Thực trạng phát triển kinh tế xã hội huyện Gia Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 47 - 51)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1. Điều kiện tự nhiên tự nhiên kinh tế xã hội huyện Gia Bình

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội huyện Gia Bình

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm gần đây, huyện đã phát huy lợi thế trong sản xuất nông nghiệp và sản xuất làng nghề nên đã duy trì tăng trƣởng tƣơng đối ổn định, tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân giai đoạn (2010-2017) đạt 5,4%/năm. Trong đó khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 1,5%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 6,9% và khu vực dịch vụ tăng 7,1%. GDP bình quân đầu ngƣời năm 2017 đạt 31 triệu đồng. Năm 2017, tỷ trọng ngành nông, lân, thuỷ sản còn 33% , giảm 3,3% so với năm 2010; tỷ trọng công nghiệp- xây dựng đạt 32,1 %, tăng 2,7% so với năm 2010; tỷ trọng dịch vụ 34,9%, tăng 0,60% so với năm 2010.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a. Khu vực kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp

Lĩnh vực kinh tế nông nghiệp của huyện vẫn giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện, với cơ cấu là nông - thủy sản là ngành sản xuất chủ yếu của huyện. Năm 2017, giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản ƣớc đạt 1.168 tỷ đồng (theo giá hiện hành), chiếm 20,70% tổng giá trị sản xuất. Đã gieo trồng đƣợc 11.222,8 ha cây trồng các loại. Trong đó: Lúa xuân 4.300ha với năng suất 61,1 tạ/ha; Lúa mùa 4.320 ha với năng suất 58 tạ/ha; Cây màu các loại 2.602,8 ha;… Theo kết quả điều tra thời điểm 1/4/2017, tổng đàn lợn 38.593 con; đàn trâu, bò 3.955 con; đàn gia cầm 545.712 con;… Tổng diện tích mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản là 1.023 ha với sản lƣợng thuỷ sản ƣớc đạt 4.513 tấn.

b. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Công nghiệp và xây dựng của huyện có bƣớc phát triển nhƣng còn chậm, quy mô sản xuất nhỏ, chiếm tỷ trọng khá nền kinh tế. Năm 2017 đạt giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng cơ bản đạt 3.517 tỷ đồng (giá hiện hành), chiếm 62,30% trong cơ cấu kinh tế. Trên địa bàn huyện hiện có 2 HTX, 51 doanh nghiệp, 5.100 hộ cá thể hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp - TTCN, thu hút và giải quyết việc làm cho trên 10.000 lao động.

c. Ngành thương mại, dịch vụ

Kinh tế dịch vụ tiếp tục phát triển theo cơ cấu thƣơng mại - dịch vụ, nhƣng tốc độ phát triển chƣa cao. Năm 2017 đạt giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 960 tỷ đồng, chiếm 17,00% tổng giá trị sản xuất của huyện.

4.1.2.3. Thực trạng về văn hóa - xã hội

a. Về giáo dục đào tạo

Cơ sở vật chất trƣờng học tiếp tục đƣợc quan tâm: khối mầm non có 10/14 trƣờng đạt chuẩn mức độ I, 03 trƣờng đạt chuẩn mức độ II; khối tiểu học có 12/15 trƣờng đạt chuẩn mức độ II, 03/15 trƣờng đạt chuẩn mức độ I; Khối THCS có 15/15 trƣờng đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 03 trƣờng công nhận lại đạt chuẩn.

b. Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Về cơ sở vật chất: Hiện tại có 1 bệnh viện đa khoa huyện đƣợc đầu tƣ xây dựng bằng nguồn vốn trái phiếu chính phủ, với quy mô 100 giƣờng có thể phát triển thành bệnh viện đa khoa khu vực. Bệnh viện có đủ phòng chức năng và các khoa lâm sàng.

Trung tâm y tế huyện hiện tại đang sử dụng trụ sở của bệnh viện đa khoa cũ, có đủ hệ thống điện nƣớc, có đủ các phòng, khoa làm việc.

c. Công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình

Theo số liệu thống kê, năm 2017, toàn huyện có 94.620 ngƣời, mật độ bình quân dân số là 878 ngƣời/km², trong đó dân số thành thị (thị trấn Gia Bình) có 7.638 ngƣời chiếm 8,10% dân số toàn huyện. Cấu trúc dân số thuộc loại trẻ, nên tiềm năng lao động và khả năng sinh đẻ còn rất lớn. Là huyện có mật độ dân số thấp hơn mức trung bình của tỉnh, song dân số chủ yếu phân bố ở các vùng nông thôn với nền kinh tế thuần nông nên đời sống còn nhiều khó khăn.

d. Thực hiện các chính sách xã hội

Huyện luôn quan tâm, chỉ đạo thực hiện tốt các chính sách xã hội, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả đề án đào tạo nguồn nhân lực và giải quyết việc làm trong năm 2017. Công tác đào tạo nghề đƣợc mở rộng và có bƣớc phát triển cả về quy mô ngành nghề và hình thức. Giải quyết việc làm mới cho trên 2.200 lao động. Công tác giảm nghèo đƣợc nỗ lực thực hiện với nhiều biện pháp đồng bộ, tích cực.

