Có nhiều chỉ tiêu đánh giá về quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu
1/. Các chỉ tiêu phản ánh số lƣợng:
Số lươ ̣ng các cửa hàng bán lẻ và các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu Số lươ ̣ng lao động trực tiếp tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu
Số lượng văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh xăng dầu
2/. Các chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ:
Tỷ lệ các cửa hàng bán lẻ xăng dầu xóa bỏ, xây mới, nâng cấp so với quy hoạch
3/. Các chỉ tiêu phản ánh quy mô:
Quy mô kinh doanh của các doanh nghiệp và quy mô về trang thiết bị của các cửa hàng bán lẻ xăng dầu
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
4.1.1. Các cấp quản lý nhà nƣớc về kinh doanh xăng dầu
Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu có ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt, mọi lĩnh vực của nền kinh tế xã hội, vì vậy nhà nước thống nhất quản lý từ cấp trung ương đến địa phương. Việc quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu ở cấp trung ương mang tầm vĩ mô như: điều hành, quản lý về giá; quản lý các thương nhân xuất nhập khẩu; sản xuất, thăm rò khai thác dầu khí…. Điều 40 Nghị định số 83 quy định rõ về trách nhiệm của các Bộ, ngành. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý Nhà nước đối với hệ thống bán lẻ xăng dầu cụ thể như sau:
4.1.1.1. Trung ương
Các Bộ, ngành có trách nhiệm hướng dẫn thủ tục hành chính quy định tại Nghị định 83, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
Bộ Công Thương: Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính điều hành giá bán
xăng dầu, điều hành trích lập và sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu thông qua cơ chế hoạt động của Tổ liên ngành điều hành giá xăng dầu. Khi có ý kiến khác nhau, Bộ Công Thương quyết định và chịu trách nhiệm; trường hợp cần thiết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra, giám sát thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu. Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ưng thực hiện Nghị định 83 và xây dựng chính sách, cơ chế về giá, thuế, phí để bảo đảm nguyên tắc thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Bộ Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương kiểm tra, giám sát
thương nhân đầu mối. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá; chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn phương pháp tính giá cơ sở, hướng dẫn việc quản lý, trích lập và sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu; kiểm tra và giám sát việc thực hiện chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức. Ban hành các văn bản hướng dẫn về kinh doanh xăng dầu, hệ thống bán lẻ xăng dầu.
Bộ Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan
quản lý, kiểm tra, kiểm soát đo lường, chất lượng xăng dầu sản xuất, pha chế, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường; bổ sung hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đo lường, chất lượng xăng dầu, quy định trực tiếp thực hiện thống nhất trong cả nước.
Bộ Giao thông vận tải: Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Khoa
học và Công nghệ, các cơ quan liên quan quy định tiêu chuẩn, điều kiện điểm nối của hệ thống giao thông với hệ thống bán lẻ xăng dầu theo quy định Nghị định 83. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quy định quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu.
Bộ Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên
quan tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường của các cơ sở kinh doanh xăng dầu; đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường cho cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp bán hàng tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong kinh doanh xăng dầu.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo các Sở, Ban, ngành tại địa phương hướng dẫn hồ sơ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu, Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu, Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu tại địa phương; giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu tại địa phương, bảo đảm tuân thủ đúng các quy định của pháp luật hiện hành; giám sát chất lượng xăng dầu trên địa bàn quản lý; quy định giờ bán hàng tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu; quy định các trường hợp dừng bán hàng, quy trình thông báo trước khi dừng bán hàng; quản lý thương nhân cung cấp cho cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
4.1.1.2. Cấp tỉnh
UBND tỉnh Bắc Giang thống nhất quản lý chung hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh. Các cấp, các ngành và UBND cấp huyện quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn theo các quy định của pháp luật và thẩm quyền được phân cấp;
Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xăng dầu trên cơ sở phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển của tỉnh và quy hoạch phát triển của các ngành; đảm bảo yêu cầu hiệu quả đầu tư, kết hợp chặt chẽ với yêu cầu đảm bảo an ninh quốc phòng, dự trữ quốc gia và nhu cầu nhiên liệu cho CNH - HĐH, phát triển kinh doanh toàn vùng trong đó Bắc Giang trở thành một trong những trung tâm động lực phát triển của khu vực.
a. Sở Công Thương
- Chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan của tỉnh phổ biến quy hoạch mạng lưới kinh doanh kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnhvà các văn bản điều chỉnh có liên quan đến các Sở, ngành, UBND huyện, thành phố cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế kinh doanh xăng dầu trên địa bàn biết để làm căn cứ đầu tư xây dựng theo từng giai đoạn phù hợp với quy hoạch.
- Quản lý việc thực hiện phát triển hệ thông cửa hàng kinh doanh xăng dầu phù hợp theo quy hoạch này.
- Thẩm định và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu cho các cửa hàng kinh doanh xăng dầu theo các quy định hiện hành của pháp luật.
