Phƣơng pháp phân tích phổ hấp thu nguyên tử dùng để phân tích lƣợng nhỏ (lƣợng vết) các kim loại trong các loại mẫu khác nhau của các chất vô cơ và hữu cơ. Phƣơng pháp này cho phép định lƣợng đƣợc hầu hết các kim lọai (khoảng 65 nguyên tố) và một số á kim ở giới hạn nồng độ cỡ ppm (microgam) đến nồng độ ppb (nanogam).
Nguyên tắc: Trong điều kiện bình thƣờng nguyên tử không thu và cũng không phát ra năng lƣợng dƣới dạng các bức xạ. Nhƣng khi nguyên tử ở trạng thái hơi tự do, nếu ta chiếu một chùm tia sáng có những bƣớc sóng (tần số) xác định vào đám hơi nguyên tử đó, thì các nguyên tử đó sẽ hấp thu các bức xạ có bƣớc sóng nhất định ứng đúng với những tia bức xạ mà nó có thể phát ra đƣợc trong quá trình phát xạ của nó. Lúc này nguyên tử chuyển lên trạng thái kích thích có năng lƣợng cao hơn trạng thái cơ bản. Quá trình đó đƣợc gọi là quá trình hấp thu năng lƣợng của nguyên tử tự do ở trạng thái hơi và tạo ra phổ nguyên tử cuả nguyên tố đó. Phổ sinh ra trong quá trình này gọi là phổ hấp thu nguyên tử.
Muốn có phổ hấp thu nguyên tử trƣớc hết phải tạo ra đƣợc đám hơi nguyên tử tự do, và sau đó chiếu vào nó một chùm tia sáng có những bƣớc sóng nhất định ứng đúng với các tia phát xạ nhạy của nguyên tố cần nguyên cứu. Dựa vào mối quan hệ giữa cƣờng độ của vạch phổ hấp thu và nồng độ của nguyên tố đó trong đám hơi ta có thể xác định đƣợc nồng độ của nguyên tố cần phân tích.
Dựa vào phƣơng trình cơ sở của phép đo định lƣợng các nguyên tố theo phổ hấp thu nguyên tử, để xác định nồng độ chất cần phân tích.
D = a.C.b
b : Hằng số bản chất, phụ thuộc vào từng vạch phổ của từng nguyên tố, 0<b<=1.
a : = K.Ka: Hằng số thực nghiệm, phụ thuộc vào tất cả các điều kiện thực nghiệm để hóa hơi và nguyên tử hóa mẫu.
D: Cƣờng độ vạch phổ hấp thu nguyên tử.
Dùng phƣơng pháp phổ hấp thu nguyên tử để xác định hàm lƣợng các kim loại Pb, Zn, Cd, As, Hg trong mẫu cỏ mực.