Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 95)

4.4.2.1. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu còn lúng túng, bị động

Phản ứng của các cơ quan chức năng của nhà nước thường mang tính bị động, đặc biệt khi giá xăng dầu trên thị trường thế giới có thay đổi đột biến. Chỉ riêng trong năm 2007, các biện pháp điều hành giá xăng dầu của Chính phủ đã cho thấy rất rõ điều đó. Trong suốt 14 tháng, giá dầu diezen, mazút giữ ổn định, bất chấp trên thế giới giá dầu diezen tăng 61%, giá dầu mazút tăng 85%. Kết quả là khi nguồn ngân sách nhà nước không còn sức để bù lỗ nữa thì mức giá xăng dầu được điều chỉnh tăng đột biến: giá mazút tăng 42%, giá diezen tăng 17% và giá xăng tăng 15%. Đợt điều chỉnh giá xăng dầu tháng 7/2008 tăng tới 31% làm cho không ít người bất ngờ.

Nhiều văn bản của nhà nước về hoạt động kinh doanh xăng dầu được ban hành nhưng thực hiện chậm trễ hoặc không thực hiện lại chính là các cơ quan chức năng của nhà nước. Điều này làm tổn hại đến lòng tin của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, của người dân đến năng lực điều hành của chính phủ.

Để giá xăng dầu có thể thực sự theo cơ chế thị trường thì vai trò của các doanh nghiệp cần phải được nâng cao hơn. Mặc dù đã có các văn bản cho phép các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu hoạt động theo cơ chế thị trường nhưng trên thực tế, họ hoàn toàn không có quyền gì trong việc xác định và hoạch định giá. Khi

giá dầu thế giới tăng, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu muốn tăng giá vẫn phải báo cáo, khi báo cáo được chấp thuận rồi thì mới được phép tăng giá. Với cơ chế này sẽ tạo ra độ chênh rất lớn giữa giá thế giới và giá Việt Nam. Kết quả là lúc giá thế giới lên cao thì giá xăng dầu ở Việt Nam lại hạ xuống; lúc giá thế giới bắt đầu ổn định và xuống thấp thì giá xăng dầu ở Việt Nam lại tăng lên.

Thực hiện việc quản lý giá xăng dầu theo nguyên tắc thị trường là nhiệm vụ quan trọng cần phải làm để nền kinh tế nước ta thực sự hội nhập với nền kinh tế thế giới. Vấn đề quan trọng là phải tuỳ vào tình hình cụ thể, từ đó đưa ra lộ trình thực hiện hợp lý, đảm bảo hài hoà lợi ích của người dân, doanh nghiệp và Nhà nước.

Một số chính sách, quy định của nhà nước về kinh doanh xăng dầu thay đổi nhiều lần, chưa đồng bộ nên việc triển khai thực hiện đối với doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

4.4.2.2. Sự chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường còn rất chậm chạp.

Hiện nay, thị trường xăng dầu Việt Nam vẫn đang dựa vào 23 doanh nghiệp xăng dầu nhà nước, trong đó riêng Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã chiếm tới 40% thị phần. Do đó, nguy cơ độc quyền trên thị trường xăng dầu Việt Nam khi nhà nước bỏ can thiệp theo kiểu hành chính bao cấp là rất cao. Minh bạch thông tin về hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu là rất cần thiết cho việc xây dựng thị trường xăng dầu mang tính cạnh tranh. Tuy nhiên, đến tận thời điểm này, điều đó vẫn chỉ là dự kiến và chưa biết đến bao giờ mới trở thành hiện thực. Hiện nay Chính phủ vẫn trợ cấp do giá xăng dầu tăng cho người nghèo, cho ngư dân, chưa cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia kinh doanh xăng dầu tại thị trường Việt Nam… Điều này cho thấy chính phủ đang lúng túng trong quá trình xây dựng thị trường xăng dầu. Hơn nữa, biện pháp này có thể nảy sinh nhiều tiêu cực và trái với quy định của WTO

4.4.2.3. Quy hoạch còn nhiều bất cập

Cùng với sự phát triển kinh tế của địa phương và những kết quả đã đạt được trong quá trình quản lý và triển khai thực hiện quy hoạch, đến nay đã phát sinh những bất cập như: Trong quá trình rà soát xây dựng quy hoạch trước đây còn một số địa bàn chưa tính hết các yếu tố liên quan đến phát triển kinh tế xã hội của vùng và địa phương, dẫn đến quy hoạch chưa đề cập hết các vị trí cần

thiết xây dựng cửa hàng kinh doanh xăng dầu. Nhiều vị trí khi kinh tế xã hội phát triển, doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư nhưng không có quy hoạch; các cửa hàng xăng dầu tập trung nhiều ở các tuyến Quốc lộ và Đường tỉnh, trong khi đó tại vùng sâu, vùng xa, kinh tế khó khăn có quy hoạch nhưng không có doanh nghiệp đầu tư cửa hàng kinh doanh xăng dầu nên còn tồn tại bơm lắc tay.