- Làm đầu mối tổ chức kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh đối với các cửa hàng kinh doanh xăng dầu, hàng năm tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch về UBND tỉnh.
b. Sở kế hoạch và Đầu tư
Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và làm đầu mối tham mưu cho UBND tỉnh cấp chứng nhận đầu tư cho các dự án liên quan đến xăng dầu theo quy định của pháp luật.
c. Sở tài nguyên và Môi trường
Phối hợp với UBND các huyện, thành phố và các ngành có liên quan dành diện tích đất để xây dựng hệ thống của hàng kinh doanh xăng dầu phù hợp với quy hoạch phát triển chung của từng giai đoạn, thực hiện các trình tự thủ tục giao đất, thu hồi đất đúng với quy định của pháp luật.
Chủ trì phối hợp các đơn vị lập kế hoạch ứng cứu sự cố rò rỉ xăng dầu, tràn dầu trên sông. Hướng dẫn các cửa hàng thực hiện các quy định về vệ sinh môi trường. Kiểm tra và sử lý các cửa hàng vi phạm quy định về bảo vệ môi trường
d. Sở xây dựng
Cấp (hoặc uỷ quyền cấp) giấy phép xây dựng cho xây dựng mới, cải tạo nâng cấp cửa hàng kinh doanh xăng dầu đảm bảo đúng các quy định của pháp luật hiện hành và theo đúng quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt.
e. Sở Giao thông vận tải
Hướng dẫn các doanh nghiệp giải quyết các thủ tục có liên quan đến việc xác định lộ giới, hành lang an toàn giao thông, đấu nối đối với những tuyến giao
thông đường bộ, đường thuỷ trên địa bμn được phân cấp (cả các tuyến đường do Trung ương quản lý) theo quy định.
f. Sở khoa học & công nghệ
Thẩm định chất lượng thiết bị, máy móc, phương tiện phục vụ kinh doanh xăng dầu đảm bảo đúng các quy chuẩn quy định an toàn.
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất về chất lượng và điều kiện bảo đảm chất lượng, phương tiện đo lường tại các cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn.
h. Phòng cảnh sát PCCC (Công an tỉnh)
Thẩm định các điều kiện để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy cho các cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn. Thường xuyên tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy.
g. UBND huyện, thành phố
Chịu trách nhiệm phổ biến quy hoạch hệ thống các cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn đã được phê duyệt.
Phối hợp cùng Sở Công Thương và các Sở, ngành chức năng đề xuất với UBND tỉnh các biện pháp xử lý đối với các vấn đề nảy sinh trong thực tế, điều chỉnh bổ sung quy hoạch cho phù hợp.
Có trách nhiệm quản lý, kiểm tra chặt chẽ vịêc đầu tư xây dựng hệ thống cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn, định kỳ báo cáo về UBND tỉnh (qua Sở Công thương) việc thực hiện quy hoạch trên địa bàn mình quản lý.
i. Các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn tỉnh
Nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định phê duyệt quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu của UBND tỉnh và các quy định khác của Nhà nước.
Chủ động xây dựng kế hoạch di dời các cơ sở không phù hợp quy hoạch; cải tạo nâng cấp mở rộng hoặc đầu tư phát triển cơ sở kinh doanh xăng dầu của đơn vị một cách kịp thời theo đúng quy hoạch.
4.1.2. Khái quát tình hình kinh doanh của các cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
4.1.2.1. Tình hình tiêu thụ xăng dầu
15,65%/năm. Việc cung ứng xăng dầu cho các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh do các doanh nghiệp trong tỉnh giữ vai trò chủ đạo, chiếm khoảng 70- 80% thị phần bán ra trên thị trường. Do vậy, khi có biến động cung - cầu, giá cả trên thị trường, địa bàn tỉnh vẫn duy trì được nguồn cung ổn định, không để xảy ra những tác động gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống xã hội của nhân dân.
