư, Chủ dự án phải thực hiện ĐTM Bước 2, tức là lập báo cáo ĐTM chi tiết và nộp cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường thẩm định trước khi tiến hành xây dựng.

Dự án loại 3: Thuộc đối tượng phải thực hiện ĐTM theo 2 bước: Bước 1 lập báo cáo ĐTM sơ bộ đi kèm với báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Căn cứ kết quả ĐTM sơ bộ, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường xem xét, quyết định dự án có phải thực hiện ĐTM chi tiết hay không. Trường hợp phải thực hiện ĐTM chi tiết thì cũng như Dự án loại 2, sau khi được cấp giấy phép đầu tư, Chủ dự án phải lập báo cáo ĐTM chi tiết trình cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường để thẩm định.

Theo thông tư số 490/1998/TT-BKHCNMT ngày 29/4/1998 (thay thế Thông tư số 1100/1997/TT-BHKCNMT ngày 20/8/1997), dự án được phân ra 2 loại gồm: Dự án loại 1 phải lập báo cáo ĐTM và Dự án loại 2 phải lập bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường (một dạng đơn giản của báo cáo ĐTM). Ngày 12/7/2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 143/2004/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung Điều 14 Nghị định số 175-CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ

hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường, trong đó những dự án lớn, phức tạp về môi trường mới lập báo cáo ĐTM trình thẩm định ở cấp Trung ương (Bộ Tài nguyên và Môi trường). Các dự án còn lại sẽ thuộc thẩm quyền thẩm định của địa phương là Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (danh mục các dự án phải lập báo cáo ĐTM được quy định tại Phụ lục I - Thông tư số 490/1998/TT-BKHCNMT).

- Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại phụ lục I.2 Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ.

- Việc thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường được tiến hành theo Quyết định số 1806/QĐ-MTg và Quy chế số 1807/MTg được Bộ KHCN&MT ban hành ngày 31/12/1994 dưới hình thức tổ chức hội đồng thẩm định.

b.Thời điểm Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 có hiệu lực

- Đối tượng lập báo cáo ĐTM: Tại Điều 18, quy định: Dự án công trình quan trọng quốc gia; dự án có sử dụng một phần diện tích hoặc có ảnh hưởng xấu đến khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, các khu di tích lịch sử - văn hóa, di sản tự nhiên, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng; dự án có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến nguồn nước lưu vực sông, vùng ven viển, vùng có hệ sinh thái được bảo vệ; dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, cụm làng nghề; dự án xây dựng mới đô thị, khu dân cư tập trung; dự án khai thác, sử dụng nước dưới đất, tài nguyên thiên nhiên quy mô lớn và dự án khác có tiềm ẩn nguy cơ lớn gây tác động xấu đến môi trường. Danh mục các dự án phải lập báo cáo ĐTM (cấp tỉnh phê duyệt) được cụ thể tại Phụ lục II- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/ 2013 (thay thế Nghị định số 80/2006/NĐ-CP và Nghị định số 21/2008/NĐ-CP); danh mục các dự án thuộc cấp Bộ phê duyệt báo cáo ĐTM được quy định tại Phụ III của Nghị định này.

- Trách nhiệm lập báo cáo ĐTM:Tại Điều 19, quy định:

+ Chủ dự án tự mình hoặc thuê tổ chức dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và chịu trách nhiệm về các số liệu, kết quả nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.

+ Tổ chức dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường phải có đủ điều kiện về cán bộ chuyên môn, cơ sở vật chất - kỹ thuật cần thiết, cụ thể tại Điều 8, Nghị định số 80/NĐ-CP ngày 9/8/2006 quy định: Tổ chức cung ứng dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường phải có đủ các điều kiện sau đây:

Có cán bộ kỹ thuật, công nghệ và môi trường có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực dự án;

Có các phương tiện, máy móc, thiết bị bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng theo quy định về đo đạc, lấy mẫu về môi trường và các mẫu liên quan khác phù hợp với tính chất của dự án và địa điểm thực hiện dự án; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có cơ sở vật chất - kỹ thuật, phòng thí nghiệm bảo đảm việc xử lý, phân tích các mẫu về môi trường và các mẫu khác liên quan đến dự án. Trong trường hợp không có phòng thí nghiệm đạt yêu cầu, tổ chức cung ứng dịch vụ tư vấn phải hợp đồng thuê phòng thí nghiệm khác đáp ứng yêu cầu đặt ra.

