Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 43 - 47)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1. Điều kiện tự nhiên tự nhiên kinh tế xã hội huyện Gia Bình

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Gia Bình nằm ở phía đông nam tỉnh Bắc Ninh, tọa độ địa lý: từ 21º01’14” đến 21º06’51” độ bắc và từ 106º07’43” đến 106º18’22” kinh độ đông. Tổng diện tích tự nhiên chiếm 10.758,67 ha chiếm 13,09% diện tích của tỉnh.

Theo hồ sơ địa giới 364/CT, vị trí hành chính của huyện nhƣ sau:

- Phía đông: giáp thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dƣơng giới hạn bởi sông Thái Bình;

- Phía tây: giáp huyện Thuận Thành; - Phía nam: giáp huyện Lƣơng Tài;

- Phía bắc: giáp huyện Quế Võ giới hạn bởi sông Đuống.

Huyện có hệ thống các tuyến đƣờng tỉnh lộ 280, 284, 295 nối liền với quốc lộ 1A, quốc lộ 17, quốc lộ 5, quốc lộ 38. Cùng với các tuyến đƣờng huyện hình thành nên mạng lƣới giao thông rất thuận lợi, tạo điều kiện cho huyện có thế mạnh trong việc giao lƣu kinh tế, văn hoá và tiêu thụ sản phẩm.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

a. Địa hình:

Địa hình huyện Gia Bình thuộc vùng đồng bằng, khá bằng phẳng, có một vài núi nhỏ thuộc xã Lãng Ngâm, Giang Sơn và xã Đông Cứu. Huyện đƣợc bao bọc xung quanh bởi sông Đuống, sông Ngụ, trên địa bàn có nhiều sông nội địa, ao, hồ nhỏ, kênh mƣơng.

Với dạng địa hình trên huyện Gia Bình có điều kiện thuận lợi phát triển đa dạng cây trồng, vật nuôi, luân canh nhiều cây trồng và canh tác nhiều vụ trong năm. Song cũng có khó khăn là phải xây dựng các công trình tƣới, tiêu cục bộ và đòi hỏi lựa chọn cơ cấu cây trồng vật nuôi thích hợp đối với từng dạng địa hình mới phát huy đƣợc hết tiềm năng đất đai của huyện.

b. Địa mạo:

Là huyện thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Nhìn về tổng thể đây là vùng đất bao gồm những dải phù sa màu mỡ với những cánh đồng lúa rộng lớn, xanh tốt xen kẽ các làng xóm dân cƣ.

4.1.1.3. Khí hậu

Gia Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: nóng ẩm, mƣa nhiều, chịu ảnh hƣởng trực tiếp của gió mùa. Thời tiết trong năm chia làm 4 mùa rõ rệt. Có mùa đông lạnh và mùa hè nóng nực.

Mùa mƣa: Từ tháng 4 đến tháng 10, lƣợng mƣa trung bình từ 100 mm đến 312 mm. Nhiệt độ bình quân tháng 23,7-29,1oC.

Mùa Khô: Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 16- 21oC, lƣợng mƣa/tháng biến động từ 20-56 mm.

Hàng năm có 2 mùa gió chính: Gió mùa đông bắc (từ tháng 10 năm trƣớc đến tháng 3 năm sau) và gió mùa đông nam (từ tháng 4 đến tháng 9).

Độ ẩm không khí trung bình khoảng 83%, cao nhất là tháng 3 và tháng 4 (86%-88%) thấp nhất là tháng 12 (77%).

Nhìn chung huyện Gia Bình có điều kiện khí hậu thuận lợi thích hợp với nhiều loại cây trồng cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú. Mùa đông có thể trồng nhiều cây hoa màu ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, cũng cần phải chú ý đến các hiện tƣợng thời tiết bất lợi để có kế hoạch chỉ đạo sản xuất cho hợp lý.

4.1.1.4. Thủy Văn

Huyện Gia Bình có 2 sông lớn chảy qua là sông Đuống chảy ở phía Bắc và phía Đông Nam là sông Ngụ, mật độ lƣới sông cao, trung bình từ 1-1,2 km/km2.

- Sông Đuống: Là phân lƣu của sông Hồng. Hàng năm sông Đuống chuyển tải từ sông Hồng sang sông Thái Bình một lƣợng nƣớc khá lớn, ƣớc tính khoảng 29 tỷ m3 nƣớc. Vì vậy nó đã ảnh hƣởng rất lớn tới chế độ dòng chảy ở hạ du sông Thái Bình.

