Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên cho thấy đổi mới quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam hiện nay là hết sức cần thiết, bởi những lý do chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, do xăng dầu là mặt hàng chiến lược có tầm quan trọng, có tác
động mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế và sự ổn định xã hội của Việt Nam. Xăng dầu là yếu tố đầu vào quan trọng của sản xuất, đồng thời là loại năng lượng có hạn, không thể tái sinh và chưa thể thay thế được. Bên cạnh các hoạt động kinh doanh phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, xăng dầu còn là mặt hàng dự trữ chiến lược quốc gia. Trong điều kiện mới việc đảm bảo hiệu quả kinh doanh, tự chủ của doanh nghiệp đồng thời phải đi liền với đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Thứ hai, Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, do vậy
việc mở cửa thị trường xăng dầu theo cam kết quốc tế là điều tất yếu, vấn đề là thời điểm nào là phù hợp. Khi tiến hành mở cửa thị trường, làm thế nào để đảm
bảo cho thị trường vận động tự do theo quy luật cung cầu, tạo dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích của quốc gia là thách thức lớn đối với sự quản lý nhà nước về hoạt động này. Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO và bắt đầu tiến trình hội nhập toàn diện với kinh tế thế giới. Sức ép của hội nhập và nhu cầu về xăng dầu tăng nhanh đã đặt ra những thách thức mới trong công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên, nếu vượt qua được thách thức này, Việt Nam sẽ có cơ hội hội nhập sâu hơn và hiệu quả hơn vào nền kinh tế thế giới.
Thứ ba, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu
ở Việt Nam thời gian qua còn nhiều bất cập. Trong công cuộc cải cách và đổi mới kinh tế của Việt Nam, công tác quản lý nhà nước đối với thị trường và ngành hàng xăng dầu còn đang trong quá trình hoàn thiện. Công tác quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu còn nhiều bất cập. Nhà nước vẫn còn lúngt úng trong việc điều hành giá xăng dầu và đối phó với sự biến động giá cả xăng dầu trên thị trường thế giới. Tình trạng buôn bán lậu, gian lận thương mại và tạm nhập tái xuất còn lộn xộn chưa giải quyết được.
Thứ tư, Việt Nam cam kết sẽ mở cửa thị trường để các hãng xăng dầu
nước ngoài trực tiếp tham gia xuất nhập khẩu xăng dầu. Khâu phân phối Việt Nam không cam kết, tuy nhiên trong thực tế Chính phủ không cấm các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các doanh nghiệp có kinh doanh phân phối xăng dầu, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng nhà máy lọc dầu được phép thành lập liên doanh phân phối xăng dầu; Bên cạnh đó cùng với tiến trình hội nhập, hàng rào thuế quan, phi thuế quan, sự can thiệp hành chính của Nhà nước vào thị trường xăng dầu sẽ giảm dần, những yếu tố đó đang đặt ra yêu cầu quản lý mới. Mặc dù vậy, hệ thống chính sách liên quan đến kinh doanh xăng dầu của Việt Nam còn trong quá trình xây dựng và hoàn thiện, nhiều chính sách không phù hợp với những cam kết của Việt Nam và thực tế thị trường. Trước tình hình đó Nhà nước phải đổi mới quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu nhằm quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu theo những mục tiêu của Nhà nước đồng thời tạo điều kiện để doanh nghiệp chủ động, tự phát triển. Bên cạnh đó, bản thân các doanh nghiệp phải có chiến lược phù hợp, đổi mới phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh nhằm giữ ổn định thị trường xăng dầu Việt
Nam, nâng cao hiệu quả kinh doanh, chiến thắng trên “sân nhà” và hướng tới thắng lợi “trên sân” của các nước trong khu vực.
Thứ năm, do năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh xăng
dầu Việt Nam chưa cao. Hiện tại, ngành xăng dầu Việt Nam đã hình thành được hệ thống các doanh nghiệp kinh doanh trong nước (phân phối xăng dầu) thuộc các thành phần kinh tế khác nhau như Nhà nước, tư nhân, liên doanh liên kết… tham gia tất cả các loại hình bán buôn, bán lẻ và tổ chức vận tải. Đồng thời, hệ thống các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu bao gồm 11 doanh nghiệp đã được hình thành. Các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu thuộc nhiều loại hình. Mặc dù vậy, có thể thấy các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam còn nhỏ, quy mô và năng lực cạnh tranh còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường quốc tế.
