Điều kiện xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 51)

3.1.2.1. Điều kiện dân số

Là tỉnh đông dân, năm 2010 là 1.567.557 người, tới năm 2015 dân số của tỉnh lên tới 1.641.425 người, tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2011-2015 là 1 %/năm. Tỉnh có trên 20 dân tộc anh em chung sống, trong đó dân tộc Kinh đông nhất (chiếm 88%), còn lại là các dân tộc thiểu số khác chiếm 12%, gồm: Nùng (4,96%), Tày (2,57%), Sán Dìu (1,77%), Hoa (1,2%), Sán chí (1,67%)...

Dân số chủ yếu sống ở vùng nông thôn chiếm khoảng 88,7% năm 2015, trong đó dân số thành thị chiếm khoảng 11,3%. Dân số đông, trẻ và đang ở thời kỳ dân số vàng, lại từng bước được cải thiện vừa có thị trường tiêu thụ đồng thời cung cấp nguồn lao động lớn, là động lực cơ bản giúp Bắc Giang phát triển KT-XH.

Bảng 3.1: Biến động dân số Bắc Giang giai đoạn 2011-2015

TT Chỉ tiêu ĐVT 2010 2015 Tăng trƣởng (%)

2011-2015

Tổng dân số Ngƣời 1.567.557 1.641.425 1,0

Thành thị Người 151.259 185.976 4,2 Nông thôn Người 1.416.298 1.455.449 0,5

Cơ cấu % 100 100 -

Thành thị % 9,6 11,3 - -

Nông thôn % 90,4 88,7 - -

Dân số trong độ tuổi lao động năm 2010 là 990.195 người, đến năm 2015 đạt khoảng 1.045.000 người, tăng trưởng bình quân 1,08% năm, chiếm 63,1% dân số cả tỉnh. Trong đó lực lượng lao động khu vực nông thôn chiếm 90,86%, lao động khu vực thành thị chiếm khoảng 9,14%.

Trong giai đoạn 2011-2015, chuyển dịch lao động đã xuất hiện các dấu hiệu tích cực do hình thành các KCN, CCN với các ngành dệt may, điện tử… và các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh (vải thiều Lục Ngạn, gà đồi Yên Thế) nên đội ngũ lao động khối CN-XD tăng nhiều, tác phong lao động chuyên nghiệp hơn và trình độ tay nghề khá hơn. Hàng năm tạo việc làm mới cho lượng lớn lao động từ 18 nghìn lao động (2005) lên 24 nghìn (2010) và đạt khoảng 28 nghìn năm 2015, bước đầu đáp ứng được yêu cầu và nhu cầu phát triển của xã hội và người dân.

Chuyển dịch lao động đã có biến chuyển tích cực, khu vực nông thôn giảm, khu vực thành thị tăng. Lao động trong các ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm lao động nông nghiệp tăng lao động trong khu vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ.

Bảng 3.2. Diễn biến lao động giai đoạn 2011-2015

TT Chỉ tiêu ĐVT 2010 2015

Tăng trƣởng bình quân 2011-2015 (%)

Tổng số lao động 1000 ngƣời 976 1024 1.0

1 Lao động có việc làm 1000 người 976 1024 1,0

Trong đó

Lao động NN, LN, TS 1.000 người 661 584 -2.45

Lao động CN-XD 1.000 người 149 253 11.15

Lao động DV 1.000 người 166 186 3.41

2 Cơ cấu lao động theo ngành % 100 100

Lao động NN, LN, TS % 67,7 56,5

Lao động CN-XD % 15,3 24,5

Lao động DV % 17 19

3.1.2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế tỉnh Bắc Giang từ 2010-2015

a. Tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh

Trong giai đoạn 2011-2015, kinh tế Bắc Giang cơ bản giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định, GRDP tăng bình quân 9,4%/năm. Trong đó, ngành công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 16,4%/năm, thương mại – dịch vụ tăng bình quân 6,7%/năm, ngành nông - lâm - nghiệp tăng bình quân 3,6,%/năm. Đến năm 2015, GRDP bình quân/người ước đạt 1.530USD.

