Quản lý về hoạt động kinh doanh xăng dầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 79 - 94)

4.2.3.1. Điều kiện kinh doanh và Cấp giấy chứng nhận

Xăng dầu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, hoạt động kinh doanh xăng dầu được điều chỉnh bằng các Nghị định, thông tư đặc thù, tất cả các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đề phải tuân thủ quy định của pháp luật, việc điều hành quản lý của cơ quan quản lý nhà nước cũng phải dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật. Các chủ thể kinh doanh đều bình đẳng trước pháp luật, sự cạnh tranh trên thị trường là do năng lực quản lý, điều kiện thực tế và chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp chứ không phải do cơ chế chính sách, vì cơ chế chính sách được áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp chứ không chỉ áp dụng riêng cho một doanh nghiệp nào. Trong công tác quản lý, Sở Công Thương luôn tạo điều kiện và bình đẳng trong công tác quản lý, không phân biệt doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân.

a. Điều kiện kinh doanh

Để được hoạt động kinh doanh xăng dầu thì các cửa hàng phải đảm bảo các điều kiện theo quy định như: phù hợp với quy hoạch, có trang thiết bị phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành, được xây dựng theo đúng thiết kế, đảm bảo các điều kiện về phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Một số tiêu chuẩn của cửa hàng kinh doanh xăng dầu:

- Quy chuẩn Quốc gia QCXDVN 07/2010/BXD do Bộ Xây Dựng ban hành theo Quyết định số 02/QĐ-BXD ngày 05 tháng 02 năm 2010. Theo Quy chuẩn này diện tích đất xây dựng cửa hàng phụ thuộc vào cấp cửa hàng và vị trí xây dựng tại nội thành hay ngoại thành;

- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN-4530-2011: Cửa hàng xăng dầu - Yêu cầu thiết kế;

- Quy chuẩn Quốc gia QCVN 01:2013/BCT;

b. Cấp giấy chứng nhận

Trước khi định số 83/2014/NĐ-CP ra đời thì chỉ có thương nhân phân phối và đại lý bán lẻ phải cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện. Còn kinh doanh theo hình thức tổng đại lý thì không phải cấp giấy mà chỉ đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định, điều này đã gây khó khăn cho công tác quản lý, gây lên mất cân bằng thị trường và xẩy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Để khắc phục tình trạng này, Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ra đời đã quy định tất cả 06 loại hình kinh doanh xăng dầu đều phải cấp Giấy chứng nhận hoặc giấy xác nhận đủ điều kiện

Bảng 4.6. Danh mục các loại giấy xác nhận do Sở Công Thƣơng cấp

TT Tên Giấy chứng nhận/Giấy xác nhận đủ điều kiện Thẩm quyền cấp

1 Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương/ Sở Công Thương

2 Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu Sở Công Thương 3 Giấy xác nhận đủ điều nhượng quyền bán lẻ xăng dầu Sở Công Thương 4 Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu Sở Công Thương

Nguồn: Nghị định 2014/NĐ-CP

Quy trình cấp Giấy chứng nhận và Giấy xác nhận đủ điều kiện: Quá trình cấp được thực hiện qua các bước sau:

- Tiếp nhận và kiểm tra hố sơ

- Nếu hồ sơ hợp lệ thì tiến hành thẩm định thực tế và lập biên bản thẩm định để làm căn cứ đề xuất Lãnh đạo duyệt cấp. Nếu không hợp lệ đề nghị doanh nghiệp chỉnh sửa, bổ sung.

- Nếu đủ điều kiện thì trình Lãnh đạo Sở ký Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu theo quy định. Nếu không đủ điều kiện thì trả lại hồ sơ bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bảng 4.7. Sơ đồ quá trình cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu

Người chịu trách nhiệm và thời gian

giải quyết Nội dung Biểu mẫu, tài liệu

Bước 1(1 ngày) Nhân viên văn thư

Bước 2 (1 ngày) Lãnh đạo phòng Bước 3 (02 ngày) Chuyên viên - PL/QT-QLTM-02-01 Bước 4 (02 ngày) Chuyên viên PL/QT-QLTM-02-02 PL/QT-QLTM-02-03 Bước 5 (01 ngày) Lãnh đạo phòng Bước 6 (1/2 ngày) Phó Giám đốc Sở PL/QT-QLTM-02-02 PL/QT-QLTM-02-03 Bước 7 (1 ngày) Chuyên viên, Văn thư

Nguồn: thủ tục hành chính Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang

c. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu

Theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP thì doanh nghiệp có đủ các điều kiện sau thì được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu

1. Địa điểm phải phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Thuộc sở hữu, đồng sở hữu của thương nhân là đại lý hoặc tổng đại lý hoặc thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu hoặc thương

Tiếp nhận hồ sơ tại “ Một cửa”

Tiếp nhận hồ sơ từ Phân công xử lý

Thẩm định điều kiện kinh doanh

Tổng hợp, soạn thảo VB

Kiểm tra

Phê duyệt

Ban hành, trả kết quả về “ Một cửa” và lưu hồ sơ

nhân sản xuất xăng dầu có hệ thống phân phối theo quy định tại Nghị định này (thương nhân đề nghị cấp phải đứng tên tại Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu).