Thứ sau, sự diễn biến phức tạp, khó dự báo của xăng dầu trên thị trường
thế giới, nhất là trong những năm gần đây đã ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường xăng dầu trong nước. Giá cả mặt hàng xăng dầu trên thị trường quốc tế biến động phức tạp, khó lường nên gây khó khăn cho việc ổn định giá bán xăng dầu trong nước nhằm ổn định sản xấut và đời sống xã hội. Trong thời gian gần đây, giá cả mặt hàng xăng dầu biến động mạnh do sự biến động của tình hình chính trị, tác động từ cuộc khủngh oảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, những khó khăn trong việc khai thác dầu mỏ; các lý do công nghệ, và sự hạn chế nguồn cung, cũng như nhu cầu về xăng dầu trên thế giới.
PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Bắc Giang nằm ở tọa độ địa lý từ 21007’ đến 21037’ vĩ độ bắc; từ 105053’ đến 107002’ kinh độ đông. Có vị trí thuận lợi do nằm ở vị trí chuyển tiếp từ vùng Trung du và Miền núi phía Bắc tới vùng đồng bằng sông Hồng và trên hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh với quốc lộ 1A, đường sắt Nam - Bắc và có đường thủy tới cảng Hải Phòng, gần sân bay quốc tế Nội Bài (40 km). Bắc Giang cách không xa các trung tâm đô thị, công nghiệp, dịch vụ lớn như Thủ đô Hà Nội (50 km), khu dịch vụ lớn các trường đại học, viện nghiên cứu, bệnh viện và cửa khẩu Hữu Nghị, tiếp giáp khu sản xuất hàng điện tử, cơ khí, tiểu thủ công nghiệp lớn vùng thủ đô.
Địa giới tỉnh Bắc Giang tiếp giáp với các tỉnh, cụ thể như sau: Phía Nam giáp các tỉnh Bắc Ninh (sông Cầu), Hải Dương (Chí Linh); Phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn (Hữu Lũng); Phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh (Đông Triều); Phía Tây giáp tỉnh Thái Nguyên (Đồng Hỷ); Đặc biệt phía Tây Nam là Thủ đô Hà Nội (Sóc Sơn).
3.1.1.2. Diện tích, đơn vị hành chính
Tỉnh Bắc Giang có diện tích là 384.971,4 ha, được phân ra 3 vùng là: (1) Vùng miền núi và núi cao chiếm gần 40%; (2) Vùng trung du và núi thấp chiếm khoảng 45%; (3) Vùng đồng bằng chiếm gần 15% tổng diện tích tự nhiên.
Bắc Giang có 10 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: Thành phố Bắc Giang và 09 huyện gồm: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Tân Yên, Lạng Giang, Yên Dũng, Hiệp Hòa, Việt Yên, trong đó: có 6 huyện miền núi, 1 huyện vùng cao (Sơn Động) và còn lại là vùng trung du, đồng bằng.
Toàn tỉnh hiện có 230 xã, phường, thị trấn.
3.1.1.3. Đặc điểm địa hình và phân vùng lãnh thổ tự nhiên
Là vùng chuyển tiếp nên địa hình thấp dần từ phía Bắc xuống phía Nam, độ cao và độ dốc trung bình giảm dần (từ gần 500 m xuống còn khoảng 100 m so
với mặt nước biển và từ khoảng 200 xuống gần 00), bị chia cắt bởi hệ thống sông, ngòi và một số hồ. Được chia thành hai tiểu vùng:
Vùng trung du có đồng bằng xen kẽ chiếm 28% diện tích toàn tỉnh, bao gồm các huyện: Hiệp Hoà, Việt Yên và thành phố Bắc Giang, với đặc trưng có nhiều gò đồi xen lẫn đồng bằng, độ cao trung bình 100 ÷ 150m, độ dốc từ 10 ÷150.
3.1.1.4. Điều kiện khí hậu, thời tiết
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa theo mùa lại khá điều hòa và mang đặc điểm chung của vùng Đông Bắc với 4 mùa rõ rệt. Mùa đông khô, lạnh từ tháng 11 năm trước tới tháng 1 năm sau; mùa hè nóng, mưa nhiều từ tháng 5 tới tháng 7; mùa xuân ấm, ẩm từ tháng 2 đến tháng 4; mùa thu khí hậu ôn hòa từ tháng 7 đến tháng 10.