- Theo Quy hoạch thì các cửa hàng được phân bố trên địa bàn toàn tỉnh đảm bảo mỗi xã ít nhất có 01 cửa hàng nhưng thực tế các cửa hàng xây mới phần lớn tập trung ở các tuyến đường Quốc lộ, Đường tỉnh, khu vực đông dân cư, kinh tế phát triển; còn tại các xã vùng sâu, vùng xa do điều kiện cơ sở hạ tầng kém phát triển, phương tiện tham gia giao thông khó khăn, sản lượng tiêu thụ ít, doanh thu thấp nên không thu hút được đầu tư, có xã chỉ có 01 cửa hàng, có xã chưa có cửa hàng nào.

- Thời điểm lập quy hoạch mạng lưới kinh doanh xăng dầu một số huyện chưa điều tra, khảo sát kỹ, chưa tính đến tốc độ phát triển kinh tế và việc hình thành các khu dân cư, các cụm công nghiệp, các tuyến đường mới nên quy hoạch mới được thực hiện đã gửi văn bản đề nghị điều chỉnh, bổ sung.

4.4.2.4. Công tác tuyên truyền, kiểm tra kiểm soát chưa hiệu quả

Chưa chú trọng công tác tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật nhà nước về kinh doanh xăng dầu, sự phối hợp giữa các ngành và các địa phương trong việc quản lý còn chưa đồng bộ.

Trước hết là tình trạng xăng kém chất lượng. Tính đến nay, đầu mối nhập khẩu xăng dầu cung cấp xăng dầu qua 2 hệ thống: một là hệ thống kinh doanh trực thuộc, hai là cho doanh nghiệp là tổng đại lý không trực thuộc, sau đó tổng đại lý sẽ phân phối cho các đại lý của họ để bán cho người tiêu dùng. Theo các DN đầu mối và các nhà quản lý, nguồn xăng dầu nhập khẩu và xăng dầu do Nhà máy lọc dầu Dung Quất sản xuất được kiểm soát rất chặt chẽ nên rất khó xảy ra tình trạng kém chất lượng. Khâu tồn chứa tại các DN đầu mối cũng được quản lý cũng rất nghiêm ngặt theo các quy trình chặt chẽ như phải lấy mẫu xăng dầu khi nhập và khi xuất, thường xuyên kiểm tra định kỳ trong quá trình bảo quản. Khâu vận chuyển xăng dầu từ kho của DN đầu mối đến các đơn vị tiêu thụ thuộc hệ thống hoặc các tổng đại lý, đại lý cũng được giám sát chặt thông qua việc liên tục lấy mẫu đối chiếu. Do đó, có thể nhìn nhận rằng, hầu hết các vi phạm trên đều được xuất phát từ hành vi pha chế xăng dầu của một số đại lý và cửa hàng bán lẻ

chứ không phải bắt nguồn từ khâu nhập khẩu của thương nhân đầu mối. Bên cạnh việc một số DN cố ý làm trái pháp luật để trục lợi thì cũng phải kể đến một nguyên nhân khác khiến cho tình trạng gian lận về chất lượng xăng dầu vẫn còn tồn tại. Đó là do cơ chế kinh doanh xăng dầu hiện nay còn tồn tại bất cập khiến nhiều doanh nghiệp và cây xăng phải đối mặt với tình trạng đóng cửa hoặc kinh doanh thua lỗ. Các mức chi phí do nhà nước quy định không đủ bù đắp các chi phí thực tế của doanh nghiệp như bến bãi, nhân công, vận chuyển,… khiến họ phải "làm liều" để trụ lại trên thị trường. Ngoài ra cũng do lòng tham của các cơ sở kinh doanh xăng dầu. Nhiều thứ có thể đưa vào xăng dầu để trục lợi: chưng cất từ dầu tái chế, cao su, nhựa hoặc pha chế từ methanol , ethanol để tăng chỉ số octan. Chẳng hạn, từ cao su phế phẩm, qua xử lý thu được 70% dầu nhớt gốc và từ đây nếu chưng cất tiếp sẽ thu được từ 30%- 40% chất gọi là xăng hoặc 40%- 50% chất gọi là dầu. Tùy vào ham muốn lời ít hay nhiều mà chủ cây xăng đưa những chất này vào xăng thành phẩm theo tỉ lệ tương ứng.