Các ngành kinh tế chuyển dịch tích cực và đạt được bước tiến quan trọng theo hướng công nghiệp hóa. Đến năm 2015, tỷ trọng công nghiệp xây dựng chiếm 39,5%, tăng 8% so năm 2010; thương mại - dịch vụ chiếm 36,5%; ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 24% giảm 4,3%.

Bảng 3.3 Tốc độ tăng trƣởng, cơ cấu kinh tế giai đoạn 2011-2015

Chỉ tiêu Thực hiện (Tỷ đồng) Tăng trƣởng bình quân (%) 2010 2015 2011-2015 GRDP (giá so sánh 2010) 21.922,6 34.346 9,4

Nông – lâm – nghiệp 6.197,2 7.382 3,6

Công nghiệp, xây dựng 6.901,2 14.771 16,4

Thương mại - dịch vụ 8.824,2 12.194 6,7

GRDP (giá hiện hành) 21.922,6 53.337,5

Nông – lâm – nghiệp 6.197,2 12.790,6 Công nghiệp, xây dựng 6.901,2 21.087,9 Thương mại - dịch vụ 8.824,2 19.459

Cơ cấu kinh tế

Nông – lâm – nghiệp 28,27 24

Công nghiệp, xây dựng 31,48 39,5

Thương mại - dịch vụ 40,25 36,5

b. Tình hình thu, chi ngân sách

Thu ngân sách: Giai đoạn 2011-2015, tổng thu ngân sách tăng 14%/năm,

năm 2010 đạt 6.485.346 triệu đồng, đến 2015 ước đạt 12.468.366 triệu đồng. Thu ngân sách nội địa đáp ứng được 24,8% nhu cầu chi, chủ yếu thu từ đấu giá sử dụng đất và thuế sản xuất, kinh doanh. Phần còn lại do Trung ương hỗ trợ.

Chi ngân sách: Giai đoạn 2011-2015 tăng 14%/năm, năm 2010 đạt

6.400.566 triệu đồng, đến 2015 ước đạt 12.468.366 triệu đồng. Trong đó chi đầu tư cho phát triển năm 2010 là 1.459.317 triệu đồng, năm 2015 là 2.960.568 triệu đồng.

Bảng 3.4: Thu, chi ngân sách tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2015

Đơn vị tính: Tr.đồng Chỉ tiêu 2010 Ƣớc 2015 Tăng trƣởng bình quân 2011-2015 (%) 1. Tổng thu 6.485.346 12.468.366 14

Trong đó: Thu nội địa 2.212.559 3.099.738 7

2. Tổng chi 6.400.566 12.468.366 14

- Chi đầu tư phát triển 1.459.317 2.960.568 15 - Chi thường xuyên 3.192.611 8.443.687 21,5 - Chi khác 1.748.638 1.064.111

Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Giang 2015 và tính toán của Tổ xây dựng quy hoạch

c. Tình hình đầu tư phát triển

Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2011-2015 tăng 25,4%; trong đó: vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước tăng bình quân 35,1%/năm, chiếm 31,2% trong tổng vốn đầu tư; vốn đầu tư ngoài Nhà nước tăng bình quân 21,4%/năm, chiếm 56,3% trong tổng vốn đầu tư; vốn đầu tư nước ngoài tăng bình quân 25,9%/năm, chiếm 12,5% trong tổng vốn đầu tư.

Nhờ đầu tư gia tăng, nên hệ thống kết cấu hạ tầng có bước tiến bộ đáng kể, đã hoàn thành việc nâng thành phố Bắc Giang thành đô thị loại 2 vào cuối năm 2014; thành lập được 6 khu công nghiệp, 26 cụm công nghiệp, 39 làng nghề

được công nhận, các trung tâm thương mại, dịch vụ, ... và hệ thống giao thông, hệ thống thủy lợi, tạo ra việc làm và tăng trưởng kinh tế.