* Nhiệt độ: Biên độ nhiệt độ trung bình năm ít thay đổi, với nhiệt độ trung
bình năm khoảng 23-240C, tháng 1 có nhiệt độ trung bình khoảng 160C, tháng nóng nhất là tháng 7 có nhiệt độ trung bình trên 300C. Tuy nhiên, có sự chênh lệch nhiệt độ giữa tiểu vùng núi (rét đậm, sương muối ảnh hưởng đến chăn nuôi, trồng trọt hàng năm), tiểu vùng trung du và tiểu vùng đồng bằng.
* Lượng mưa: Lượng mưa trung bình những các năm gần đây của Bắc
Giang khoảng 1.600 mm, tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm. Trong khi đó tháng 12, tháng 1, tháng 2 là những tháng có lượng mưa thấp nhất trong năm. Độ ẩm trung bình trên 80%, trong đó các tháng mùa đông có độ ẩm không khí từ 74% - 80%, các tháng mùa hạ lên tới 85%.
* Chế độ gió: Chịu ảnh hưởng của gió Đông Nam về mùa hè, gió mùa
Đông Bắc về mùa đông. Hàng năm ít chịu ảnh hưởng của bão do nằm sâu trong đất liền và có một số huyện miền núi Yên Thế, Sơn Động, Lục Ngạn, đôi khi xảy ra hiện tượng lốc cục bộ và mưa đá vào mùa hè.
* Giờ nắng và độ ẩm: Nhìn chung chế độ chiếu sáng tương đối thuận lợi
cho phát triển sản xuất, kinh doanh với số giờ năng trung bình trong năm đạt từ 1.590 đến 1.812 giờ. Độ ẩm trung bình trên 80%, trong đó các tháng mùa đông có độ ẩm không khí từ 74 - 80%, các tháng mùa hạ lên tới 85%.
3.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất
Bắc Giang có diện tích 384.971,4 ha chiếm 4,01% diện tích trong vùng và 1,16% diện tích đất cả nước. Diện tích đất nông, lâm nghiệp có 273.857 ha chiếm
71,24% tổng diện tích, diện tích đất phi nông nghiệp là 92.332 ha chiếm 24,02%, còn lại là đất chưa sử dụng. Do dân số đông nên mức bình quân đất đai/người ở mức thấp trong cả nước và ngay ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Bình quân diện tích đất tự nhiên/người là 0,24ha. Bình quân đất sản xuất nông nghiệp/người là 0,17 ha và hệ số sử dụng đất tăng lên, đạt khoảng 1,9 lần.
Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 6 nhóm đất với 15 loại đất chính, cụ thể như sau:
- Nhóm đất phù sa: Diện tích 50.246,08 ha, chiếm 13,14% diện tích tự
nhiên. Loại đất này được phân bố ở vùng đồng bằng ven các sông. Đây là nhóm đất có hàm lượng dinh dưỡng khá, rất thích hợp với các loại cây nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây trồng ngắn ngày;
- Nhóm đất bạc màu: Diện tích 42.897,84 ha, chiếm 11,22% diện tích tự
nhiên, loại đất chính là đất bạc màu trên phù sa cổ. Loại đất này được phân bố ở hầu khắp các huyện trên địa bàn tỉnh, tập trung nhiều ở Việt Yên, Hiệp Hoà, Tân Yên… Đây là nhóm đất bằng, song nghèo đạm, lân, giàu kali, tơi, xốp, thoát nước tốt thích hợp với các loại cây lấy củ như khoai tây, khoai lang, cây đậu đỗ và các loại cây công nghiệp ngắn ngày;
- Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: Diện tích 6.546,67 ha, chiếm
1,71% diện tích tự nhiên. Loại đất này phân bố ở các thung lũng nhỏ kẹp giữa các dãy núi. Đây là loại đất được hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và lắng đọng, nên thường có độ phì khá, rất thích hợp với trồng ngô, đậu đỗ và cây công nghiệp ngắn ngày;
- Nhóm đất đỏ vàng: Diện tích 241.358,21 ha, chiếm 63,13% diện tích tự
nhiên. Đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất trong các nhóm đất ở Bắc Giang. Đất thường có màu nâu đỏ, đỏ nâu, đỏ vàng tuỳ theo mẫu chất, quá trình phong hoá và quá trình tích luỹ hữu cơ, thích hợp phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày;
- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: Diện tích 1.008,04 ha, chiếm 0,27% diện
tích tự nhiên, phân bố ở các ngọn núi cao giáp dãy Yên Tử và giáp Thái Nguyên;
- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: Diện tích 18.809,98 ha, chiếm 4,92 % diện
tích tự nhiên, phân bố ở hầu hết các huyện. Đây là loại đất đã bị phá huỷ bề mặt do bị rửa trôi xói mòn mạnh trong quá trình khai thác sử dụng, tầng đất mỏng, độ phì kém, khó khăn đối với sản xuất nông nghiệp.
Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt ở tỉnh Bắc Giang do 3 con sông lớn chảy qua là sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam cùng một số hồ lớn như Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần, một số hồ chứa nước khác. Cụ thể:
- Sông Cầu: Chiều dài 290 km, đoạn chảy qua địa phận Bắc Giang là 110
km. Sông Cầu có hai chi lưu lớn nằm ở hữu ngạn là sông Công và sông Cà Lồ. Lưu lượng nước sông Cầu hàng năm là 4,2 tỷ m3.
- Sông Lục Nam: Chiều dài 278 km, đoạn chảy qua địa phận tỉnh là 150
km, gồm các chi lưu chính là sông Cẩm Đàn, sông Thanh Luận, sông Rán, sông Bò. Lưu lượng nước hàng năm 1,86 tỷ m3
.
- Sông Thương: Chiều dài 150 km, có chi lưu chính là sông Hoá, sông Sỏi
và sông Trung. Lưu lượng nước sông Thương hàng năm là 1,46 tỷ m3.
- Hồ chứa lớn: Hiện nay Bắc Giang có khoảng 70 hồ chứa lớn với tổng
diện tích gần 5.000 ha, trong đó có các hồ lớn như hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần, hồ Suối Nứa, hồ Cầu Rễ, hồ Đá Ong, hồ Suối Cấy...
- Chế độ thủy văn chung: Theo số liệu điều tra cho thấy tổng lượng dòng
chảy qua Tỉnh khoảng 7,5 triệu m3/năm, mực nước sông trung bình tại trạm Cầu Sơn là 2,18m, mực nước trung bình mùa lũ 4,3m. Lưu lượng kiệt nhỏ nhất Qmin = 1m3/s, lưu lượng lũ lớn nhất Qmax = 1.400m3
/s. Mực nước lũ lớn nhất tại trạm Bắc Giang = 6,2-6,8m, thường xuất hiện vào tháng 8 và tháng 9.
Tài nguyên rừng
Đến năm 2014, Bắc Giang có 140.356 ha đất lâm nghiệp có rừng, chiếm 36,5% tổng diện tích đất sử dụng, trong đó đất rừng sản xuất là 106.279 ha; đất rừng phòng hộ là 20.303 ha, phân bố chủ yếu ở Sơn Động, Lục Ngạn; đất rừng đặc dụng là 13.773 ha, tập trung ở 3 khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ, Tây Yên Tử, suối Mỡ.
Rừng ở Bắc Giang có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phòng, chống xói mòn, rửa trôi, ngăn lũ ống, lũ quét và có vai trò phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ vùng hạ du đồng bằng Bắc bộ. Trữ lượng gỗ có khoảng 3,5 triệu m³, tre nứa khoảng gần 500 triệu cây. Ngoài tác dụng tán che, cung cấp gỗ, củi, dược liệu, nguồn sinh thuỷ, rừng Bắc Giang còn có nhiều sông, suối, hồ đập, cây rừng nguyên sinh phong phú tạo cảnh quan môi sinh đẹp và hấp dẫn.
Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn tỉnh đã phát hiện và đăng ký được 63 mỏ với 15 loại khoáng sản khác nhau gồm than, kim loại, khoáng chất công nghiệp (khoáng sản) và vật liệu xây dựng. Cụ thể:
Than đã xác định trữ lượng 8 mỏ tại các huyện Yên Thế, Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam, với trữ lượng hơn 114 triệu tấn, gồm các loại than antraxit, than gầy, than bùn. Riêng mỏ than Đồng Rì (huyện Sơn Động) có trữ lượng lớn (107,3 triệu tấn), có khả năng khai thác quy mô công nghiệp quốc gia.
Khoáng sản vật liệu xây dựng có 16 mỏ khoáng sét với trữ lượng khoảng