4.1.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

a. Thực trạng phát triển đô thị

Thị trấn Gia Bình với vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của huyện. Thị trấn có tổng diện tích tự nhiên là 465,09 ha chiếm 4,32% diện tích của toàn huyện, dân số 7.638 ngƣời, mật độ phân bố dân cƣ của thị trấn là 1.494 ngƣời/km². Nhìn chung, cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ xây dựng đồng bộ. Quy hoạch phát triển đô thị đƣợc huyện quan tâm nhƣng về mặt thực thi còn rất hạn chế cả về quy mô cũng nhƣ chất lƣợng. Bên cạnh đó, dân cƣ đô thị của huyện ngoài khu vực dân cƣ mới, phần lớn dân cƣ vẫn chủ yếu sống dựa vào sản xuất nông nghiệp với tập quán sinh hoạt mang nét đặc trƣng của dân cƣ nông thôn.

b. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn

Các khu dân cƣ nông thôn tập trung ở 13 xã, có 86.982 ngƣời, chiếm 91,90% dân số toàn huyện. Các khu dân cƣ nông thôn thƣờng đƣợc hình thành và phát triển từ lâu đời, gắn với làng nghề truyền thống, ổn định qua nhiều thế hệ. Tập quán cƣ trú và phân bố theo làng xóm, sống theo dòng họ, nét văn hóa sân đình, nhiều lễ hội dân gian truyền thống.

Một số khu dân cƣ tập trung theo các tuyến giao thông, ngoài đê sông Đuống, kênh mƣơng không thuận lợi cho sản xuất và đời sống. Nhìn chung khu vực dân cƣ nông thôn tƣơng đối ổn định, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi thay song cơ sở hạ tầng chƣa phát triển đồng bộ, nhất là vấn đề về môi trƣờng, nƣớc sạch, thoát nƣớc, bãi rác, khu sản xuất cho các làng nghề, khu chăn nuôi tập trung vẫn chƣa đƣợc quy hoạch còn mang tính tự phát.

4.1.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

a. Giao thông

Hạ tầng giao thông phát triển khá mạnh, tổng chiều dài đƣờng tỉnh lộ, huyện lộ và các đƣờng giao thông nông thôn khác có trên 834 km, song tỷ lệ đƣờng nhựa, đƣờng bê tông còn chƣa cao.

b. Thủy lợi

Toàn huyện có trên 66 trạm bơm cục bộ với 94 tổ máy bơm các loại, hệ thống tuyến kênh các loại dài 203,96 km (trong đó kênh loại I chiếm 12,93%, kênh loại II chiếm 23,8%, kênh loại III chiếm 63,5% chiều dài các tuyến kênh) đảm nhiệm tƣới tiêu kịp thời cho diện tích gieo trồng.

c. Giáo dục và Đào tạo

Tăng cƣờng cơ sở vật chất, đồ dùng thiết bị cho các trƣờng học và nâng cao chất lƣợng dạy và học đối với từng bậc học. Đến nay, có 40/44 trƣờng đạt chuẩn quốc gia. Chất lƣợng giáo dục đại trà đƣợc nâng lên.

e. Y tế

Năm 2017 , huyện Gia Bình 14/14 xã đạt chuẩn y tế quốc gia giai đoạn 2. Tỷ lệ ngƣời dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 79%. Tỷ lệ suy dinh dƣỡng của trẻ em dƣới 5 tuổi 7,6%, giảm 0,4% so 2016. Thực hiện tốt các chƣơng trình y tế quốc gia nhƣ: tiêm chủng mở rộng miễn dịch cơ bản cho trẻ em đạt 100% kế hoạch, tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai đạt 100% kế hoạch,...

f. Văn hóa và Thể dục - thể thao

Làm tốt công tác trang trí, tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị trọng tâm của huyện và các ngày lễ lớn của dân tộc.

Hƣớng dẫn, chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện quản lý tốt các lễ hội đầu Xuân đảm bảo thiết thực, tiết kiệm; kiện toàn 09 Ban quản lý di tích lịch sử cấp Quốc gia; Phối hợp thực hiện tốt công tác trùng tu tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa nhƣ: Đền Tam Phủ, Lăng mộ Cao Lỗ Vƣơng, Chùa Thiên Thƣ.

Xây dựng kế hoạch tổ chức Đại hội thể dục, thể thao huyện lần thứ V, năm 2017 - 2018 và chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức Đại hội theo kế hoạch. Tiếp tục phát triển phong trào tập luyện thể thao quần chúng, duy trì các lớp năng khiếu TDTT tuyến huyện, xã, thị trấn, các CLB văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao.

g. Năng lượng

Nguồn năng lƣợng sử dụng hiện nay của huyện chủ yếu là điện năng. Hiện nay 100% xã, thị trấn có điện lƣới quốc gia; có trên 500,10 km đƣờng dây truyền tải điện trung thế, hạ thế; có trên 141 trạm biến áp, đảm bảo an toàn cho việc cấp điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt; hoàn thành 8 tuyến đƣờng điện chiếu sáng đô thị; số hộ sử dụng điện đạt 100% số hộ.

h. Bưu chính, viễn thông

Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành bƣu chính viễn thông trong những năm qua đã tăng nhanh chóng. Thông tin liên lạc đảm bảo thông suốt 24/24 giờ cho 14 xã, thị trấn. Riêng tại bƣu điện huyện liên lạc quốc tế thuận tiện, nhanh chóng và thông suốt liên tục, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lãnh đạo, quản lý, sản

xuất và đáp ứng tốt nhu cầu về thông tin liên lạc của nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)