Qua điều tra, tổng hợp số liệu cho thấy, sản lượng xăng dầu bán ra bình quân/cửa hàng như sau:
- Các cửa hàng trên tuyến Quốc lộ 1 có sản lượng tiêu thụ cao, bình quân đạt khoảng 200-400 m3/tháng/cửa hàng,
- Các của hàng nằm trong thành phố, thị trấn hoặc tại các khu công nghiệp và đông dân cư có sản lượng khá, bình quân đạt khoảng 150-200 m3/tháng/cửa hàng,
- Các cửa hàng trên các tuyến Quốc lộ khác và Đường tỉnh có sản lượng bình quân đạt khoảng 50-100 m3/tháng/ cửa hàng,
- Các cửa hàng tại khu vực miền núi và trên tuyến đường huyện, xã có sản lượng rất thấp, bình quân khoảng 20-30 m3/tháng, do lưu lượng xe lưu thông không lớn;
Bảng 4.1: Lƣợng xăng dầu tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ 2010 – 2016
Đơn vị tính: m3 STT Chủng loại Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Đến tháng 6/2016 1 Xăng 59.652 70.471 79.363 78.712 91.936 101.129 117.309 2 Dầu diezen 38.628 44.036 52.320 55.386 68.401 79.755 90.920 Tổng 98.290 114.507 131.683 134.098 160.337 180.884 208.229
4.1.2.2. Mạng lưới kinh doanh xăng dầu
Bắc Giang là tỉnh miền núi, trung du phía bắc, có diện tích tự nhiên là 3.841,57 km2, dân số khoảng 1,6 triệu người được phân bố trên 9 huyện và 01
thành phố. Bắc Giang có 05 tuyến Quốc lộ chạy qua với tổng chiều dài là 253,5 km, 18 đường tỉnh, với tổng chiều dài là 419,98 km và nhiều tuyến đường huyện, đường xá và đường nội thị. Mạng lưới kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tương đối đồng bộ và phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, của các huyện, thành phố và các Quy hoạch ngành liên quan. Mạng lưới xăng dầu của Bắc Giang bao gồm: kho dự trữ tuyến sau; phương tiện vận chuyển và hệ thống cửa hàng kinh doanh xăng dầu, được phân bố đều trên các tuyến Quốc lộ, đường tỉnh và đường huyện, xă, nội thị, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng và sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
a. Hệ thống kho
- Kho xăng dầu: Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 02 kho là: kho xăng dầu của Công ty xăng dầu Hà Bắc t ại thành phố Bắc Giang với sức chứa là 4.500m3; giai đoạn 2011-2013 quy hoa ̣ch mở rông , nâng sức chứa lên 10.000m3 (theo Quyết định số 2412/QĐ-BCT ngày 17/5/2011 của Bộ Công Thương ), đến nay chưa thực hiê ̣n được . Kho xăng dầu của Côn g ty TNHH Ngo ̣c Khánh ta ̣i xã Tiên Hưng huyê ̣n Lu ̣c Nam , công suất thiết kế là 2000m3, hiê ̣n nay đang khai thác là 750m3 (hiê ̣n nay cho Chi nhánh Công ty CP xăng dầu dầu khí Hà Nô ̣i ta ̣i Bắc Giang thuê).
b. Hệ thống cửa hàng kinh doanh xăng dầu
Thực hiện Quy hoạch Mạng lưới kinh doanh xăng dầu tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, ban hành kèm theo Quyết định số 116/QĐ-UBND ngày 30/10/2009; đã được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 84/QĐ-UBND ngày 06/04/2012 của UBND tỉnh Bắc Giang: Từ năm 2009 đến nay, trên địa tỉnh đã xây mới 71 cửa hàng xăng dầu, xóa bỏ 14 cửa hàng, việc quản lý chấp thuận đầu tư xây dựng đầu tư xây dựng phát triển mới các cửa hàng xăng dầu đã được thực hiện theo đúng các trình tự thủ tục, bám sát các địa điểm được xác định trong Quy hoạch, đảm bảo thực hiện theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4530:2011 cửa hàng xăng dầu - yêu cầu thiết kế và các quy định khác có liên quan
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 275 cửa hàng kinh doanh xăng dầu đã được Sở Công Thương cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, trong đó: Quốc lộ 106 cửa hàng, Đường tỉnh 88 cửa hàng, đường huyện xã và nội thị 80 cửa hàng, đường thủy nội địa (đường sông) 01 cửa hàng. Hệ thống cửa hàng xăng
dầu cơ bản đã đáp ứng được nhiệm vụ quan trọng là góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, cụ thể:
- Theo quy mô:
+ Cửa hàng loại I: có 25 cửa hàng, chiếm tỷ lệ 9,09% trong tổng số cửa hàng hiện có.
+ Cử a hàng loại II: có 113 cửa hàng, chiếm tỷ lệ 41,09% trong tổng số của hàng hiện có.
+ Cử a hàng loại III : có 137 cửa hàng, chiếm tỷ lệ 49,82% trong tổng số của hàng hiện có.
- Theo địa bàn dân cư (các huyện, thành phố): tổng số trên địa bàn toàn
tỉnh có 275 cửa hàng, trong đó: TP Bắc Giang có 26 cửa hàng; huyện Sơn Động có 15 cửa hàng ; huyện Lục Ngạn có 36 cửa hàng ; huyện Lục Nam có 31 cửa hàng; huyện Yên Thế có 23 cửa hàng ; huyện Tân Yên có 30 cửa hàng ; huyện Lạng Giang có 27 cửa hàng; huyện Việt Yên có 31 cửa hàng; huyện Hiệp Hoà 33 cửa hàng; huyện Yên Dũng 24 cửa hàng.
Toàn tỉnh có 154 xã, phường, thị trấn đã có cửa hàng xăng dầu, chiếm tỷ lệ 67,2% trong tổng số xã, phường, thị trấn của tỉnh; 75 xã trên địa bàn tỉnh chưa có cửa hàng xăng dầu, chiếm tỷ lệ 32,8% trong tổng số xã, phường, thị trấn