- Sông Ngụ: Khởi nguồn từ Đại Bái kết thúc ở Kênh Vàng, sông dài 19,4 km. Đây là trục tiêu chính của các trạm bơm Kênh Vàng, Văn Thai, kết hợp lấy nƣớc tƣới cho hầu hết các trạm bơm cục bộ thuộc huyện Lƣơng Tài và Gia Bình. Đồng thời, trục sông Ngụ còn làm nhiệm vụ cấp nƣớc cho dân sinh và các ngành kinh tế khác cho nhân dân sống ở hai bên bờ sông.

Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có sông: Lai, Văn, Khoai, Móng, Bãi Hà và nhiều tuyến kênh mƣơng, ao hồ lớn, nhỏ tạo thành mạng lƣới thủy văn dày đặc.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Theo kết quả khảo sát và lập bản đồ đất tỉnh Bắc Ninh năm 2000 (tỉ lệ 1/25.000), thì trên địa bàn huyện bao gồm 8 loại đất chính nhƣ sau:

- Đất bãi cát ven sông (Cb) có khoảng 96,0 ha (0,89% diện tích tự nhiên). - Đất phù sa đƣợc bồi của hệ thống sông Hồng (Phb): 665,0 ha (6,17% diện tích đất tự nhiên) đƣợc phân bố dọc theo sông Đuống ở địa hình vàn và vàn thấp.

- Đất phù sa không đƣợc bồi của hệ thống sông Hồng (Ph): 1.516,0 ha (14,1% diện tích tự nhiên).

- Đất phù sa của hệ thống sông Hồng (Phg): 2.184,0 ha (20,26% diện tích tự nhiên).

- Đất phù sa loang lổ của hệ thống sông Hồng (Phf) có 962,0 ha (8,92% diện tích đất tự nhiên), nằm ở địa hình vàn, vàn cao.

- Đất phù sa úng nƣớc mùa hè (Pj) khoảng 191,0 ha (1,77% diện tích đất tự nhiên). Đất có thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nặng, cây trồng chủ yếu là cấy lúa 1 vụ.

- Đất phù sa xám bạc trên phù sa cổ (B) có khoảng 161,0 ha (1,49% diện tích đất tự nhiên) đƣợc hình thành trên phù sa cổ, bạc màu nghèo dinh dƣỡng.

- Đất xám vàng nhạt trên đá cát và dăm cuội kết (Fq): 19,0 ha (0,27% diện tích đất tự nhiên). Thành phần cơ giới nhẹ, đất chua, các chất dinh dƣỡng đều rất thấp.

- Phần diện tích là mặt nƣớc chiếm trên 8,0% diện tích tự nhiên của huyện.

b. Tài nguyên nước

- Nguồn nƣớc mặt: Sông Đuống là nguồn nƣớc mặt chủ yếu của huyện Gia Bình. Là nơi cung cấp nguồn nƣớc tƣới cho hệ thống thủy nông Gia Thuận. Hệ thống sông ngòi, kênh mƣơng với số lƣợng ao hồ dày đặc tạo điều kiện thuận lợi cung cấp nƣớc quanh năm cho sản xuất và sinh hoạt.

- Nguồn nƣớc ngầm: Tuy chƣa đƣợc khảo sát tính toán cụ thể, nhƣng qua số liệu thực tế sử dụng của ngƣời dân cho thấy mực nƣớc ngầm có độ sâu trung bình từ 3-6 m, với chất lƣợng nƣớc tốt.

c. Tài nguyên rừng

Là huyện đồng bằng nên diện tích rừng của Gia Bình không nhiều. Hiện tại có 45,20 ha, tại các xã Đông Cứu (29,00 ha), Giang Sơn (8,45 ha), Lãng Ngâm (7,75 ha), là rừng trồng phòng hộ, góp phần ổn định môi trƣờng sinh thái.

d. Tài nguyên khoáng sản và nguyên vật liệu xây dựng

Địa chất huyện Gia Bình là trầm tích trẻ nguồn gốc phù sa sông Hồng, do đó khoáng sản chỉ có sét để sản xuất gạch ngói và cát để xây dựng.

- Cát sông: Qua thăm dò sơ bộ dọc đoạn sông Đuống giáp các xã Giang Sơn, Đại Lai, Thái Bảo, Vạn Ninh, Cao Đức. Cồn cát đen nổi lên ở đây với trữ lƣợng nhỏ, chất lƣợng đạt yêu cầu san lấp và làm vật liệu xây dựng.

- Sét sản xuất gạch ngói: Theo khảo sát khoáng sản của tỉnh, trên địa bàn có trữ lƣợng ít. Thực tế nhân dân đã khai thác để làm gạch, trọng lƣợng nhẹ do lƣợng cát nhiều và phân bố chủ yếu ở một số xã ven đê nhƣ Cao Đức, Vạn Ninh,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)