Bảng 3.5: Tình hình đầu tƣ Bắc Giang giai đoạn 2011-2015

TT Chỉ tiêu ĐVT 2010 2015

Tăng trƣởng bình quân 2011-2015

Tổng Triệu đồng 9.675.636 30.000.000 25,4

I Phân theo nguồn vốn

1 Nhà nước Triệu đồng 2.080.508 9.360.413 35,1 2 Ngoài nhà nước Triệu đồng 6.409.920 16.892.375 21,4 3 Nước ngoài Triệu đồng 1.185.208 3.747.213 25,9

II Cơ cấu vốn % 100 100

1 Nhà nước % 21,50 31,20

2 Ngoài nhà nước % 66,25 56,31

3 Nước ngoài % 12,25 12,49

Phân theo ngành kinh tế

Ngành nông nghiệp Triệu đồng 416.024 958.787 18,17

Công nghiệp Triệu đồng 2.097.840 7.176.910 27,89 Khai khoáng Triệu đồng 28.273 105.700 30,18 Chế biến, chế tạo Triệu đồng 1.964.964 6.918.241 28,63 SX phân phối điện nước Triệu đồng 104.603 152.969 7,90

Xây dựng Triệu đồng 5.594.995 19.299.434 28,10

Dịch vụ Triệu đồng 1.566.777 2.564.870 10,36 Nguồn: Niên giám thống kê 2015 và tính toán của Tổ xây dựng quy hoạch

b. Phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng Về hệ thống giao thông

* Đường bộ: Hệ thống đường bộ thời gian qua được cải tạo, nâng cấp với

là 367,7 km; đường huyện 736,9km; đường xã, thôn, xóm 9.063,2km và khoảng 308,2 km đường đô thị.

Đường Quốc lộ có 05 tuyến gồm: đường 1A đạt tiêu chuẩn cấp II, các QL31, QL 37, QL279, QL17 đạt tiêu chuẩn cấp III, IV, đô thị. Cụ thể có 248,9 km mặt đường bê tông nhựa, 60 km mặt đường đá dăm nhựa và đang tiếp tục được nâng cấp. Đã xây thêm cầu qua sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam và nâng cấp, xây mới bến xe, trạm dừng xe. Nhờ đó tạo ra sự kết nối liên vùng, nhất là trên hành lang kinh tế và vùng Đồng bằng sông Hồng; mới được nâng cấp một số đoạn của ĐT 398 lên thành Quốc lộ 17 (từ cầu Yên Dũng đến Tam Kha).

Đường tỉnh có 18 tuyến, tổng chiều dài 367,66km, trong đó có 145,46 km mặt đường bê tông nhựa chiếm 39,56%, 193,8 km mặt đường đá dăm nhựa chiếm 53,53%, 25,4 km mặt đường bê tông xi măng chiếm 6,91%. Một số công trình trọng điểm được hoàn thành, tạo động lực tăng trưởng kinh tế như đường tỉnh 398, đường tỉnh 295; đường 293 lên tây Yên Tử (Sơn Động); Đường tỉnh 296, 297, 299…

Hệ thống đường nông thôn có tổng chiều dài 9.800,05 km, đã cứng hóa được 4.866,88 km bằng 49,66%, trong đó đường huyện cứng hóa đạt 84%, đường xã cứng hóa đạt 54,58%, đường thôn cứng hóa đạt 44,61%. Kết cấu mặt đường: đường BTXM có 4.352,64km chiếm 44,42%, đường bê tông nhựa có 86,03km chiếm 0,88%, đường đá dăm nhựa có 428,21km chiếm 4,36%, đường cấp phối, gạch, đá có 285,16km chiếm 2,91% và 4.648,01km đường đất chiếm 47,43%.

Hệ thống đường đô thị các thị trấn của 9 huyện và đặc biệt là thành phố Bắc Giang, đô thị Chũ, đô thị Thắng được nâng cấp, có tổng số chiều dài 308,2 km, đã được cứng hóa 96,5%.

* Đường sắt: Đường sắt liên vận Hà Nội - Lạng Sơn, đoạn chay qua Bắc

Giang dài trên 40 km cũng được nâng cấp cả nền đường, ray, thiết bị thông tin, góp phần quan trọng kết nối tỉnh với 2 vùng và xa hơn là Trung Quốc. Bên cạnh đó, tuyến Quảng Ninh - Kép với khổ rộng 1,4 m, qua tỉnh dài 32,77 km, góp phần kết nối tỉnh với các khu vực du lịch, kinh tế quan trọng.