3. Được thiết kế, xây dựng và có trang thiết bị theo đúng các quy định hiện hành về quy chuẩn, tiêu chuẩn cửa hàng bán lẻ xăng dầu, an toàn phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

4. Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

Bảng 4.8: Tổng hợp việc cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu giai đoạn 2010-2016

Năm

Tổng số hồ sơ

nộp

Thực hiện cấp Hồ sơ trả lại

để hoàn thiện hoặc không đủ điều kiện Ghi chú Tổng số cấp Cấp mới Cấp đổi 2010 35 33 20 13 2 2011 45 40 14 26 5 2012 17 17 11 6 0 2013 125 108 4 104 17 2014 27 25 7 18 2 2015 35 31 10 21 4 Đến tháng 6/2016 22 21 5 16 1 Cộng 306 275 71 204 31

Nguồn: Số liệu tổng hợp thực hiện thủ tục hành chính của Sở Công Thương

Qua thực tế hoạt động cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu cho thấy đa số các doanh nghiệp thực hiện đúng theo các quy định, các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành của nhà nước. Tuy nhiên, mặt bằng chung cơ sở hạ tầng các cửa hàng trên địa bàn tỉnh còn thô sơ, trang thiết bị lạc hậu, các chủ cửa hàng quá chú trọng đến khâu lợi nhuận, chưa chú ý đến việc tái đầu tư. Các địa phương không chú trọng đến khâu quản lý, còn tình trạng trông chờ, ỷ lại vào các cơ quan cấp trên, đặc biệt là Sở Công Thương. Chỉ có các cửa hàng trên địa bàn thành phố Bắc Giang là cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị hiện đại do địa

bàn này các doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính, chính quyền địa phương thường xuyên kiểm tra, giám sát và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh.

d. Điều kiện cấp Giấy làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP thì thương nhân có đủ các điều kiện dưới đây được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu (sau đây gọi tắt là tổng đại lý):

1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.

2. Có kho, bể xăng dầu dung tích tối thiểu hai nghìn mét khối (2.000 m3), thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.

3. Có phương tiện vận tải xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.

4. Có hệ thống phân phối xăng dầu, bao gồm tối thiểu năm (05) cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc sở hữu và đồng sở hữu, tối thiểu mười (10) cửa hàng thuộc các đại lý bán lẻ xăng dầu được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.

Hệ thống phân phối của tổng đại lý phải nằm trong hệ thống phân phối của một thương nhân đầu mối và chịu sự kiểm soát của thương nhân đó.

5. Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu

- Đơn đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu theo Mẫu số 7 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

- Bản sao giấy tờ chứng minh đào tạo nghiệp vụ của cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh theo quy định tại Khoản 5 Điều 16 Nghị định này;

- Bản kê cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh xăng dầu theo quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 16 Nghị định này, kèm theo các tài liệu chứng minh;

- Danh sách hệ thống phân phối xăng dầu của thương nhân theo quy định tại Khoản 4 Điều 16 Nghị định 83/2014/NĐ-CP, kèm theo các tài liệu chứng minh;

- Bản gốc văn bản xác nhận của thương nhân cung cấp xăng dầu cho tổng đại lý có thời hạn tối thiểu một (01) năm, trong đó ghi rõ chủng loại xăng dầu.

Có 03 trường hợp cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu là: Cấp mới, cấp sửa đổi bổ sung, cấp lại. Căn cứ vào các quy định trên, trong năm 2015 Sở Công Thương đã thẩm định và cấp 02 Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu cho các doanh nghiệp.

Bảng 4.9: Danh sách các doanh nghiệp đƣợc cấp làm Tổng đại lý

TT Tên doanh nghiệp Đại chỉ Số Giấy xác

nhận Ngày cấp

1 Công ty cổ phần xe khách Bắc Giang

236 đường Xương Giang, TP Bắc Giang

249/QĐ-SCT 18/9/2015

2 Công ty TNHH một thành viên Hoa Kỳ

Cầu Đen, xã Quang Thịnh, huyện Lạng Giang

345/QĐ-SCT 30/12/2015

Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang

Theo quy định thì các Tổng đại lý kinh doanh xăng dầu do Sở Công Thương cấp thì chỉ mua xăng dầu từ một nhà cung cấp và được hoạt động (bán buôn) cho các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn một tỉnh. Điều này sẽ làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, các thời điểm có biến động về giá sẽ không chủ động được nguồn hàng cho các đại lý. Chính vì vậy các doanh nghiệp thường xuyên tìm cách đảm bảo nguồn cung để duy trì hệ thống; thực tế này buộc các doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức này thường xuyên vi phạm quy định về nguồn hàng hóa đầu vào và phát triển hệ thống phân phối.