Những thủ đoạn gian lận trong kinh doanh xăng dầu tồn tại hơn chục năm nhưng đến nay vẫn chưa quản lý, khắc phục được. Như vậy nguyên nhân một phần là do những yếu kém trong quản lý, một phần do sự tồn tại, tác động của các lợi ích nhóm.

Cần phải có biện pháp xử lý nghiêm, phạt nặng đối với những hành vi vi phạm về xăng kém chất lượng, không đủ số lượng, làm ảnh hưởng tới lợi ích của người tiêu dùng, mức phạt có thể tăng gấp 4,5 lần bởi mức phạt nhẹ có thể khiến những cơ sở xăng dầu cố tình vi phạm bởi lợi lộc thu lại được nhiều hơn rất nhiều so với số tiền bị phạt. Có những đợt kiểm tra đột xuất về kinh doanh xăng dầu, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi gian lận trong đo lường và chất lượng xăng dầu. Trong trường hợp nếu có sai phạm về chất lượng thì cơ quan chức năng sẽ yêu cầu các doanh nghiệp đầu mối và tổng đại lý phải chịu trách nhiệm về chất lượng xăng dầu trong toàn bộ hệ thống phân phối của mình (từ khâu nhập khẩu, tồn trữ, vận chuyển đến cửa hàng bán lẻ)...

4.4.2.5. Hạ tầng cơ sở vật chất, trình độ kỹ thuật các cửa hàng, đại lý xăng dầu còn hạn chế

Trang thiết bị tại các cửa hàng xăng dầu cơ bản đảm bảo yêu cầu, điều kiện theo quy định. Các thiết bị đo, đếm được các cơ quan có thẩm quyền kiểm định liêm phong và dám tem theo quy định, trang thiết bị phòng cháy chữa cháy

được trang bị đầy đủ và được duy trì thường xuyên trong quá trình kinh doanh, các cửa hàng thực hiện quy trình nhập kín, đảm bảo an toàn PCCC và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, ngoại trừ các cửa hàng của Công ty xăng dầu hà Bắc, Công ty TNHH tthương mại Công Minh và một số cửa hàng thuộc sở hữu của các thương nhân phân phối được đầu tư và trang bị theo đúng chuẩn mực, còn lại đa phần các cửa hàng trang bị còn chưa hoàn chỉnh theo quy định về chữa cháy, thoát nước và sử lý nước thải.

Các cửa hàng xây dựng trước đây quy mô còn nhỏ, phương tiện và trang thiết bị đã xuống cấp, diện tích hẹp, các cửa hàng thuộc diện xóa bỏ, di dời, nâng cấp còn chậm

Trình độ của cán bộ quản lý còn hạn chế, nhân viên kinh doanh bán hàng trực tiếp của một số cơ sở còn hạn chế, có những cửa hàng có lúc còn để nhân viên bán hàng trực tiếp chưa được qua đào tạo theo quy định. Tình trạng bơm lắc tay vẫn còn tồn tại ở một số xã vùng sâu, vùng xa kinh tế chưa phát triển.

4.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế

- Nguyên nhân khách quan:

+ Do tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và tốc độ đô thị hoá phát triển nhanh.

+ Do nhu cầu tiêu thụ xăng dầu ngày càng tăng.

+ Quá trình phát triển hạ tầng giao thông với những quy định mới của nhà nước về hành lang an toàn giao thông và việc một số tuyến đường bộ đổi tên.

+ Do cơ chế chính sách về hoạt động kinh doanh xăng dầu của Nhà nước có sự thay đổi.

+ Do quá trình xây dựng, hình thành mạng lưới kinh doanh xăng dầu trải qua thời gian dài, nhiều cửa hàng đã được xây dựng và hoạt động từ khi nhà nước chưa có các chính sách, quy định quản lý nên có diện tích chật hẹp, quy mô nhỏ, khoảng cách giữa các cửa hàng phân bố không đều, trang bị thiết bị lạc hậu. - Nguyên nhân chủ quan: sự phối kết hợp giữa các cấp, ngành chức năng trong công tác quản lý quy hoạch chưa chặt chẽ và chưa thống nhất. Sự thiếu đồng bộ giữa các quy hoạch như: quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch nông thôn mới…dẫn đến sự chồng chéo trong quản lý, gây kho khăn cho nhà đầu tư