* Đường thủy: Tổng chiều dài khoảng 354 km, trong đó 222 km do Trung

ương quản lý, đảm bảo cho các phương tiện thuỷ có trọng tải từ 40 tấn đến 500 tấn qua lại được; 130 km do địa phương quản lý, chủ yếu cho các phương tiện

thuỷ loại nhỏ hoạt động, góp phần quan trọng vận chuyển hang hóa, hành khách với thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh….

* Hệ thống nhà ga, bến bãi: Hệ thống các nhà ga nhất là ga Bắc Giang,

cảng Bắc Giang, bến xe tỉnh, kho bãi và biển báo được tu sửa, nâng cấp, góp phần vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách hiệu quả, an toàn hơn.

Hạ tầng bưu chính, viễn thông

Hạ tầng Bưu chính: Mạng phục vụ Bưu chính của tỉnh đã phát triển trên

phạm vi toàn tỉnh . Đến nay, hầu hết số xã , phường trên địa bàn tỉnh đã có điểm phục vụ bưu chính, đáp ứng cơ bản nhu cầu về dịch vụ của người dân.

Toàn tỉnh có 264 điểm phục vụ Bưu chính: 46 bưu cục (1 bưu cục cấp I, 9 bưu cục cấp II , 36 bưu cục cấp III đặt tại trung tâm thành phố , thị xã và các huyện), 185 điểm bưu điện văn hóa xã và 33 điểm đa ̣i lý Bưu điê ̣n, Kiốt, Nhà văn hóa cơ sở . Chỉ tiêu bán kính phục vụ bình quân 2,03 km/điểm phục vụ, số dân phục vụ bình quân 6.140 người/điểm phục vụ. Ngoài bưu điện tỉnh, trên địa bàn tỉnh còn có 4 doanh nghiệp hoạt dộng trong lĩnh vực chuyển phát.

Hạ tầng Viễn thông: Trong thời gian qua , mạng lưới viễn thông của tỉnh

tiếp tục được đầu tư nâng cấp theo hướng tăng dung lượng, mở rộng vùng phục vụ, đáp ứng nhu cầu phát triển thuê bao, nâng cao về chất lượng và đảm bảo an toàn thông tin. Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh đã lắp đặt và đưa vào sử dụng 838 trạm thu phát sóng thông tin di động (trong đó có 650 trạm dùng chung), mạng cáp quang đồng trục và hệ thống tổng đài đã được triển khai đến 100% các xã.

Hiện nay, mạng viễn thông của tỉnh đã phát triển mạng lõi lên công nghệ NGN. Mạng thông tin di động công nghệ 3G đã phủ sóng 70% diện tích toàn tỉnh. Công tác ngầm hóa mạng ngoại vi được thực hiện theo kế hoạch đã nâng cao một bước chất lượng phục vụ và cải thiện mỹ quan đô thị.

Về cấp, thoát nước

Việc cấp, thoát nước đô thị và khu vực nông thôn thời gian vừa có tiến bộ nhờ được đầu tư theo chương trình nước sạch sinh hoạt đô thị, nước sinh hoạt nông thôn và chương trình sử dụng nguồn vốn JICA..

Đến nay có 16/17 đô thị (trừ thị trấn Nếnh) đã xây dựng trạm xử lý nước sạch với tổng công suất trên 40.000 m3/ngày đêm, tuy nhiên đa số số khai thác nước ngầm ở quy mô nhỏ. Riêng thành phố Bắc Giang có 1 nhà máy cấp nước công suất đạt 35.000 m3/ngày đêm. Tỷ lệ dân số đô thị sử dụng nước sạch là

74%. Hệ thống thoát nước mới được đầu tư cơ bản ở thành phố Bắc Giang, các đô thị khác hiện chưa được đầu tư.

