Thực trạng công tác thẩm định báo cáo ĐTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm định và đánh giá tác động môi trường tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa giai đoạn 2011 2016 (Trang 60 - 63)

4.1.2 .Công tác quản lý môitrường

4.3.2. Thực trạng công tác thẩm định báo cáo ĐTM

4.3.2.1. Quy trình thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM của tỉnh Thanh Hóa

Kể từ khi Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 96 /QĐ-TTg thành lập Ban quản lý KKT Nghi Sơn tỉnh Thanh Hóa đến nay, BQLKKT đã tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt 106 báo cáo ĐTM, trong đó: số báo cáo ĐTM phê duyệt theo Luật BVMT 2005 là 62 báo cáo, theo Luật 2014 là 44 báo cáo.

Bảng 4.3. Kết quả đánh giá về công tác thẩm định báo cáo ĐTM Đối với ban quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN, giai đoạn 2011đến 2016

STT Tiêu chí đánh giá quan Mức trọng Mức tuân thủ Mức thực hiện Điểm đánh giá Điểm tối đa cần đạt Tỷ lệ đạt (%) 1

Công tác tiếp nhận, rà soát hồ sơ trước khi tiến hành tổ chức thẩm định

3.7 3 4.5 49.95 60 83.25

2

Điều kiện yêu cầu về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác đối với thành viên hội đồng thẩm định

4 2.9 4.5 52.2 60 87.00

3

Tổ chức khảo sát, kiểm tra khu vực thực hiện dự án trước khi tiến hành thẩm định

4 2.6 4 41.6 60 69.33 4 Phần mở đầu 3.3 2.5 4 33 60 55 5 Phần mô tả tóm tắt dự án 4 2.8 4 44.8 60 74.67 6

Phần điều kiện môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội khu

vực thực hiện dự án 3.5 2.6 3.8 34.6 60 57.63 7 Phần đánh giá, dự báo tác

động môi trường của dự án 4 3 4.5 54 60 90

8

Phần biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực và phòng ngừa, ứng phó rủi ro, sự cố của dự án

4 3 4.5 54 60 90

9 Chương trình quản lý,

giám sát môi trường 3.6 2.7 3.6 34.9 60 58.32 10 Tham vấn cộng đồng nơi thực hiện dự án; 4 2.5 4 40 60 66.67 11 Kết luận, kiến nghị và cam kết 3.5 2.7 3.3 31.2 60 51.98

Tổng cộng 470.31 660

Tỷ lệ đánh giá (%) 71.26

Nhận xét:

Qua kết quả phỏng vấn của các chuyên gia về công tác thẩm định báo cáo ĐTM trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 đến 2016 cho thấy:

- Công tác tiếp nhận, rà soát hồ sơ trước khi tiến hành tổ chức thẩm định được thực hiện khá tốt, đúng quy định.

- Điều kiện yêu cầu về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác đối với thành viên hội đồng thẩm định do cơ quan thường trực hội đồng lựa chọn theo quy định của pháp luật. Giai đoạn này, việc lựa chọn các ủy viên phản biện và ủy viên có trình độ chuyên môn về môi trường có nhiều thuận lợi hơn. - Tổ chức khảo sát, kiểm tra khu vực thực hiện dự án trước khi tiến hành thẩm định: Giai đoạn này tăng cường hơn công tác tổ chức kiểm tra thực địa trước khi họp hội đồng thẩm định.

- Thời gian dành cho nghiên cứu nội dung của báo cáo ĐTM trước khi tiến hành họp thẩm định: 80% các thành viên hội đồng nhận xét thời gian dành cho nghiên cứu báo cáo trước khi họp là quá ngắn, do số lượng hồ sơ giai đoạn này tương đối nhiều, yêu cầu xử lý hồ sơ phải đảm bảo thời gian theo quy định thủ tục hành chính của KKT.

- Trách nhiệm của các thành viên hội đồng thẩm định đối với các nội dung báo cáo ĐTM:

+ Phần mở đầu. Nói chung các thành viên hội đồng không chú trọng nhiều đến nhận xét, đánh giá nội dung phần này.

+ Phần mô tả tóm tắt dự án: Giai đoạn này các thành viên hội đồng xem xét kỹ hơn các nội dung liên quan đến dự án.

+ Phần điều kiện môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực thực hiện dự án: Các thành viên hội đồng chưa chú trọng nhiều đến phản biện nội dung về điều kiện kinh tế xã hội, hiện trạng tài nguyên sinh học, điều kiện địa chất.

+ Phần đánh giá, dự báo tác động môi trường của dự án:

+ Phần biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực và phòng ngừa, ứng phó rủi ro, sự cố của dự án:

+ Chương trình quản lý, giám sát môi trường: Hội đồng phản biện chủ yếu về tổng hợp các tác động, biện pháp BVMT, chương trình giám sát môi trường của dự án, đặc biệt giám sát môi trường đối với chất thải.

+ Tham vấn cộng đồng nơi thực hiện dự án: Giai đoạn này việc tham vấn cộng đồng được Hội đồng tập trung phản biện về ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án thông qua biên bản họp tham vấn cộng đồng, tính pháp lý của các văn bản tham vấn, thời gian thực hiện tham vấn.

+ Kết luận, kiến nghị và cam kết: Cả 2 giai đoạn Luật BVMT 2005 và Luật 2014, hầu như không chú ý nhiều đến nhận xét, đánh giá đối với phần này.

4.3.2.2. Những tồn tại, hạn chế trong công tác thẩm định báo cáo ĐTM

- Thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM được pháp luật phân cấp cho cấp trung ương và cấp địa phương. Theo các chuyên gia, những ưu tiên về dự án đầu tư và phát triển kinh tế của cả Chính phủ, ngành, đặc biệt là cấp tỉnh, đã đặt cơ quan chịu trách nhiệm thẩm định báo cáo ĐTM vào thế khó, nhất là các dự án đầu tư quy mô lớn tiềm ẩn rủi ro cao về môi trường như: xây dựng thủy điện, khai thác khoáng sản, sản xuất giấy, đường, VLXD…Có thể nói, tính độc lập, phản biện và chịu trách nhiệm trước pháp luật, thể hiện qua trách nhiệm và quyền hạn của hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM chưa được quy định rõ ràng. Các ý kiến đánh giá của hội đồng thẩm định hầu như chỉ mang tính chất tư vấn, tham khảo trong quá trình ra quyết định cuối cùng của cơ quan phê duyệt.

- Hệ thống văn bản pháp luật về BVMT còn chưa đồng bộ; thông tư hướng dẫn Nghị định thường chậm, chưa cụ thể, liên tục thay đổi trong thời gian ngắn gây khó khăn trong công tác quản lý cũng như việc thực hiện của các doanh nghiệp.

- Việc tham gia phối hợp của địa phương nơi thực hiện dự án với cơ quan quản lý còn hạn chế. Hầu hết các văn bản tham vấn ý kiến cộng đồng còn mang tính thủ tục, chưa phản ánh hết được những khó khăn, vướng mắc của cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng bởi tác động môi trường của dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm định và đánh giá tác động môi trường tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thanh hóa giai đoạn 2011 2016 (Trang 60 - 63)