Mọi tổ chức trong nước, ngoài nước đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam có đủ điều kiện theo quy định nêu trên được tiến hành cung ứng dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, trừ các dự án thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng và dự án có liên quan đến bí mật nhà nước.

Cơ quan, đơn vị thuê tổ chức cung ứng dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm kiểm tra các điều kiện quy định trước khi thuê tổ chức đó.

- Thời điểm lập báo cáo ĐTM: Tại Điều 13 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 quy định về thời điểm phê duyệt báo cáo ĐTM như sau:

+ Đối với dự án thăm dò, khai thác khoáng sản, chủ dự án phải trình thẩm định báo cáo ĐTM trước khi đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác. Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM là căn cứ để cấp có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác khoáng sản;

+ Đối với dự án thăm dò dầu khí, chủ dự án phải trình thẩm định báo cáo ĐTM trước khi khoan thăm dò dầu khí. Đối với dự án khai thác mỏ dầu khí, chủ dự án phải trình thẩm định báo cáo ĐTM trước khi phê duyệt kế hoạch phát triển mỏ. Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM là căn cứ để cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch phát triển mỏ;

+ Đối với dự án có hạng mục xây dựng công trình thuộc đối tượng phải xin giấy phép xây dựng, chủ dự án phải trình thẩm định báo cáo ĐTM trước khi đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng. Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM là căn cứ để cấp có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng.

+ Đối với dự án không thuộc đối tượng quy định nêu trên, chủ dự án phải trình thẩm định báo cáo ĐTM trước khi quyết định đầu tư dự án. Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM là căn cứ để quyết định đầu tư dự án.

- Nội dung và cấu trúc báo cáo ĐTM Tại thời điểm này, có tới 3 lần thay đổi Nghị định và Thông tư hướng dẫn lập, thẩm định báo cáo ĐTM. Nội dung chính của báo cáo được quy định tại Điều 20 của Luật BVMT 2005, cụ thể hơn về nội dung và cấu trúc báo cáo ĐTM được quy định tại Phụ lục 2.5- Thông tư số 26/2011/TT- BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường gồm: Tóm tắt báo cáo ĐTM; Mở đầu; Chương 1 Mô tả tóm tắt dự án; Chương 2 Điều kiện môi trường tự nhiên và KTXH khu vực thực hiện dự án; Chương 3 Đánh giá các tác động môi trường; Chương 4 Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động xấu và phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; Chương 5 Chương trình quản ly và giám sát môi trường; Chương 6 Tham vấn ý kiến cộng đồng; Kết luận, kiến nghị và Cam kết.

- Hình thức thẩm định báo cáo ĐTM: Theo quy định tại khoản 1 Điều 21

Luật Bảo vệ môi trường, việc thẩm định báo cáo ĐTM được thực hiện theo 2 hình thức: Thẩm định thông qua Hội đồng thẩm định hoặc Thẩm định thông qua tổ chức dịch vụ thẩm định.

Việc thẩm định báo cáo ĐTM thông qua hình thức dịch vụ thẩm định đã được quy định tại Quyết định số 19/2007/QĐ-BTNMT. Thực tế, đến nay trong phạm vi cả nước chưa có bất kỳ báo cáo ĐTM nào được thẩm định thông qua hình thức này. Việc thẩm định báo cáo ĐTM đến thời điểm hiện tại hoàn toàn thông qua hình thức hội đồng thẩm định.

- Thẩm quyền tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định báo cáo ĐTM đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội; thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ. Danh mục cụ thể các dự án thuộc thẩm quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM của Bộ Tài nguyên và Môi trường được quy định cụ thể tại Phụ lục 3 - Nghị định số 29/2011/NĐ-CP.

Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư của mình.

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM đối với các dự án không thuộc thẩm quyền tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo

ĐTM của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

- Tổ chức và hoạt động của hội đồng thẩm định : Tổ chức và hoạt động của hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM được quy định chi tiết, cụ thể tại Thông tư số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm định và đánh giá tác động môi trường tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa giai đoạn 2011 2016 (Trang 27 - 39)