4.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG 4.4.1. Các yếu tố chủ quan

4.4.1.1. Nhận thức của một số địa phương trong quản lý

Điều kiện cơ bản cho phép các doanh nghiệp được kinh doanh xăng dầu là phải có nguồn vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp đảm bảo hoạt động kinh doanh nhập khẩu bằng mức dự trữ lưu thông bắt buộc, có hệ thống cơ sở liên hoàn từ cầu cảng, kho chuyên dùng, bể chứa để nhận trực tiếp xăng dầu từ tàu vào kho, đảm bảo các quy định phòng chống cháy nổ. Tổng kiểm tra trên phạm vi toàn tỉnh vừa qua cho thấy: dù đó được thông báo trước cả tháng trời nhưng vẫn có 6/10 huyện tỷ lệ vi phạm, cao hơn 23,5% so với năm trước.

4.4.1.2. Sự phối kết hợp giữa các cấp, ngành chức năng trong công tác quản lý kinh doanh xăng dầu

Việc tăng giảm giá xăng dầu còn gây tranh cãi ngay giữa các bộ ngành, cụ thể là Bộ Công thương và Bộ tài chính. Trong cuộc hội thảo về "Điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường" do Bộ Tài chính chủ trì cuối năm 2015 vừa qua, Tổng giám đốc Petrolimex Bùi Ngọc Bảo dẫn chứng một loạt con số lỗ lãi mà doanh nghiệp này phải chịu trước áp lực giá thế giới và cách điều hành quá rối rắm của Bộ Tài chính đồng thời phê phán Bộ Tài chính về quyết định giảm giá bán lẻ xăng dầu 500 đồng hồi cuối tháng 8. Lý do là, quyết định này quá bất ngờ và nó không phản ánh đúng thực tế của thị trường. Tại thời điểm tháng 7/2015 khi giá thế giới giảm mạnh, doanh nghiệp lãi, Bộ Tài chính "lờ" chuyện giảm giá. Khi giá thế giới tăng trở lại (tháng 8/2015), doanh nghiệp lỗ, quyết định giảm giá lại được đưa ra.

Theo Bộ trưởng Bộ tài chính, sở dĩ giá xăng dầu chưa thể "thả" theo thị trường ngay được vì vẫn còn tồn tại độc quyền. Ba doanh nghiệp đang chiếm trên 90% thị phần trong đó có Petrolimex (trên 60%) và PV Oil. Nếu 3 doanh nghiệp này "đi đêm" với nhau thì doanh nghiệp khác chết, người tiêu dùng sẽ chịu thiệt.

“Bộ Tài chính không bỏ qua doanh nghiệp nào cả. Nếu cách điều hành của chúng tôi gây thiệt hại cho doanh nghiệp chúng tôi chịu trách nhiệm và bồi thường. Nếu doanh nghiệp nào không làm được thì rút lui. Kể cả Petrolimex, nếu không làm được chúng tôi sẵn sàng cho giải tán để lập tổng công ty khác”, Bộ trưởng bộ Tài Chính cho biết. Bảo đảm nguồn cung, bình ổn, hoạt động kinh

doanh... trách nhiệm thuộc về Bộ Công Thương. Việc vỡ hay không vỡ hệ thống không thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính.

Như vậy Bộ tài chính mới giải quyết vấn đề tránh lạm phát bằng việc kìm giá không để giá xăng dầu tăng. Tuy nhiên chưa vận hành nhanh chóng hiệu quả, chính vì vậy vấn đề phía doanh nghiệp vẫn chưa giải quyết được. Từ đó dẫn đến sự mâu thuẫn gay gắt giữa lợi ích hai bên và khiến cho xăng dầu chưa thực sự theo cơ chế “thị trường”.

Mặt khác, trong quá trình kiểm tra kiểm toán các doanh nghiệp lớn về xăng dầu, khi doanh nghiệp không giải trình rõ được nguồn thu đến từ từng cơ sở, từng loại nguyên liệu, dẫn đến việc xác minh lãi lỗ không phản ánh chính xác thực tế tại các doanh nghiệp.

4.4.2. Các yếu tố khách quan

Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu, cơ chế chính sách về hoạt động kinh doanh xăng dầu của Nhà nước, quá trình xây dựng, hình thành mạng lưới kinh doanh xăng dầu, hạ tầng thương mại

Các nghị định lần lượt ra đời cho phép doanh nghiệp tự quyền quyết định giá bán. Nhà nước chỉ giữ vai trò kiểm soát và sẵn sàng can thiệp khi thị trường có biến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)