4.2.3.2. Các chủ thể kinh doanh

Do đặc điểm của thị trường xăng dầu, khả năng gia nhập thị trường của doanh nghiệp rất hạn chế. Trong điều kiện thị trường xăng dầu thế giới bị chi phối bởi các tập đoàn dầu mỏ khổng lồ, các doanh nghiệp xăng dầu của các nước đang phát triển không dễ tồn tại và phát triển. Do đó, nhà nước có vai trò quan trọng trong việc tạo lập các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

Sản phẩm xăng dầu có vai trò rất quan trọng với sản xuất và đời sống nhưng lại có thể gây cháy nổ, ô nhiễm môi trường... Do đó, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu rất cao. Trong khi đó, mục tiêu của doanh

nghiệp là lợi nhuận nên không phải lúc nào doanh nghiệp cũng chú ý đầy đủ trách nhiệm của mình.

Các chủ thể kinh doanh xăng dầu gồm: Thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối, thương nhân Tổng đại lý, thương nhân làm đại lý bán lẻ. Hoạt động của các thương nhân kinh doanh xăng dầu chịu sự quản lý của cơ quan quản lý nhà nước thông qua thực hiện đúng các quy định của pháp luật.

- Thương nhân đầu mối: các doanh nghiệp đầu mối (xuất nhập khẩu xăng

dầu) là những doanh nghệp cung cấp nguồn hàng hóa cho hệ thống các đại lý, cửa hàng trong nước. Các thương nhân đầu mối chỉ thực hiện bán lẻ tại các cửa hàng trực thuộc và hệ thống phân phối trực thuộc gồm: thương nhân phân phối và thương nhân tổng đại lý. Cho đến thời điểm cuối tháng 3 năm 2015, có 23 đơn vị được cấp phép làm đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Bảng 4.10. Các thƣơng nhân đầu mối đƣợc cấp phép kinh doanh xăng dầu

TT Tên thương nhân đầu mối TT Tên thương nhân đầu mối

1 Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam 12 Công ty CP Dầu khí Đông Phương 2 Công ty TNHH MTV Dầu khí

thành phố Hồ Chí Minh

13 Công ty CP Xăng dầu và Dịch vụ hàng hải S.T.S

3 Tổng công ty Dầu Việt Nam 14 Công ty CP Thương mại Đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu

4 Tổng công ty Xăng dầu quân đội 15 Công ty CP Xăng dầu Thái Sơn B.Q.P 5 Công ty TNHH MTV Thương

mại dầu khí Đồng Tháp

16 Công ty cổ phần Thương mại và Xuất nhập khẩu vật tư giao thông

6 Công ty TNHH MTV Xăng dầu hàng không Việt Nam

17 Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Hưng Phát

7 Tổng công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ

18 Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ tổng hợp Hòa Khánh

8 Công ty CP Nhiên liệu bay Petrolimex

19 Tổng công ty Thương mại Sài Gòn

9 Công ty CP Lọc hóa dầu Nam Việt

20 Công ty CP Dương Đông - Hòa Phú

10 Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà

21 Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Long Hưng

11 Công ty CP Hóa dầu quân đội 22 Công ty TNHH Hải Linh

Trước năm 2000 thì nguồn cung cấp xăng dầu cho thị trường trong nước hoàn toàn do các doanh nghiệp nhà nước chi phối. Điểm mạnh của các doanh nghiệp nhà nước là tính ổn định, chất lượng hàng hóa đảm bảo đúng chất lượng, luôn tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật. Tuy nhiên lại mạng nặng tính hành chính nhà nước, bộ máy tổ chức cồng kềnh, chi phí hành chính lớn, chính sách hao hồng không hấp dẫn, thiếu tính cạnh tranh trên thị trường. Do đặc thù của loại hình kinh doanh này là cần phải có nguồn kinh phí lớn để đầu tư cơ sở vật chất và đảm bảo nguồn hàng hóa, chính vì vậy các doanh nghiệp tư nhân không có khả năng để thực hiện. Tuy nhiên, từ 2005 trở lại đây, cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước và hành lang pháp lý được ban hành theo các quy luật của nền kinh tế thị trường nên đã có nhiều doanh nghiệp tư nhân hoạt động theo hình thức này. Điều này đã tăng tính cạnh tranh trên thị trường, nguồn cung xăng dầu dồi dào, giảm áp lực với nhà nước đồng thời cũng tạo ra một số hiện tượng như buôn lậu, chất lượng hàng kém có xu hướng phát triển.

Trên địa bàn tỉnh có 01 doanh nghiệp hoạt động theo hình thức phân phối ủy quyền là Công ty xăng dầu Hà Bắc, thuộc Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam. Công ty này hiện chiếm khoảng 20% thị phần trên thị trường Bắc Giang. Do

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 79 - 94)