Tỉnh hiện có 110 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung (100 công trình đang hoạt động, 10 công trình không hoạt động), có khoảng 50 công trình có quy mô lớn phục vụ cấp nước cho xã và liên xã, thị trấn; cung cấp nước sinh hoạt cho gần 90.000 người, song phần lớn các hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh do đầu tư đào giếng hay chương trình nước sạch nông thôn. Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sử dụng nước hợp vệ sinh là 87,5%.

Hạ tầng lưới điện:

Nguồn điện cung cấp cho tỉnh được cung cấp từ nguồn quốc gia qua tuyến Phả Lại - Bắc Giang - Thái Nguyên tại trạm 220 kV Bắc Giang; từ Nhà máy nhiệt điện Phả Lại qua tuyến Phả Lại đến trạm 220 kV Bắc Giang; trạm 220kV Hiệp Hòa 250MVA (nối cấp trong trạm 500kV Hiệp Hòa); ngoài ra nguồn phát điện tại chỗ từ Công ty TNHH MTV đạm và hóa chất Hà Bắc khi thừa công suất phát lên lưới điện 35 kV của tỉnh; tỉnh có 8 trạm 110 KV với tổng công suất 458 MVA.

Thời kỳ vừa qua đã cải tạo, nâng cấp lưới điện với 3.864,3 km đường dây, đạt chuẩn 81,7% và 100% số xã được cấp điện từ lưới điện Quốc gia, các tuyến chính là tuyến 220 kV Phả Lại - Thái Nguyên; tuyến 110 KV Bắc Giang - Phả Lại… và tuyến trung thế 35 kV, 22 kV… do thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp lưới điện nông thôn REII, REII mở rộng, KFW, bán điện trực tiếp đến người tiêu dùng. Hệ thống chiếu sáng đô thị được cải tạo, Nhà máy nhiệt điện Sơn Động đi vào hoạt động.

Bắc Giang có Trạm biến áp 500KV Hiệp Hòa có quy mô và công suất 2x900MVA lớn nhất nước đã hoàn thành đưa vào vận hành góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển kinh tế xã hội của vùng.

Đến nay lưới điện Quốc gia đã bao phủ cấp điện cho 97,86 % số hộ dân trong toàn tỉnh. Lưới điện đã vươn tới các xã và hầu hết các thôn , bản vùng nông thôn trung du và tiếp tục vươn tới toàn bộ các thôn , bản vùng sâu vùng xa các dân tộc ít người của tỉnh Bắc Giang . Đã có 204/204 xã = 100% số xã, 2155/2240 thôn, bản= 96,21 % số bản, 397.784/406.485 hộ = 97,86 % số hộ đã được sử dụng điện lưới Quốc gia.

Tình hình phát triển mạng lưới đô thị

Công tác phát triển đô thị đã được quan tâm, tạo ra động lực phát triển kinh tế. Đến năm 2015, tỉnh có 17 đô thị, trong đó có 1 đô thị loại II (Thành phố Bắc Giang), 2 đô thị loại IV (Thắng, Chũ) và 14 đô thị loại V. Cụ thể:

- Thành phố Bắc Giang: Thành phố Bắc Giang đang tập trung đầu tư kết

cấu hạ tầng và chỉnh trang đô thị từ khu hành chính, hội trường đa năng, các công viên, khu thương mại và đến khu nhà ở… đã đạt tiêu chuẩn đô thị loại 2 vào năm 2014, đảm nhận vai trò chính trị, kinh tế và văn hóa, xã hội chung, góp phần điều phối phát triển hệ thống đô thị trong tỉnh.

- Các đô thị loại IV: Bước đầu đã có 02 đô thị loại IV tại 02 huyện là

Chũ (Lục Ngạn), Thắng (Hiệp Hòa), góp phần nâng cao vai trò điều phối phát triển vùng.

- Các đô thị loại V: 14 thị trấn được nâng cấp (Bích Động, Vôi, Nếnh, Neo, Tân Dân, Cao Thượng, Nhã Nam, Cầu Gồ, Bố Hạ, Kép, Đồi Ngô, Lục Nam, Kim, An Châu, Thanh Sơn), trong đó 2 thị trấn mới được nâng cấp từ thị tứ (Tân Dân - Yên Dũng, Thanh Sơn - Sơn Động), tạo đà phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 51)